Chuyển đến nội dung chính

Ngày Valentine, Chocolat và Cây CACAO

Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng Hai Dương lịch, tại Hoa Kỳ có ngày lễ Valentine, được mệnh danh là ngày của Tình Yêu; tuy không phải là ngày lễ nghỉ nhưng người Mỹ vẫn giữ phong tục gửi tặng nhau hoa, thiệp và thường kèm theo kẹo chocolat dưới dạng quả tim đỏ thắm! Chocolat, món quà hiếm tại Việt Nam, nhưng rất rẻ tại Hoa Kỳ, được chế biến từ cây Cacao và cây này còn cung cấp thêm nhiều dược liệu khác nữa! 
Ngày Valentine, Chocolat và Cây CACAO
Nguốn gốc của ngày Valentine đã được kể lại như sau: ‘Thời xa xưa, tại Âu châu có phong tục cứ vào giữa tháng Hai, dịp ngày lễ Lupercalia, những thanh niên mình trần, bôi máu trên người chạy đuổi bắt các cô thiếu nữ, đùa giớn trong những cánh đồng, dùng những sợi dây làm bằng da trừu để trói các cô gái mà mình ưa thích. Ðể xóa bỏ ngày lễ ngoại đạo này, Ðức Giáo Hoàng Gelasius, vào cuối thế kỷ thứ 5, đã lập ra ngày lễ Thánh Valentine (một Vị Giám mục tử đạo vào Thế kỷ thứ 3), và phong Thánh Valentine làm Thánh Bổn Mạng cho những ׳cặp tình nhân’.

Theo truyền thuyết thì Giám mục Valentine đã làm phép hôn phối một cách bí mật cho những cặp tình nhân, chống lại lệnh cấm dưới thời Hoàng đế Claudius II (Ông này cấm làm đám cưới trong thời chiến tranh!). Bị tù và trong thời gian chờ bị hành quyết, Valentine đã đón nhận tình yêu của cô con gái người coi tù, cô này bị mù và đã được Valentine chữa cho sáng mắt. Vào buổi chiều tối trước ngày hành quyết ông đã viết bức thư cuối cùng cho cô gái và ký tên: ‘từ Valentine của em’ (from your Valentine) và từ đó Tình Yêu có thêm một tình sử (Giáo Hội Công Giáo, đã bỏ ngày lễ Thánh Valentine, và loại tên Valentine ra khỏi danh sách những vị Thánh theo truyến thuyết, mà không thể xác định được sự chính xác..) 

Trong thời gian này, Châu Âu chưa biết đến Chocolat! nhưng tại phía bên kia của Trái đất, những đôi tình nhân Mayan (tại Mexico) và tổ tiên của họ đã biết uống nước chocolat chế từ hạt cacao trong những dịp lễ thành hôn.

Hơn 1000 năm sau ngày Valentine chết, nhà thám hiểm Tây ban Nha Cortes đã đổ bộ lên bãi biển Mexico, nếm thử Chocolat và biết thêm được là Hoàng đế dân Aztec, Montezuma đã uống nước chocolat thật đặc trước khi đến thăm các bà vợ và các cung phi, mỹ nữ! 

Chocolat trở thành món hàng thời thượng, quý giá tại Âu châu từ thế kỷ 17 đây là món hàng xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu và được xem là phương thuốc bổ óc, kích thích tình dục!

Thiệp chúc Valentine được sản xuất hàng loạt tại Anh, và Hãng Cadbury là hãng đầu tiên đã tung ra thị trường Hộp kẹo Chocolat, trang hoàng hình ảnh. Và Nữ hoàng Victoria đã mở rộng thêm ý nghĩa của ngày Valentine không chỉ dành riêng cho những đôi tình nhân mà còn cả cho Cha mẹ và Con cái.

Ngày Valentine nay đã trở thành Ngày của Tình Yêu và là ngày tiêu thụ Chocolat nhiều nhất trong năm Năm nay (2002), trong dịp Valentine, người Mỹ sẽ chi khoảng 800 triệu đô la về Chocolat từ những viên kẹo đơn giản, rẻ tiền đến những hộp kẹo, làm bằng thủ công cầu kỳ đắt giá. 

Cây Cacao và Chocolat: 

Cây Cacao, tên khoa học: Theobroma cacao L. thuộc họ Thực vật Sterculiacaea hay Byttneriaceae. 

Cây thuộc loại tiểu mộc có thể cao từ 6 đến 12m tùy điều kiện thổ nhưỡng. Cây non cần bóng mát (tại Nam Mỹ Cacao non được trồng dưới bóng cây Chuối và cây Cao-su) Lá có phiến tròn, dài 20-30 cm, cuống lá phù ở hai đầu. Hoa nhỏ, mọc ở thân và các nhánh lớn: cánh hoa màu trắng có sọc đỏ, có 10 nhụy màu đỏ đậm: 5 lép, 5 có thể sinh sản. Hoa được thụ tinh tự nhiên nhờ một loại sâu đặc biệt, sống nơi cây. Chỉ một số ít hoa phát triển thành quả.; mỗi cây cacao cung cấp khoảng 30 quả/ năm Quả (hay pod) thuôn như hình dưa chuột, dài 15-25 cm, u nần, màu vàng rồi chuyển sang đỏ, có thể thu hái quanh năm: Quả có vỏ dày, thịt màu trắng đục chứa 40-50 hạt nằm sát nhau thành một khối. 

Nhà thực vật Linnaeus, vồn là người ưa thích chocolat, đã đặt tên cho cây là Theobroma = Thức ăn của các Vị Thần. Theobroma có đến 22 loài, tất cả đều có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, có 2 loài đã được trồng: Theobroma bicolor, trồng tại Mexico, Ba Tây cung cấp Pataxte, có thể uống riêng hay pha với chocolat, và T. Cacao cung cấp chocolat. 

Danh từ Cacao được dùng để gọi chung Cây và Hạt (đôi khi còn gọi sai trong Anh ngữ là cocoa). Hạt sau khi đi qua một tiến trình chế biến phức tạp gồm rang, lên men, nghiền sẽ trở thành chocolat. Hạt sau khi được ly trích chất béo để lấy bơ cacao, phần còn lại được bán dưới tên bột cocoa hay pha thành nước uống: nước chocolat! 

Thành phần hóa học: 

Quả Cacao, chứa khoảng 55% bơ-cacao (cocoa butter), được nghiền thành một khối nhão gọi là nước cốt chocolat = liquor chocolate, và được ép bằng máy thủy lực để trích bơ cacao. Bơ này còn gọi là Theobroma butter vẫn còn mùi chocolat, có thể được khử mùi nếu cần. Bánh còn lại sau khi ép được phơi khô, nghiền thành bột cacao (cocoa powder) chứa 22% chất béo. Loại bột cacao chế biến hay alkalinized cocoa được cho là có mùi, màu và vị thơm, dễ tan hơn. 

Cacao chứa: 

- Hơn 300 hợp chất dễ bay hơi: những hợp chất tạo mùi quan trọng nhất là những esters aliphatic, Polyphenols, Carbonyls thơm. Các polyphenols tan trong nước (5-10%) như epicatechol, leucoanthocyanins và anthocyanins, bị phân hủy trong các giai-đoạn chế biến, tạo thành màu đỏ đặc biệt là ‘cocoa red’.

- Các amine có hoạt tính sinh học: Phenyl-ethyl amine, Tyramine, Tryptamine, Serotonine.. 

- Các alkaloids: Theobromine (0.5-2.7%); Caffeine (0.025%), Trigonelline. Một alkaloid mới nhất vừa được ly trích từ Cacao là Anandamine có tác dụng tạo sự khoan khoái dễ chịu. 

- Các tannins catechin 

Vị đắng của Cacao là do ở phản ứng giữa các Diketopiperazines với Theobromine trong quá trình rang. 

Theobromine hay 3,7-dimethylxanthine, được chế tạo trong kỹ nghệ từ vỏ quả cacao 

Bơ cacao chứa các glycerides, phần chính gồm các acids oleic, stearic và palmitic.. Khoảng 3/4 các chất béo trong bơ cacao ở dạng monounsaturates. 

Ðặc tính dược học: 

- Theobromine, alkaloid chính trong Cacao, có những hoạt tính tương tự như Caffeine. Theobromine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, nhưng có tính lợi tiểu mạnh hơn, kích thích tim và làm giãn nở động mạch vành mạnh hơn caffein. 

- Dùng liều cao Theobromine, dưới dạng Chocolat xậm, trong suốt 1 tuần, không gây phản ứng sinh học đáng kể nơi người khoẻ mạnh bình thường (Clin Pharmacol Ther No 37- 1985).

- Các chế phẩm từ Cacao được dùng rất nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm: Bột cacao và sirop dùng làm chất tạo mùi vị, Bơ cacao dùng làm tá dược trong thuốc nhét hậu môn (suppository) và nhét phụ khoa, dùng trong thuốc mỡ (ointment).

- Bơ cacao, được xem là một chất chống oxy-hóa, có tác dụng trung hoà cholesterol trong máu nhờ ở hàm lượng cao stearic acid, không làm tăng LDL nhưng làm tăng HDL. 

- Nghiên cứu của JM Geleijnse và LJ Launer tại Rotterdam, 1999 (Archives of Internal Medicine No 159-1999) ghi nhận Catechins trong Cacao (dưới dạng Chocolat) có những khả năng bảo vệ chống bệnh tim mạch, ung thư mạnh hơn trong trà xanh gấp 4 lần (?) Các tác giả đã phân tích các catechins trong chocolat, trà và tìm thấy: chocolat xậm (53.5 mg/100g); chocolat sữa (15.9 mg/100g), trà đen (13.9/100g). Ngoài ra Catechins trong Chocolat thuộc loại (+) Catechin và (-) Epicatechin; trong khi đó Trà đen chứa nhiều (-) epicatechin gallate.

Ðộc tính của Cacao: 

- Cacao được xem là hoàn toàn không có độc tính trong những liều lượng bình thường. 

- Một báo cáo ghi trong Medical Sciences Bulletin No 7-1985 cho biết: Trường hợp một con chó ăn 2 pounds Chocolat vụn (chip) đã bị kích ứng qúa mức, co giật và sau đó chết vì trụy hô hấp có lẽ do ở ngô độc theobromine/caffein. 

- Bơ cacao có thể gây phản ứng kiểu dị ứng. 

- Cacao có chứa một lượng rất nhỏ Safrole một chất gây ung thư trong danh sách cấm dùng của FDA.

- Những bệnh nhân bị Hội chứng Ruột dễ mẫn cảm (Irritable bowel syndrome) không nên dùng Chocolat và các sản phẩm chứa cacao. 

Cacao trong Kỹ nghệ Chocolat: 

Tuy Cacao đã được các thổ dân Trung và Nam Mỹ như Mayan, Izapan, Aztec sử dụng từ hàng chục thế kỷ nhưng mãi đến khi các tay thực dân Tây ban Nha xâm chiếm Mexico thì hạt Cacao mới trở thành món uống chinh phục Âu châu. Tên gọi của loại nước uống làm từ hạt Cacao có lẽ là do ở sự ‘pha trộn’ ngôn ngữ giữa tiếng Maya chocol (=nóng) và tiếng Nahualt alt (=nước) để tạo ra danh từ Tây ban nha chocolalt. Và danh từ này sau đó được dùng để gọi tất cả những thức uống chế biến từ hạt cacao. 

Chocolat thật sự đến với Âu châu vào 1544, trong một buổi tiệc khi Kekchi Maya từ Guatamala đến gặp Vua Tây ban Nha Philip II, mang theo các phẩm vật gồm Chocolat, Bắp. Từ 1585, hạt Cacao đã trở thành sản phẩm trao đổi thương mãi, và đến 1644, chocolat được xem là một vị thuốc tại Rome. Y sĩ Paolo Zacchia đã mô tả Chocolat như vị thuốc nhập từ Bồ đào Nha, qua ngõ West Indies, với tên gọi Chacolata. 

Tại Pháp, người đầu tiên uống chocolat, được ghi lại, là Alphonse de Richelieu (thế kỷ 17), anh của Vị Hồng Y nổi danh cùng tên. Người Pháp chỉ biết đến chocolat từ những người Do thái bị trục xuất khỏi Tây ban Nha, di cư sang vùng Bayonne. Cho đến thế kỷ 18, người Pháp vẫn uống chocolat có thêm ớt (!) theo kiểu Mexico, nhưng cũng thêm đường, quế và vanilla.

Nhà máy chế tạo Chocolat đầu tiên tại Hoa Kỳ được thiết lập vào 1765 tại Dorchester, Massachusetts 

Nhu cầu Chocolat lên cao khiến cho nguồn cung cấp từ Mexico trở nên thiếu và các nhà thực dân đã khai phá để trồng Cacao tại các đảo vùng Caribbean như Jamaica, Trinidad và tại Venezuela. Sau đó người Bồ đào Nha phát triển trồng Cacao tại Ba Tây, và đem sang Tây Phi Châu. Ðến đầu thế kỹ 20, cacao được trồng tại Sri Lanka, Mã lai, Indonesia, Tân Guinea. Hiện nay Tây Phi (Ivory Coast, Ghana, Cameroon và Nigeria) là nguồn cung cấp cacao chính, giống cacao đắng Forastero chiếm khoảng 80% thị trường. 

Cho đến cuối thế kỷ 18, chocolat được uống và ăn dưới các dạng viên ngậm, thêm vào cà-rem, ăn tráng miệng. Và chocolat được dùng nguyên vẹn, chứa nhiều chất béo (hạt cacao thô chứa đến 50% chất béo tính theo trọng lượng). Ðến 1828 nhà sản xuất Hòa lan, Van Houten đã chế được hệ thống ép loại được đến 2/3 chất béo khỏi hạt cacao. Phần lấy được dễ tan và dễ tiêu hóa hơn sau đó cũng Van Houten đã phát minh được thêm phương pháp kiềm hóa (alkalizing hay Dutching), dùng Potassium carbonate trong quy trình chế biến..để có được loại chocolat vị dịu hơn và màu xậm hơn. 

Bơ cacao lấy ra, sau khi trộn với bột hạt tạo ra một khối mềm có thể đổ khuôn, và trở thành cứng khi làm lạnh nhưng lại dễ tan khi bỏ vào miệng! Năm 1842, Anh em Cadbury đã bán chocolat đóng thành bánh và 1847 Nhà sản xuất Fry đã đưa ra thị trường ‘Chocolat Délicieux à manger’. Giá của chocolat vẫn còn khá đắt cho đến 1876, khi nhà sản xuất Thụy sĩ Henri Nestlé tìm được phương pháp pha chế chocolat với sữa bột. Thuy sĩ đã chiếm ngự thị trường ‘Milk Chocolat’, cho đến đầu thế kỷ 20. 

Phương pháp chế tạo Chocolat gồm những công đoạn phức tạp và cần đến những thiết bị đắt tiền: 

Nguyên liệu là hạt cacao, nhập từ những nơi sản xuất dưới dạng hạt đã lên men, phơi khô: có khoảng 30 loại hạt cacao khác nhau, và nhà sản xuất sẽ tự đặt ra phương thức pha trộn (blending) giữa các loại hạt để có mùi vị vửa ý. 

Sau khi rửa sạch, giai đọan đầu tiên là Rang hạt (roasting): đây là công đoạn quan trọng để tạo ra mùi, làm giảm bớt độ ẩm trong hạt đến một độ đã được định để sử dụng trong công đoạn kế tiếp. Rang cũng giúp dễ tách bỏ vỏ để lấy được phần lõi của hạt (hay nib). Ðây là phần được dùng để chế tạo Chocolat có thể sẽ được kiềm hóa, thêm mùi vị và màu sắc. 

Nib sau đó được nghiền (grinding) thành khối nhão. Trước đây dùng cối đá theo kiểu của người Aztec, nhưng ngày nay các máy nghiền bằng kim loại với các hệ thống kiểm soát nhiệt độ tối tân đã được sử dụng. Nhiệt độ rất quan trọng vì khi nghiền, nhiệt tạo ra sẽ gây phóng thích chất béo hay bơ cacao. Khối nhão sau khi qua máy nghiền sẽ ở dạng nuớc lỏng gọi là chocolate liquor: đây là thành phần chính để chế tạo các loại chocolat. 

Khi làm lạnh và đông lại, dịch lỏng này sẽ thành chocolat không có vị ngọt (unsweetened chocolate). Một số dịch lỏng được dùng để chế Cacao. Ðể chế tạo plain chocolate, dịch lỏng được trộn với đường cát đã tán mịn, bơ cacao được thêm vào để tạo dạng.

Giai đoạn sau cùng được gọi là conching hay đúng hơn là sấy (conching vì hệ thống dùng đá cong như vỏ sò, conch= loại sò, để đưa đẩy tới-lui khối chocolat dưới nhiệt độ 55- 85 độ C) đồng thời xoay liên tục. Ðây là giai-đoạn tạo mùi vị, giảm hạ độ ẩm, loại bớt thêm chất béo có thể kéo dài từ vài tiếng đến cả tuần, tùy hương vị được gia thêm thường là vanilla. 

Milk Chocolate = Chocolat trộn sữa được chế biến theo phương thức: Sữa tươi cô đặc lại thành khối cứng chứa 30-40% sữa; thêm đường; hỗn hợp này được cô đặc trong chân không (vacuum) thành một hợp chất 90%. Hợp chất này được trộn với chocolate liquor và sau đó được chế biến theo quy trình: thêm bơ cacao, trộn, tinh chế và sấy (conching): nhiệt độ conching thấp hơn (45-60 độ C) và kéo dài hơn để tránh cho lactose đóng cục. 

White chocolate lả loại chocolat không chứa chocolate liquor, chế tao từ bơ cacao được làm bốc hơi, pha trộn với sữa, đường và trích tinh vanilla. Loại white chocolate có vị ngọt và dạng kem sệt.. 

Các nhà sản xuất Chocolat nổi tiếng trên thế giới: 

- Hà lan: Droste, van Houten.. 

- Thụy sĩ: Lindt, Suchard.. 

- Pháp: Menier.. 

- Anh: Fry, Cadbury, Rowntree.. 

- Hoa Kỳ: Walter Baker (thành lập từ 1779) và Hershey.. 

Giá trị dinh dưỡng của Bột Cacao 

(100 gram chứa) 

- Calories 229 

- Chất đạm 19.6 g 

- Chất béo 13.7 g 

- Các khoáng chất; 

- Calcium 128 mg - Sắt 13.86 mg 

- Magnesium 499 mg - Phosphorus 734 mg 

- Potassium 1.524 mg - Sodium 21 mg 

- Kẽm 6.81 mg - Ðồng 3. 788 mg 

- Manganese 3.83 mg 

- Các Vitamins 

- Beta carotene 20 IU 

- Thiamine (B1) 0.078 mg 

- Riboflavin (B2) 0.241 mg 

- Niacin (B3) 2.185 mg 

- Pantothenic acid 0.254 mg 

- Pyridoxine 0.018 mg 

- Folic acid 32 mcg 

Tài liệu sử dụng: 

- Whole Foods Companion (Dianne Onstad) 

- The Oxford Companion to Food (Alan Davidson) 

- PDR for Herbal Medicines (Medical Economics Company) 

- The Review of Natural Products (Facts and Comparison) 

- Pharmacognosy (Evans) 

- The Oregonian Feb 5, 2002 

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.