Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Phụ Nữ

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TRE

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bộ phận làm thuốc của cây tre là tinh tre, tinh tre thường được lấy tốt nhất vào mùa đông: Chặt cây tre xuống, cưa lấy từng đoạn ngắn (ống) bỏ mắt, dùng dao sắc cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Sau đó lại cạo mạnh để lấy lớp phơn phớt xanh, được các sợi mỏng hay bột đem phơi khô. Khi nào dùng thì tẩm nước gừng sao qua. Tinh tre (trúc như) có vị ngọt, tính hơi lạnh, thanh nhiệt, mát huyết khỏi nôn. Thường dùng chữa trị chứng cảm sốt, muốn nôn mửa, chảy máu cam, băng huyết, đái ra máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẤT HỒNG BÌ CHỮA HO GÀ

* Đặc tính: - Cây hồng bì có tên khoa học là Clauxena Lasnium, thuộc họ cam quýt, là một cây ăn quả quen thuộc của nhân dân ta. Cây cao khoảng 3 - 5m, cành sần sùi, lá xanh to, dài khoảng 35cm, hoa màu trắng mọc thành chùm ở ngọn. Cây ra hoa vào đầu mùa hè (khoảng tháng 4), có quả vào các tháng 6 - 10. Quả hồng bì chín màu vàng nâu, mọng, đường kính khoảng 1,5cm, có vị ngọt, chua, thơm ngon rất đặc biệt. - Trong Đông y, người ta gọi quả hồng bì gần chín đem về bổ dọc phơi nắng cho khô là quất bì hay hồng bì; rễ cây hồng bì nạo lấy vỏ, rửa sạch, phơi khô gọi là hổng bì căn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÍ NGÔ CHỮA THIẾU SỮA

* Đặc tính: Bí ngô còn được gọi là bí đỏ, bí ử, là một loại quả phổ biến và bổ. Bí ngô không chỉ là thức ăn mà còn là vị thuốc chữa một số chứng bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP CHỮA BỆNH SỞI

* Đặc tính: - Mướp là loại cây dây leo, thường mọc lan trên giàn, hoa nụ và quả dùng nấu canh, xào rất ngon. - Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng: protid, glucid, muối khoáng và nhiều loại vitamin. - Đông y gọi mướp là “ty qua”, có Vị ngọt, tính bình, gọi xơ mướp là "ty qua lạc”. Lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ÍCH MẪU ĐIỀU KINH NGUYỆT

* Đặc tính: - Là một vị thuốc có vị đắng, hơi cay, tính bình, có nhiều hữu ích với chị em phụ nữ. * Công dụng: 1. Chữa huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình: - Hạt muồng sao 15g - Dành dành 15g - Mộc thông 15g Tất cả sắc lấy nước uống với 4g ích mẫu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MỘC NHĨ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Mộc nhĩ có nhiều loại và có nhiều tên gọi khác như nấm, dâu, nấm cây bồ kết, nấm cây hoè, nấm cây liễu, nấm kim... - Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, hơi độc, có tác dụng, ích khí, mạnh chí, nhẹ mình, làm mát và cầm máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA HIÊN CHỮA VÀNG DA DO TÍCH RƯỢU

* Đặc tính: - Hoa hiên là một loại gia vị thường để tẩm thức ăn. - Hoa hiên có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng làm yên ngũ tạng, trừ thấp nhiệt, an thai, lợi tiểu, tán hỏa, sáng mắt, nhẹ mình.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HẸ CHỮA CHỨNG XUẤT HUYẾT

* Đặc tính: - Củ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt còn nâu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay vào 3 kinh: can, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hành khí, tán độc. Hạt nhẹ có tính ấm, vị cay ngọt, vào kinh can thận bổ can, thận, tráng đương. - Cây hẹ ngoài công dụng, làm gia vị cho món ăn còn là một dược liệu phòng, chữa rất nhiều bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÙI CHỮA LOÉT NIÊM MẠC LƯỠI

* Đặc tính: - Rau mùi còn gọi là rau ngò ta, phân biệt với ngò tây (ngò gai). - Rau mùi được gieo trồng làm rau thơm ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn. - Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu sởi mọc được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MĂNG CỤT, SAN NHÂN

QUẢ MĂNG CỤT TRỊ TIÊU CHẢY * Đặc tính và công dụng: - Quả măng cụt được trồng nhiều ở Nam Bộ, vỏ quả cây măng cụt có vị chát. thường dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày: sắc 10 - 20g vỏ quả măng cụt lấy nước uống. SA NHÂN CHỮA TỲ VỊ KHÍ TRỆ * Đặc tính: - Sa nhân là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh thông thường. - Sa nhân có vị cay, tính ấm, hơi rét, có tác dụng trừ lạnh làm ấm bụng, tiêu khí trệ, bớt nôn đầy, mạnh tỳ vị...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHẾ TRỊ BỆNH PHONG NGỨA

* Đặc tính: - Cây khế dễ trồng, nhanh được ăn quả. Khế có hoa nhỏ, chùm màu tím, trắng. Quả khế được dùng trong bữa ăn, ăn sống có tác dụng giải khát. - Quả khế có vị chua ngọt, hơi chát, có tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, phong nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÚP ỔI CHỮA BỆNH BẠCH ĐỚI

* Đặc tính: Cây ổi thường được nhân dân trồng lấy quả trên những vùng đất có nhiều mối, đất cằn. Cây ổi có thân trơn, hoa trắng từng chùm, lá cứng có gân nổi, có nhiều cành và rất giai dòn. Búp ổi có chất chát, sát trùng rất tốt, được dùng trong nhiều phương thuốc trị bệnh hay.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA MÀO GÀ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Hoa mào gà được nhân dân trồng làm cảnh và để lấy hoa chữa bệnh. - Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát. Hạt mào gà có vị đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ RÁY CHỮA MỤN NHỌT

* Đặc tính và công dụng: - Củ ráy rất ngứa, có độc, tính lạnh, chủ yếu chữa bệnh ngoài da. - Chữa mụn nhọt, đau sưng trĩ, trượt ngã bị thương, rắn cắn: giã củ ráy đắp vào chỗ đau. Bị sưng vú giã củ ráy với cám rồi đắp. - Chữa mề đay, đau ngứa, lở da chảy nước (chân) dùng nước nấu tắm rửa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MẬN CHỮA KHÍ HƯ BẠCH ĐỚI

* Đặc tính: - Quả mận được nhiều người ưa thích. Quả mận khi chín chuyển từ màu xanh sang màu tím thẫm, có vị chua chát, tính bình, ăn ít thì bớt đau nóng khớp xương, nhưng ăn nhiều thì sinh nóng âm ỉ trong bụng. - Rễ mận có tính lạnh. Nhân hạt mận có vị đắng, tính bình. Hoa mận thơm, vị đắng. Nhựa mận có vị đắng, tính lạnh. Lá mận có vị chua, tính bình.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐINH LĂNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ CON

* Đặc tính: - Cây định lăng được nhiều gia đình trồng làm cây cảnh, lá dùng để ăn sống kèm với các món ăn. - Cây định lăng cao khoảng 1 - 1,5m, thân nhỏ, xù xì. Lá định lăng nhỏ, nhọn ở đuôi lá, có vị bùi, đắng thơm, hơi mát. Rễ, củ định lăng vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát.