* Đặc tính:
- Rau mùi còn gọi là rau ngò ta, phân biệt với ngò tây (ngò gai).
- Rau mùi được gieo trồng làm rau thơm ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn.
- Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu sởi mọc được.
* Công dụng:
1. Chữa loét niêm mạc lưỡi:
- Lá mùi 20g
- Lá húng chanh 20g
Tất cả rửa sạch, ngâm nước muối, nhai kỹ, nuốt nước từ từ, rất công hiệu.
2. Chữa khó tiêu, râm râm đau bụng sau khi ăn:
- Rau mùi 1 nắm
- Vỏ quýt 8 - 10g
Tất cả sắc lấy nước thuốc uống khi còn ấm.
3. Chữa chứng cạn sữa:
Lấy 6g quả rau mùi cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc ra chia đều làm 2 phần uống 2 lần trong ngày.
4. Chữa kiết lỵ:
Lấy một vốc hạt mùi, sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần (nếu đi lỵ ra máu thì uống kèm với nước đường, còn đi phân nhầy thì uống với nước gừng).
5. Chữa mẩn đỏ ngứa đau ở trẻ:
Lấy rau mùi vò nát, xát lên chỗ mẩn ngứa hoặc giã nát vắt lấy nước cốt bôi lên vùng mẩn đỏ ngứa.
6. Làm đẹp da:
Lấy cành, thân, lá, rễ, hoa, quả (cây mùi đã già) cho vào nồi nấu nước tắm, da dẻ sẽ trở lên mịn màng, sáng đẹp.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Rau Mùi
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - MÙI
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÙI
Nhận xét
Đăng nhận xét