* Đặc tính:
- Cây hồng bì có tên khoa học là Clauxena Lasnium, thuộc họ cam quýt, là một cây ăn quả quen thuộc của nhân dân ta. Cây cao khoảng 3 - 5m, cành sần sùi, lá xanh to, dài khoảng 35cm, hoa màu trắng mọc thành chùm ở ngọn. Cây ra hoa vào đầu mùa hè (khoảng tháng 4), có quả vào các tháng 6 - 10. Quả hồng bì chín màu vàng nâu, mọng, đường kính khoảng 1,5cm, có vị ngọt, chua, thơm ngon rất đặc biệt.
- Trong Đông y, người ta gọi quả hồng bì gần chín đem về bổ dọc phơi nắng cho khô là quất bì hay hồng bì; rễ cây hồng bì nạo lấy vỏ, rửa sạch, phơi khô gọi là hổng bì căn.
* Công dụng:
1. Chữa ho gà:
- Quất bì (hồng bì) 50g
- Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g
- Củ sả 50g
- Kinh giới 50g
- Cam thảo 50g
- Củ bách bộ 50g
- Ô mai 50g
- Cát cánh 50g
- Hạnh nhân 50g
- Bạc hà 50g
Tất cả sắc nhiều lần, lấy nước đặc thêm đường nấu thành xiro, mỗi lần uống 1 - 5 thìa cà phê, tuỳ theo tuổi và tình hình bệnh nặng hay nhẹ.
2. Chữa sốt, giải cảm nắng:
Lấy 20 - 30g lá quất hồng bì, phơi khô, sắc uống nóng cho ra mồ hôi.
3. Chữa đau bụng:
Lấy hạt hồng bì phơi hoặc sấy khô, tán bội, mỗi lần uống 6 - 10g, ngày uống 2 - 3 lần.
4. Chữa rắn cắn:
- Hạt hồng bì 20g
- Dây bông xanh 50g
- Lá bông vàng 50g
Tât cả dùng tươi, giã nhỏ, thêm ít nước cho vào miếng vải mỏng, vắt lấy nước dùng xoa bóp, bã đắp vào chỗ rắn cắn.
5. Phục hồi sức khoẻ phụ nữ sau khi sinh đẻ:
- Vỏ thân hồng bì 30g
- Rễ sử quân 20g
- Khế chua 20g
Tất cả thái nhó, phơi khô, sao vàng, sắc với 40ml nước, thu 100ml nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 3 - 4 ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Hồng Bì
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - HỒNG BÌ
Nhận xét
Đăng nhận xét