Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Thận

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - RAU OM

Rau Om, còn gọi là rau Ngổ (Limmophila cromatica (Lour.) Merr.) thuộc họ hoa Mỏm sói (scrophulariaceae). Mô tả: Cây thảo, mập, dòn, rỗng ruột, có nhiều lông, Rễ ở các mắt bên dưới. Lá đơn không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn độc ở kẽ lá, không đều nằm trên một cuống dài 1,5cm. Đài hình cuống, chia thành 5 răng, dài 4 - 5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt, gần như bằng nhau. Nhị 4, có chi nhị ngắn. Nhị có vòi nhẵn, đầu nhụy chẻ đôi. Quả nang hình trứng, không lông, nằm trong đài chứa nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có mùi thơm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GÒN

Gòn có khi còn gọi là cây Bông gòn (Ceiba pentandrua (L) Gaertn. vạr. indiea (DC.) Bakh.) thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Mô tả: Cây lớn có thân tròn thẳng, cao tới 20 – 30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh. Lá kép chân vịt có 5 - 8 lá chét hình thuôn, gốc và chóp lá đều nhọn. Hoa hợp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thùy, mặt trong có lông nhung. Tràng 5, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị 5, chỉ nhị chẻ đôi. Bầu hình nón, không lông, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy hình đĩa có 5 thùy hình răng. Quả khô, hình bắp thịt mở thành 5 mảnh. Vỏ quả có nhiều lông trắng dài.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHÓ ĐẺ, CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (DIỆP HẠ CHÂU)

CHÓ ĐẺ Chó đẻ hay Chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri L.) thuộc họ Thâu dầu (Cuphorbisceae). Mô tả: Cây thảo cao 10-40cm, ít khi chia nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc ở dưới, nguyên, xếp 2 dãy, có mũi nhọn, nhẵn; mỗi cành nom như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính ở kẽ lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái; hoa cái có cuống dài hơn. Quả nang nhẵn, hình cầu dẹp, có đài còn lại, đường kính 2 mm, chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 hạt. Hạt hình tam giác có cạnh dọc và lằn ngang.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Bài 1 - Thành phần: Dưa hấu 250 gam, tỏi 2 củ. - Cách chế: Tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào trong dưa hấu đem hấp chín. - Công hiệu: Chữa viêm tiểu cầu thận cấp tính. - Cách dùng: Chia ăn 2 lần trong ngày.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỪA

Quả dừa bổ tim, lợi tiểu Dừa có nhiều nước, vị ngọt, củi ăn giòn thơm, giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Chất dinh dưỡng trong nước dừa khá phong phú, bao gồm vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, kali, magiê, natrl, các chât khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị. Cùi dừa trắng như ngọc, ăn giòn và thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, lượng lipid, protein càng nhiều, các thứ quả khác khó sánh được.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - DƯA HẤU

Dưa hấu - chúa tế của các loài dưa trong mùa hè Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây". Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát bổ, được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Dân gian đã có câu "Ngày hè ăn 3 miếng dưa hấu, thuốc thang các loại không cần tới". Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong cuốn "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu..