CHÓ ĐẺ
Chó đẻ hay Chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri L.) thuộc họ Thâu dầu (Cuphorbisceae).
Mô tả: Cây thảo cao 10-40cm, ít khi chia nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên, màu xanh mốc ở dưới, nguyên, xếp 2 dãy, có mũi nhọn, nhẵn; mỗi cành nom như một lá kép lông chim gồm nhiều lá chét. Hoa đơn tính ở kẽ lá, màu lục nhạt, không có cánh hoa. Hoa đực có cuống ngắn, sắp xếp ở phía dưới các hoa cái; hoa cái có cuống dài hơn. Quả nang nhẵn, hình cầu dẹp, có đài còn lại, đường kính 2 mm, chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh 2 hạt. Hạt hình tam giác có cạnh dọc và lằn ngang.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dại trên các đất hoang, ruộng vườn. Phổ biến rộng rãi hơn là loài Chó đẻ răng cưa thân đỏ.
Đến mùa hè thu, thu hái toàn cây, rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng dần. Thường dùng tươi.
Hoạt chất và tác dụng: Người ta đã chiết được trong cây các lignan: phyllanthin, niranthin, nirtetralin và phyltetralin. Phyllanthin là một chất đắng có độc đối với cá. Chó đẻ làm tăng mãnh liệt sự bài tiết nước tiểu cũng như kinh nguyệt nhưng không gây hại gì. Ở nhiều nước Viễn đông cũng đã sử dụng những tính chất này của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây là do có một tỷ lệ cao chất bồ tạt. Ở Ấn Độ, toàn cây làm thuốc đắp trị các bệnh ký sinh ngoài đa. Rễ nghiền trong nước, lẫn sửa làm thuốc lợi sữa.
Theo Y học cổ truyền, Chó đề có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, chữa bệnh ngoài da, rắn rết cắn. Từ lâu nhân dân ta vẫn dùng làm thuốc điều kinh sửa huyết và thông kinh, trục ứ. Dùng ngoài đắp mụn nhọt, lở ngứa ngoài da. Các công dụng khác cũng như Chó đẻ răng cưa.
Cách dùng: Ngày dùng 8-16g cây khô sắc uống hoặc vò và giã nát lấy nước uống tươi. Dùng ngoài giã nát đắp hoặc lấy nước cốt bôi.
CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Còn gọi là cây Chó đẻ, Diệp hạ châu (Phyllanthusurinaria L.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hay sống dai, cao 20 – 30cm, có thân màu đỏ, thường phân nhánh nhiều; nhánh có góc, có cạnh. Lá mọc so le, xếp hai dãy sát nhau, nên mỗi nhánh nom như một lá kép lông chim, mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới màu mốc mốc, hình thuôn, bầu dục hay trái xoan ngược. Hoa mọc ở kẽ lá: hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành, tất cá hầu như không cuống hoặc có cuống ngắn. Quả nang hơi đỏ, hình cầu, có gai nhỏ, chứa 6 hình tam giác sôcôla nhạt.
Mùa hoa quả: tháng 4 - 8.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang khắp nơi, ở tỉnh nào cũng có gặp, thường thấy ở các đồi bãi, các vườn. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.
Hoạt chất và tác dụng: Trong cây các axit, các tritecpen, một vài ancaloit và các dẫn xuất phenol. Gần đây, người ta đã trích được từ lá 4 chất hóa học: axit ellagic, axit gallic, 1 axit phenolic và 1 flavonoit. Chất đầu không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng. Axit phenolic và chất flavonoit có tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ. Còn có một, chiết xuất tinh gọi là coderaxink; đã được dùng để chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.
Y học dân gian đã sử dụng Chó đẻ răng cưa làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, bệnh về ruột và các bệnh ngoài da. Còn dùng chữa rắn cắn, bệnh lỵ, bệnh của phụ nữ sau khi sinh.
Cách dùng: Chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, lở ngứa: lấy 20 - 40g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã đắp. Chữa rắn rết cắn: Cành lá tươi nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. Chữa chàm má: giã nát đắp. Chữa tưa lưỡi: Giã vắt lấy nước cốt bôi. Chữa sản hậu ứ huyết: ngày dùng 8 – 16g cây khô sắc uống. Cây tươi còn dùng giã đắp lên những đầu khớp xương sưng đau.
Chó đẻ răng cưa còn dùng chữa bệnh về gan, đau mắt, ỉa chảy.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Nhận xét
Đăng nhận xét