Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Tiêu Hóa

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐẠI BI

Còn gọi là Từ bi, Đại ngãi (Blumea balsamifera (L.) DC.) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây nhỏ cao khoảng 2m. Thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có thể có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở kẽ lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bé có lông. Toàn cây có mùi thơm của long não. Cây ra hoa vào tháng 3 - 4, có quả tháng 5 – 6.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐẠI

Còn gọi là Sứ, Bông sứ, Sứ trắng (Plumeria rubra L. cv scutifolis) thuốc hụ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 2 – 3m. Lá to, mọc so le, có chóp nhọn, gân hình lông chim. Vào các tháng 11, cành nhánh trơ lá vì lá bị rụng đi (nên có tên là Sứ cùi). Cụm họa hình ngù ở ngọn cành. Hoa màu trắng ở mép, vàng ở mặt trong, thơm, Quả đại dài 10 - 15cm. Hạt có cảnh mỏng. Toàn cây có nhựa mủ. Còn có loại hoa đỏ cũng thường được trồng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DÂY GIUN

Còn gọi là cây quả Giun, quả Nấc (Quisqualis indica L.) thuộc họ Bàng (Combretaceae). Mô tả: Cây bụi, có cành mảnh, mọc tựa vào cây khác. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay lõm. Cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành. Đài hình ống dài, trên có 5 thùy. Tràng có 5 cánh họa, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành hồng rồi đỏ. Nhị 10 dính, thành 2 vòng. Bầu dưới, một ô. Quả dài 35mm, dày cỡ 20mm, có 5 cạnh lối theo chiều đọc, khi chín màu nâu sẫm, chỉ chứa một hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỦ CHÓC

Còn gọi là Bán hạ nam, Ba chìa, Nam tinh (Typhonium triobatum Schott) thuộc họ Ráy (Araceae). Mô tả: Cây thảo cao 30 - 50cm, có thân củ gần hình cầu. từ củ mọc lên những lá hình lưỡi mác chia làm 3 thùy hình trái xoan dài; cuống lá phình thành bệ. Cụm hoa là một bông mo; mo có phần ống thuôn và phần thùy hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ hồng. Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình giúi. Bông mo có mùi thối, Quả mọng hình trứng. Cây ra hoa đầu mùa thu.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ GỪNG

Còn gọi là Cỏ ống, Cỏ gà, Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L. Pers.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cảnh, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3- 4cm, hợi có màu lam. Cụm hoa gồm 2 - 5 bông hình ngón tay, mảnh, dài 2,5 - 5cm màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng hợp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ CÚ

Còn gọi là Cỏ gấu, Củ gấu, Hương nhụ (Cyperus rotundius L.) thuộc họ Cói (cyperaceae). Mô tả: Cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, thịt màu nâu nhạt, có nhiều đốt và có lông. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán, xếp toả ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh màu xám.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÁCH

Còn gọi là Vọng cách, Bọng cách (Premna integrifolia Roxb.) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây gỗ nhỏ, phân nhánh có khi mọc leo, thường có gai. Lá rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan-bầu duc, đáy tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, nhiều, màu trắng lục xám, hợp thành ngủ ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen, rộng cỡ 3-4mm, có 4 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BƯỞI

Bưởi (citrus grandis (L.Osb.) thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây to cao đến 10m. Cành có gai nhỏ dài đến 7 cm. Lá hình trái xoan, hai đầu tù, mép nguyên dày; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả hình cầu, đường kính 15 – 30 cm, có cùi rất dày, trong, thường có 12 múi; cơm quả chua hay ngọt, màu trắng vàng hay hồng tùy giống. Cây ra hoa kết quả hầu như quanh năm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BẠC HÀ

Bạc hà (Mentha aruensis L.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaeeae). Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30 - 0,70m thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4 - 6 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng cưa thô sơ. Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn cây có lông và có mùi thơm (tránh nhầm với cây môn). Bạc hà thuộc họ Ráy có cuống lá dùng nấu canh và thái ăn sống.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Bài 1 - Thành phần: Trám tươi 100 gam. - Cách chế: Bỏ hạt giã nát, hòa ít nước, vắt lấy nước. - Công hiệu: Chữa ngộ độc do ăn nấm độc (cũng có thể giải độc cá nóc). - Cách dùng: Uống ngày 2-3 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM DẠ DÀY, VIÊM RUỘT

Viêm dạ dày, ruột cấp tính Bài 1 - Thành phần: Táo tây 2 quả, mật ong 20 ml. - Cách chế: Táo rửa sạch, hấp cách thủy cùng với mật ong trong 20 phút. - Công hiệu: Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính. - Cách dùng: Ăn táo cùng mật ong hết trong 1 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU

Bài 1 - Thành phần: Phật thủ , cam tươi 30 gam. - Cách chế: Rửa sạch, thái lát, đổ nước sắc. - Công hiệu: Chữa khó tiêu hóa. - Cách dùng: Uống ngày 2 lần (sáng, chiều).

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA NẤC

Bài 1 - Thành phần: Vải 7 quả. - Cách chế: Đốt tồn tính cả quả, tán thành bột. - Công hiệu: Chữa nấc. - Cách dùng: Uống với nước lã đun sôi.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CHỮA NÔN MỬA

Bài 1 - Thành phần: Hồng khô 200 gam, rượu trắng vừa đủ dùng. - Cách chế: Hồng đốt tồn tính, tán thành bột. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định chứng nôn mửa. - Cách dùng: Mỗi lần uống 6 gam với rượu.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - ĐAU BỤNG

Bài 1 - Thành phần: Vỏ quả hồ đào xanh 60 gam, rượu 250 ml. - Cách chế: Ngâm vỏ hồ đào trong rượu, nút kín 7-10 ngày. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh đau dạ dày do vị khí kém. - Cách dùng: Uống mỗi lần 3-5 ml rượu, ngày 2 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MẬN

Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn Quả mận thường có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua vừa ngọt, giòn, nhiều nước, được nhiều người ưa thích. Người Trung Quốc gọi mận là lý. Lý với đào đi đôi với nhau thành “đào lý”, thường được ví với những gì tốt đẹp, chẳng hạn như cảnh đẹp thì có “xuân phong đào lý”; người đẹp “tươi như đảo lý”. Người chân thành, trung thực có sức thu hút cũng được ví với đào lý, chẳng hạn như: “Đào lý không nói mà người dưới vẫn tự đến thành lối mòn”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - PHẬT THỦ

Quả phật thủ - vị thuốc nhiều tác dụng Trái phật thủ khá to, có mùi thơm đậm đà thầm kín, để lâu vẫn giữ được mùi thơm. Người Trung Quốc xưa thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu, thậm chí cùng để lâu trong nhà với nấm linh chỉ cho mùi hương phảng phất mãi không tan. Quả và hoa phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả phật thủ chẳng những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày. Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ thường xanh, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngăn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa 2-3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ SUNG, QUẢ VẢ

Sung, vả: Lợi hầu họng, bổ dạ dày, chữa kiết ly Người Trung Quốc gọi sung, vả là “quả không hoa”. Thực ra, chúng có hoa nhưng hoa rất nhỏ, nằm ẩn bên trong đế hoa. Đế hoa chính là “quả” vả, “quả” sung như người ta vẫn thường gọi. Sung, vả chín ăn thơm mát. Từ quả đến lá, thân, cành 2 loại cây này đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ, táo bón... Cành và lá chứa nhiều men tiêu hóa, được dùng làm thuốc bổ trợ chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Người mặc bệnh táo bón, trĩ ngày ăn tươi vài quả chín sẽ thông tiện, tiêu viêm. Phụ nữ ít sữa có thể ninh chân giò lợn với quả sung, vả ăn cho nhiều sữa. Rễ sắc lấy nước chữa hầu họng sưng đau. Lá nấu lấy nước rửa ngoài chữa hậu môn nứt nẻ.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CAU

Quả cau giáng khí, trị giun Người Trung Quốc gọi cau là tân lang. Cái tên ấy đi củng với một truyền thuyết khá lý thú trong dân gian. Truyền thuyết kể rằng, thời Viêm Đề (tức Thần Nông) có cặp vợ chồng, vợ tên là Tân, chồng tên là Lang. Lang vừa đẹp trai vừa thông minh, dũng cảm, chuyên trừ hại cho dân, được nhân dân yêu mến. Một con quỷ gian ác, xảo quyệt đã tìm cách hãm hại Lang. Tân thương chồng ôm xác khóc lóc thảm thiết mãi không chịu rời. Cả hai hóa thành một cây mọc thẳng đứng, trên dưới to nhỏ bằng nhau, có đốt như tre mà không hề rỗng, không có cành ngang, chẳng hề nghiêng ngả, dáng hình yểu điệu, ra hoa thành chùm, quả sai chi chít. Người đời sau lấy tên hai vợ chồng Tân - Lang để đặt tên cho loài cây ấy.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CHANH

Chanh - trái cây làm đẹp Chanh thuộc họ cam quýt, có hàm lượng vitamin C rất cao, ngoài ra còn chứa đường, canxi, phốt pho, sắt, các loại vitamin B1, B2, A, P, các loại axit hữu cơ, dầu bay hơi, cồn, glucoxit... Do chanh giàu vitamin nên có thể hạn chế và hạ huyết áp, làm dịu căng thẳng thần kinh, trợ giúp tiêu hóa, phân giải độc tố trong cơ thể. Uống nước chanh thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, hoại huyết. Nước chanh chứa nhiều axit citric, có thể phòng và chữa sỏi thận, làm giảm bớt sỏi ở người sỏi thận mạn tính. Việc ngậm chanh giúp trắng răng. Chanh cũng có tác dụng điều trị khá tốt đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, rỗi loạn tiêu hóa...