Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Cảm Sốt

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ CÚ

Còn gọi là Cỏ gấu, Củ gấu, Hương nhụ (Cyperus rotundius L.) thuộc họ Cói (cyperaceae). Mô tả: Cỏ sống dai, cao 20-30cm. Thân rễ phình lên thành củ, màu nâu thẫm hay nâu đen, thịt màu nâu nhạt, có nhiều đốt và có lông. Lá hẹp, dài, có bẹ. Hoa nhỏ mọc thành tán, xếp toả ra hình đăng ten ở ngọn thân. Quả ba cạnh màu xám.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHUA ME ĐẤT HOA VÀNG

Còn gọi là Chua me hoa vàng, Chua me ba chìa (Oxalis corniculata L.) thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae). Mô tả: Cỏ mọc bò sát đất. Thân mảnh, thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Lá có cuống dài mang 3 lá chét móng hình tim. Hoa mọc thành tán gồm 2 -3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng. Quả nang, thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu. Cây ra hoa vào các tháng 5 -7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÁT LỒI

Còn có tên là Mía đỏ, Đọt đắng (Costus speciosus (Koenig) Smith) thuộc họ gừng (Zimgiberaceae). Mô tả: Cây thảo cao chừng 1m trở lên, có thân xốp. Thân rễ to, nạc. Lá mọc so le, có bẹ. Lá non thường mọc thành một đường xoắn ốc, mặt dưới của lá có lông mịn. Cụm hoa ở ngọn thân mang nhiều họa màu trắng, có lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt đen.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CAM THẢO ĐẤT

Còn gọt là Cam thảo nam (Seoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophuloriaceae). Mô tả: Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm, có thân nhẵn hóa gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, mầu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt. Ra hoa vào mùa hạ.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ GAI LEO

Cà gai leo hay Cà vạnh, Cà quính (Solanum procumbens Lour.) thuộc họ Cà (Solanaceue). Mô tả: Cây nhỏ leo, dài tới 1m hay hơn, phân cành nhiều và có rất nhiều gai cong màu vàng, các cành non phủ lông hình sao. Lá mọc so le, hình trứng hay thuôn, nguyên hay chia thùy, hai mặt lá có màu khác: mặt dưới phủ lông tơ và lông len màu trắng, có gai; phiến dài 3-4 cm, rộng 1,2 – 2 cm, cuống đài 4-5 ram. Hoa mầu tím nhạt hợp thành xim ở nách lá gồm 2-5 hoa, ít khi 7-9 hoa. Quả mọng hình cầu, màu vàng, nhẵn bóng, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BƯỞI

Bưởi (citrus grandis (L.Osb.) thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây to cao đến 10m. Cành có gai nhỏ dài đến 7 cm. Lá hình trái xoan, hai đầu tù, mép nguyên dày; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả hình cầu, đường kính 15 – 30 cm, có cùi rất dày, trong, thường có 12 múi; cơm quả chua hay ngọt, màu trắng vàng hay hồng tùy giống. Cây ra hoa kết quả hầu như quanh năm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BẠC HÀ

Bạc hà (Mentha aruensis L.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaeeae). Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30 - 0,70m thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4 - 6 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng cưa thô sơ. Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn cây có lông và có mùi thơm (tránh nhầm với cây môn). Bạc hà thuộc họ Ráy có cuống lá dùng nấu canh và thái ăn sống.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - CẢM MẠO, CẢM CÚM, CẢM NẮNG, CẢM NÓNG

Chữa cảm mạo, cảm cúm Bài 1 - Thành phần: Nho tươi 200 gam, mật ong vừa đủ. - Cách chế: Nho giã nát, lọc lấy nước, cho vào siêu đất sắc đặc, tra mật ong, khuấy đều. - Công hiệu: Chữa cảm, miệng khô khát. - Cách dùng: Hòa thêm nước sôi, uống thay chè.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM PHẾ QUẢN

Bài 1 - Thành phần: Lê 1 quả, hồ tiêu 10 hạt. - Cách chế: Lê bỏ hạt, đặt hạt tiêu bên trong quả lê, nước lượng vừa phải, nấu kỹ. - Công hiệu: Điều trị viêm phế quản. - Cách dùng: Ăn lê và uỗng nước, mỗi ngày 2 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM PHỔI

Bài 1 - Thành phần: Rễ chuối tiêu 120 gam, muối ăn một ít. - Cách chế: Giã nát rễ chuối, vắt lấy nước, đun nhỏ lửa cho nóng. - Công hiệu: Chữa viêm phổi. - Cách dùng: Tra muối, uống lúc nước còn ấm, mỗi ngày 2-3 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MẬN

Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn Quả mận thường có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua vừa ngọt, giòn, nhiều nước, được nhiều người ưa thích. Người Trung Quốc gọi mận là lý. Lý với đào đi đôi với nhau thành “đào lý”, thường được ví với những gì tốt đẹp, chẳng hạn như cảnh đẹp thì có “xuân phong đào lý”; người đẹp “tươi như đảo lý”. Người chân thành, trung thực có sức thu hút cũng được ví với đào lý, chẳng hạn như: “Đào lý không nói mà người dưới vẫn tự đến thành lối mòn”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CHANH

Chanh - trái cây làm đẹp Chanh thuộc họ cam quýt, có hàm lượng vitamin C rất cao, ngoài ra còn chứa đường, canxi, phốt pho, sắt, các loại vitamin B1, B2, A, P, các loại axit hữu cơ, dầu bay hơi, cồn, glucoxit... Do chanh giàu vitamin nên có thể hạn chế và hạ huyết áp, làm dịu căng thẳng thần kinh, trợ giúp tiêu hóa, phân giải độc tố trong cơ thể. Uống nước chanh thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, hoại huyết. Nước chanh chứa nhiều axit citric, có thể phòng và chữa sỏi thận, làm giảm bớt sỏi ở người sỏi thận mạn tính. Việc ngậm chanh giúp trắng răng. Chanh cũng có tác dụng điều trị khá tốt đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, rỗi loạn tiêu hóa...

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ BƯỞI

Giá trị chữa bệnh của bưởi Múi bưởi chứa caroten, các vitamin B1, B2, C, axit hữu cơ, canxi, phôt pho, sắt, đường... Vỏ bưởi có chứa chất dầu bay hơi, chất gluccoxit đặc trưng. Hạt bưởi chứa dâu lipid, aceton, este. Theo Đông y, múi bưởi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng kiện tỳ, giảm ho, tan đờm, chữa rối loạn tiêu hóa, đau đầy bụng, khó tiêu, đau khớp hoặc dị ứng mẩn ngứa da, sa ruột... Dùng 100 gam bưởi, 30 gam rượu, 30 gam mật ong đem hầm cách thủy ăn có tác dụng chữa ho, long đờm. Bưởi giúp tiêu hóa tốt hơn và chữa say rượu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CỦ ẤU

Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ Cây củ ấu là một loài thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng, ấu 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất đinh dưỡng. Cuốn “Danh y biệt lục” viết: “Củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÍA

Mía: Thang thuốc phục mạch trong thiên nhiên Nhà thơ đời Đường là Vương Duy từng viết: “Bão thực bắt tu sầu nội nhiệt, đại quan hàm hữu giá tương hàn” (Ăn no xin chớ lo nội nhiệt, quan lớn hãy còn nước mía hàn). Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ QUẤT

Quả quất: Làm dễ tiêu, tan đờm Quất từ lâu đã được người Trung Quốc dùng ăn tươi, làm mứt, có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, tiêu hóa thức ăn, lợi dạ dày. Cây quất lá xanh dày, quả vàng óng sai chỉ chít, còn là loại cây cảnh đẹp trong nhà.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - DƯA HẤU

Dưa hấu - chúa tế của các loài dưa trong mùa hè Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây". Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát bổ, được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Dân gian đã có câu "Ngày hè ăn 3 miếng dưa hấu, thuốc thang các loại không cần tới". Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong cuốn "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu..

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUÝT

Quýt: Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về quýt. Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với “cát” có nghĩa là may mắn và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm tân hôn, cô dâu chú rể tục ăn quýt với ý nghĩa mong sớm sinh ra quý tử.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỘC HOẠT

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA CỐT BÌ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn già căn (Hòa Hán Dược Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).