Còn gọt là Cam thảo nam (Seoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophuloriaceae).
Mô tả: Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm, có thân nhẵn hóa gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, mầu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt. Ra hoa vào mùa hạ.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Nơi sinh sống và thu hái: Cây mọc khắp nơi ở đất hoang, ven đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng bạt. Thu hái cây quanh năm. Đào toàn cây, cả rễ, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Hoại chất và tác dụng: Trong cây có một ancaloit và một chất đắng, còn có nhiều axit silixic và một hoạt chất gọi là ameliri Không có hoạt chất của Cam thảo bắc.
Y học cổ truyền xem Cam thảo đất là vị thuốc có vị hơi ngọt, đắng, tính mát, có tá dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng. Thường dùng chữa cảm sốt nóng nhiều, phát ban sởi, mụn nhọt, lở ngứa. Có thể dùng thay Cam thảo bắc để chữa sốt, say nắng, giải độc cơ thể. Để tươi, chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng.
Cách dùng: Ngày dùng 8-12g khô, hoặc 20-40g tươi. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Cam thảo đất là vị thuốc thường dùng trong toa căn bản.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Cam Thảo
Nhận xét
Đăng nhận xét