Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Cảm Sốt

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG CAY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng cay có vị cay, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn dùng chữa các chứng cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, chứng ăn không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẤT HỒNG BÌ CHỮA HO GÀ

* Đặc tính: - Cây hồng bì có tên khoa học là Clauxena Lasnium, thuộc họ cam quýt, là một cây ăn quả quen thuộc của nhân dân ta. Cây cao khoảng 3 - 5m, cành sần sùi, lá xanh to, dài khoảng 35cm, hoa màu trắng mọc thành chùm ở ngọn. Cây ra hoa vào đầu mùa hè (khoảng tháng 4), có quả vào các tháng 6 - 10. Quả hồng bì chín màu vàng nâu, mọng, đường kính khoảng 1,5cm, có vị ngọt, chua, thơm ngon rất đặc biệt. - Trong Đông y, người ta gọi quả hồng bì gần chín đem về bổ dọc phơi nắng cho khô là quất bì hay hồng bì; rễ cây hồng bì nạo lấy vỏ, rửa sạch, phơi khô gọi là hổng bì căn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KIM NGÂN HOA TRỊ HUYẾT ÁP CAO

* Đặc tính: Kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera Faponica, thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae). Kim ngân hoa thuộc loại dây leo quấn, cành non có nhiều lông thường và lông tiết. Lá mọc đối, nguyên, hình xoan, xanh tốt quanh năm kể cả mùa đông giá rét, nên nó còn có tên khác là nhẫn đông. Hoa tụ tán 2 hoa ở mỗi nách lá, vành hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển thành vàng, trên xẻ thành môi: môi trên 1 thuỳ, môi dưới 2 thuỳ. Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 8. Kim ngân hoa mọc hoang ở rừng núi miền Bắc, ở độ cao từ 1000-1500 mét so với mặt nước biển và có thể trồng được khắp 3 miền nước ta. Cây này có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hột và cho leo trên giàn, vừa cho bóng mát, làm cảnh, vừa cho thuốc. Trong hoa và lá kim ngân chứa luteotin, lá chứa lonicerin, hoa chứa loganin, pinen. geraniol, acid chloroegemc, linalool, inositol. Hoa có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, lọc máu, chống nấm, chống ung bướu. Linalool có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, trị ngứa lở, mụm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÀNH NGẠNH CHỐNG BÉO BỆU

* Đặc tính: Cây lành ngạnh còn có tên là thành ngạnh, hoàng ngu mộc, hoàng ngu trà, cây cỏ ngọn, họ măng cụt. Cây thân mộc (gỗ), cao 10 - 15m. Cây mọc hoang ở những đồi thấp, ráo, không mọc nơi ẩm thấp, cây có gai, to ở quanh gốc, gọi là ngạnh. Thân cây có màu vàng như da con bò, gọi là hoàng ngu mộc. Lá non được dùng thay trà gọi là hoàng ngu trà. Lá hình mác, dài 12 - 20 cm, rộng 4 - 5cm. Lá non có nhiều lông tơ, màu đỏ, gọi là cây đỏ ngọn. Cây có vị, ngọt, đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU DỪA NƯỚC

* Đặc tính: - Rau Dừa nước thường mọc hoang ở ven các hồ, ao. - Rau Dừa nước có vị ngọt, nhạt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, mát máu, giải độc, chữa cảm sốt, ho khan, sưng lở...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ BẠC HÀ CHỮA DỊ ỨNG, MỀ ĐAY

* Đặc tính: Bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng phong nhiệt, ra mồ hôi, giải cảm, sốt nhức đầu nôn mửa không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HƯƠNG NHU CHỮA CẢM NẮNG

* Đặc tính: Hương nhu có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hương nhu thường được các gia đình trồng làm cây thuốc trong nhà để xông hơi khi bị cảm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỎ LÁ TRE (ĐẠM TRÚC DIỆP) CHỮA SƯNG LỢI

* Đặc tính: Có lá tre có vị ngọt nhạt. tính mát, được dùng như lá tre. * Công dụng: Chữa sốt nóng, sốt cao đột, mê sảng, co giật, viêm đường tiết niệu, nước tiểu đỏ, miệng lỏ, răng đau, lợi sưng. - Có lá tre 10 - 16g - Bột thạch cao 12g - Bột sắn dây 20g Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU TẦN DÀY LÁ CHỮA CẢM CÚM

* Đặc tính: - Rau tần dày lá còn có tên gọi là húng chanh, tên khoa học là Coléus Aromaticus Benth. - Lá tựa hình bầu dục, dày, có nhiều lông tơ, mép lá có khía, vò lá nhẹ có mùi thơm hăng hắc dễ chịu, vị chua chua, cay nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY TÍA TÔ CHỐNG THẤP KHỚP

* Đặc tính: - Tía tô là cây gia vị thân quen trong bữa ăn hàng ngày, tên khoa học là Permila Frutescens. - Tía tô chứa nhiều vitamin E, C và các chất khác nên được dùng làm thuốc uống và bôi ngoài da.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SẢ

* Đặc tính: - Sả là một cây gia vị được nhân dân ta dùng phổ biến, đồng thời cũng là một cây thuốc trừ cảm cúm và trừ côn trùng tốt. Đây là một cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi. Cây có thân rễ (củ) màu trắng hoặc hơi tím. Lá sả dài hình hơi giống lá lúa, có bẹ hơi ráp. Trong lá sả có chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citroniola. Toàn cây có tinh dầu thơm mát rất dễ chịu. - Theo Đông y, sả có vị the, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ DƯA CHUỘT CHỮA BỆNH VÀ LÀM ĐẸP

* Đặc tính: - Dưa chuột là một loại quả rất giàu hàm lượng canxi, tính hàn, vị ngọt, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát da thịt, lợi tiểu, chữa phù thũng, sưng trướng, kiết lỵ do nhiệt gây nên, đau bụng do ruột bị kích thích và dưỡng da. - Dưa chuột rất thích hợp cho trẻ em chậm lớn nhưng không phù hợp với những người tỳ vị hư hàn, thận hư yếu và huyết áp cao.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHÂN TRẦN CHỮA BỆNH VÀNG DA

* Đặc tính: - Cây nhân trần thường được trồng thu hái làm chè thanh nhiệt uống quanh năm. - Nhân trần có vị đắng, the, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, làm ra mồ hôi...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - SẦU RIÊNG CHỮA VIÊM GAN VÀNG DA

* Đặc tính: Sầu nêng là một loại quả rất ngon, nhìn tựa quả mít. Sâu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh Nam – Trung. Ăn sầu riêng vừa bổ, vừa kích thích sinh dục và tình dục Hạt sầu riêng có chất rất bổ, rang nướng hay luộc ăn chín, hoặc có thể dùng làm mứt, kẹo. * Công dụng: Chữa cảm sốt, viêm gan vàng da: Dùng lá và rễ sầu riêng 30 - 40g, với lá và rễ cây đa 20 - 30 sắc uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA NHÀI CHỮA ĐAU MẮT SƯNG ĐỎ

* Đặc tính: - Hoa nhài thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh, lấy hoa để tẩm ướp trà. - Hoa nhài, lá nhài có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ CHANH CHỮA CHƯỚNG BỤNG

* Đặc tính: - Cây chanh được dùng ở trong vườn, thường được dùng để pha nước giải khát, dùng trong các bữa cơm hàng ngày. - Cây chanh không cao, nhiều cây có tán rộng, thân cây nhỏ và có nhiều cành. Cây chanh trổ hoa vào tháng hai và đến tháng 6 là ra quả. Hoa chanh nhỏ, chùm màu trắng. Quả chanh có vị rất chua, tính lạnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CHUA ME ĐẤT CHỮA SỐT CAO

* Đặc tính: - Cây chua me đất mọc ở trong vườn, ngoài đồng, mọc lan trên mặt đất. Lá cây chua me đất nhỏ, chia khoảng 3 cánh. Hoa chua me đất màu trắng. Quả dài hình vuông, có lông. Dùng chua me đất chế biến món ăn thay vị chua khác. - Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÁ CHỮA CẢM SỐT

* Đặc tính và công dụng: - Rau má thường mọc hoang nhiều ở các bờ ruộng, trong vườn, nhiều người thường hái về luộc, muối ăn. - Rau má mọc lan trên mặt đất, lá hình tròn, màu xanh đậm, thích nghi với điều kiện ẩm ướt. - Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, côn cào trong bụng, nóng ruột, nhiệt xuất u nóng, đau bụng dưới, không muốn ăn, trẻ em cam nhiệt, sưng tấy, mụn nhọt nở ngứa. Dùng rau má giã nhỏ, vắt lấy nước cốt hoà thêm dường vào uống, hoặc sắc uống.