Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

CHỮA BỆNH TAI MŨI HỌNG

Viêm tai giữa cấp tính Bài 1 Thành phần: Vỏ thạch lựu tươi 1 quả. Cách chế: Rửa sạch, thái vụn, giã nát vắt lấy nước. Công hiệu: Điều trị viêm tai giữa cấp tính. Cách dùng: Lấy nước vỏ lựu nhỏ tai.

CHỮA BỆNH MẮT

Đau mắt hột viêm tấy Thành phần: Lê tươi 2 quả. Cách chế: Đem rửa sạch, để sẵn dùng. Công hiệu: Chữa đau mắt hột viêm tấy. Cách dùng: Cắt từng lát lê đắp lên mắt, sau 2 giờ lại thay 1 lần.

CHỮA BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG

Đau răng Bài 1 Thành phần: Hạnh nhân vài hạt. Cách chế: Đốt tồn tính, tán nhỏ để sẵn dùng. Công hiệu: Chữa đau răng do bị sâu. Cách dùng: Nhét bột hạnh nhân vào lỗ răng sâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ SUNG, QUẢ VẢ

Sung, vả: Lợi hầu họng, bổ dạ dày, chữa kiết ly Người Trung Quốc gọi sung, vả là “quả không hoa”. Thực ra, chúng có hoa nhưng hoa rất nhỏ, nằm ẩn bên trong đế hoa. Đế hoa chính là “quả” vả, “quả” sung như người ta vẫn thường gọi. Sung, vả chín ăn thơm mát. Từ quả đến lá, thân, cành 2 loại cây này đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ, táo bón... Cành và lá chứa nhiều men tiêu hóa, được dùng làm thuốc bổ trợ chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Người mặc bệnh táo bón, trĩ ngày ăn tươi vài quả chín sẽ thông tiện, tiêu viêm. Phụ nữ ít sữa có thể ninh chân giò lợn với quả sung, vả ăn cho nhiều sữa. Rễ sắc lấy nước chữa hầu họng sưng đau. Lá nấu lấy nước rửa ngoài chữa hậu môn nứt nẻ.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ TRÁM CHUA

Quả trám chua Trám chua có cùi cứng, mới ăn vào có vị chua chát, nhai lâu mới thấy thơm miệng, ăn rồi còn dư vị. Cùi và nhân hạt trám đều có thể dùng làm thuốc. Cùi có những chất dinh dưỡng như protein, lipid, đường, vitamm C, canxi, phốt pho, sắt... Nhân hạt chứa nhiều lipid, có thể ép thành dầu. Trám vị chua, ngọt, tính ấm, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu, tan đờm, sinh tân dịch, chữa khô khát, khai vị, giáng khí, trừ phiền, tỉnh rượu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi: Trám là thứ quả “sinh tân dịch, giảm phiền khát, trị đau đầu, đau họng; nhai nuốt lấy nước có thể giảm ngộ độc, dị ứng do ăn cua cá”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỨA

Bí mật chữa bệnh của quả dứa Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn đễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ LÊ

Quả lê - chuyện xưa và nay  Chuyện xưa kể lại rằng: Vua Đường Huyền Tông từng bị ho  nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực, họng khô, miệng khát, giọng  khản đặc, thầy thuốc trong cung chữa mãi không khỏi. Nhà vua  giận lắm, ra lệnh cho ngự y trong bảy ngày phải chữa khỏi, nếu  không sẽ nghiêm trị. Các thầy thuốc trong cung ăn ngủ không yên,  thấp thỏm chờ ngày mất đầu. Một ngự y già lo sợ sinh ôm, nằm  liệt giường. Học trò đem lê đến thăm thầy. Khi biết lý do thầy ngã  bệnh, anh học trò phẫn uất định đầu độc Đường Huyền Tông, bèn  bảo vợ thầy thái vụn lê, nấu kỹ thành cao, còn mình đi mua thuốc  độc định đem về trộn vào để hại vua. Khi mua được thuốc độc trở  về thì không thấy vợ thầy và món cao lê đâu. Thì ra bà vợ đợi lâu  sốt ruột, sai con đem luôn vào cung. Nào ngờ nhà vua ăn món này  xong, bệnh lại khỏi ngay. Vua vui mừng trọng thưởng cho hai thầy  trò ngự y già. 

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỘC HOẠT

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA PHU TỬ

Tác dụng:  Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt. Chủ trị: + Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cước khí. Dùng ngoài, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa ngoài da.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ÍCH MẪU

Xuất Xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Dã Thiên Ma (Bản Thảo Hội Biên), Đại Trát, Phản Hồn Đơn, Thấu Cốt Thảo, Thiên Chi Ma, Thiên Tằng Tháp, Tiểu Hồ Ma, Uất Xú Miêu, Xú Uất Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Đồi Thôi (Xuyến Nhã), Hạ Khô Thảo (Ngoại Đài Bí Yếu), Hỏa Hiêm, Ích Minh (Bản Kinh), Khổ Đê Thảo (Thiên Kim Phương), Ngưu Tần (Xuyến Nhã Chú), Phụ Đảm, Quĩ, Sung Uất Tử, Tạm Thái (Bản Thảo Thập Di), Trinh Úy (Danh Y Biệt Lục), Thổ Chất Hãn, Trư Ma (Bản Thảo Cương Mục), Uất Xú Thảo (Cừu Ân Sản Bảo), Uyên Ương Đằng, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sung Úy Thảo (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THẢO QUẢ

Xuất xứ:  Ẩm Thiện Chính Yếu. Tên khoa học:  Amomum tsaoko Crevost et Lem. Họ khoa học:  Họ Gừng (Zingiberaceae). Mô Tả: Loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5-3m. Thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,5-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm. Lá mọc so le, có lá có cuống, có lá không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá dài 60-70cm, rộng tới 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên. Cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu, dài 2,5-4cm, rộng 1,5-2cm. Vỏ quả ngoài dầy 5mm, quả chia làm 3 ô, mỗi ô có độ 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THẠCH CAO

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Tế thạch (Biệt Lục), Hàn thủy thạch (Bản Thảo Cương Mục), Bạch hổ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Nhuyễn thạch cao (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di), Ngọc đại thạch (Cam Túc Dược Học), Băng thạch (Thanh Hải Dược Học), Tế lý thạch, Ngọc linh phiến, Sinh thạch cao, Ổi thạch cao, Thạch cao phấn, Băng đường chế thạch cao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THƯƠNG TRUẬT

Xuất xứ:  Loại Chứng Bản Thảo. Tên khác: Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THĂNG MA

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Châu Thăng ma (Bản Kinh), Châu ma (Biệt Lục), Kê cốt thăng ma (Bản Thảo Kinh tập Chú), Quỷ kiếm thăng ma (Bản Thảo Cương Mục). Tên khoa học:  Cimicifuga foetida L. Họ khoa học:  Họ Mao Lương (Ranunculacae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - MỘC HƯƠNG

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - MA HOÀNG

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LỆ CHI HẠCH (Hạt Quả Vải)

Xuất xứ:  Bản Thảo Diễn Nghĩa. Tên khác: Đan Lệ (Bản Thảo Cương Mục), Sơn Chi, Thiên Chi, Đại Lệ, Nhuế, Hỏa Chi, Đan Chi, Xích Chi, Kim Chi, Hỏa Thực, Nhân Chi, Quế Chi, Tử Chi, Thần Chi, Lôi Chi, Ly Chi, Cam Dịch, Trắc Sinh, Lệ Chi Nhục, Lệ Cẩm, Thập Bát Nương, Ngũ Đức Tử, Thiên Cấu Tử, Ngọc Tình Tử, Cam Lộ Thủy, Yến Hấp Tử, Sanh Xà Châu, Hải Sơn Tiên Nhân, Đỉnh Tọa Chân Nhân, Phong Y Tiên Tử, Trứu Ngọc Thiên Tương (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LINH DƯƠNG GIÁC

Xuất xứ:  Thần Nông Bản Thảo. Tên khác: Cửu Vĩ Dương Giác, Thô Giác, Thô Dương Giác (Bản Thảo Cương Mục), Hàm Giác (Sơn Hải Kinh), Ma Linh Dương, Nậu Giác, Ngoan Dương Giác, Bàng Linh Dương, Cửu Vĩ Dương (Hòa Hán Dược Khảo), Sừng Dê Rừng (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KÊ NỘI KIM

Xuất Xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Kê Chuân Bì, Kê Hoàng Bì, Kê Tố Tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Màng Mề Gà (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHỔ QUA

Xuất Xứ:  Trấn Nam Bản Thảo. Tên Khác: Cẩm lệ chi, Lại Bồ Đào (Cứu Mang Bản Thảo), Hồng cô nương (Quần Phương Phổ), Lương Qua (Quảng Châu Thực Vật Chí), Lại qua (Dân Gian Thường Dụng Thảo Dược Hối Biên), Hồng dương (Tuyền Châu Bản Thảo), Mướp đắng (Việt Nam).