Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm Thuốc Ngủ-An Thần-Trấn Kinh

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DÂU

Quả dâu dưỡng huyết an thần Quá dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu cũng đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẢNG SÂM

Xuất xứ:  Bản Thảo Tùng Tân. Tên Hán Việt khác: Thượng đảng nhân sâm (Bản Kinh Phùng Nguyên), Liêu đảng, Đài đảng, Giao đảng, Đại sơn sâm, Xuyên đảng sâm, Nam đảng, Nam sơn sâm, Dã đảng-sâm, Chủng đảng sâm, Bạch đảng sâm, Hống đảng sâm, Sư tử bàn đầu sâm, Phòng phong đảng sâm, Lộ đảng-sâm. Tây lộ đảng, Văn nguyên sâm, Thượng đảng sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Trung linh thảo (Thanh Hải Dược Tài), Hoàng sâm (Bách Thảo Kính), Liêu sâm, Tam diệp thái, Diệp tử thảo (Trung Dược Đại Từ Điển), Lộ đảng, Đài đảng, Phòng đảng, Sứ đầu sâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẠI TÁO

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt Lục), Hồng táo (Hải Sư Phương), Can xích táo (Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ, Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu, Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô (Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo (Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo (Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo, Dương cung táo (Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - VIỄN CHÍ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - TOAN TÁO NHÂN

Xuất xứ:  Lôi Công Bào Chích Luận. Tên khác: Táo nhân (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Toan táo hạch (Giang Tô Tỉnh Thực Vật Dược Tài Chí), Nhị nhân, Sơn táo nhân, Điều thụy sam quân, Dương táo nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LONG NHÃN NHỤC

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - DẠ GIAO ĐẰNG (DÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ)

Tên Việt Nam:  Dây Hà Thủ Ô đỏ. Tên Hán Việt khác:  Thủ ô đằng. Tên gọi: Tương truyền về đêm dây của 2 cây Hà thủ ô quấn lại với nhau nên gọi là Dạ giao đằng (Dạ: ban đêm, giao: gặp gỡ nhau, đằng: dây leo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁ TỬ NHÂN

Xuất xứ: Bản Kinh Tên Việt Nam: Hạt cây Trắc bá, hột Trắc bá. Tên Hán Việt khác: Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách thử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc an thần, chữa hắc lào

Các bài thuốc an thần: Bài 1: Lá lạc tiên …………………… 50g Lá vông ……………………… 30g Lá dâu tằm ……………………30g Ngó sen ……………………… 30g Sắc với 150ml nước. Chiều tối uống 40-50ml. Có thể thay ngó sen bằng tâm sen.

CÂY HOA CÂY THUỐC - TRẮC BÁ

Tên khác: Trắc bách - Trắc bách diệp. Cách trồng: Trồng bằng hạt. Mùa xuân gieo hạt vào nơi đất ẩm có nhiều mùn. Bộ phận dùng: Lá, cành nhỏ, hạt. Thu hái, chế biến: Lá và cành nhỏ thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9, 11. Hạt trắc bá hái vào mùa thu và mùa đông, phơi khô, sát bỏ vỏ ngoài lấy nhân phơi khô dùng dần. Công dụng: - Lá trắc bá dùng chữa: nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đái ra máu, phụ nữ rong huyết. - Nhân hạt trắc bá dùng chữa: hồi hộp, mất ngủ hay quên, người yếu hay ra mồ hôi, táo bón.

CÂY HOA CÂY THUỐC - THIÊN LÝ

Tên khác: Hoa thiên lý - Dạ lài hương - Cây hoa lý. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân dài 0,8 - 1m, cuộn tròn, vùi chặt vào nơi đất xốp có nhiều mùn và làm giàn cho leo. Trồng vào mùa xuân tháng 2-3. Bộ phận dùng: Hoa, lá tươi. Thu bái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Dùng làm thuốc an thần, bổ, giải nhiệt, chữa tri, chữa sa dạ con. Liều dùng: 100 - 150g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SÚNG

Tên khác: Củ súng. Khiếm thực nam - Thùy liên. Cách trồng: Trồng bằng thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Thân rễ (củ) phơi khô. Thu hái, chế biến: Thu hái thân rễ vào tháng 9-10 rửa sạch phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Công dụng: Chữa: Đau nhức, đau lưng, môi gối, tai ù, di mộng tinh, tiểu tiện không chủ động. Liều dùng: 10-30g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - SEN

Tên khác: Liên - Quy. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân rễ trong bùn ao vào tháng 11-12. Bộ phận dùng: Ngó sen, nhị sen, lã sen, gương sen, hạt sen, tâm sen, hoa sen. Thu hái, chế biến: Thu hái vào các tháng 7-9. Công dụng: - Hạt sen (tươi hay khô) dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, thanh tâm (nhẹ tim), chữa: lỵ ỉa chảy do tỳ hư, thần kinh suy nhược, di mộng tinh, phụ nữ ra nhiều khí hư. - Tâm sen chữa các chứng: tâm phiền tức ngực, đau nhói ở tim, khó chịu sốt nóng, mất ngủ, di mộng tinh. - Gương sen chữa: tiểu tiện ra máu, phụ nữ đau bụng do ứ mắu, rong huyết. - Ngó sen chữa các chứng: nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện, tiểu tiện ra máu, lỵ, rong huyết, đái dắt, đi tinh, hoạt tinh. - Cánh hoa sen làm thuốc: cầm máu, an thần, đẹp nhan sắc. - Nhị sen làm thuốc chữa: mất ngủ, hồi hộp, di mộng tinh. - Lá sen chữa: phù thũng, nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, rong huyết.

CÂY HOA CÂY THUỐC - KIM ANH

Tên khác: Thích lê – Đường quân. Cách trồng: Trồng bằng cách dâm cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả ương sắp chín. Thu hái, chế biến: Hái quả vào các tháng 8-10 đem phơi khô cho se rồi cho vào thúng dùng gậy khuấy cho gẫy hết gai đem bổ dọc loại bỏ hết hạt rồi phơi khô. Công dụng: Chữa di, mộng và hoạt tinh; người già đi tiểu luôn; trẻ em đái đầm; phụ nữ nhiều khí hư; suy nhược thần kinh. Liều dùng: 6-12g/mgày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - HOA NHÀI

Tên khác: Hoa nhài đơn - Hoa nhài kép - Mạt ly. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân mang rễ vào nơi đất tơi, xốp ẩm. Bộ phận dùng: Rễ và hoa. Thu hái, chế biến: Sáng sớm khi hoa còn đọng sương, hái phơi khô trong râm. Rễ đào quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô. Công dụng: An thần, gây ngủ. Chữa mất ngủ, giảm đau.

CÂY RAU CÂY THUỐC - THỔ CAO LY SÂM

Tên khác: Giả nhân sâm - Thổ nhân sâm - Sâm thảo - Sâm đất - Đông dương sâm. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá tươi và củ khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Trồng được 3 năm đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đồ chín phơi khô. Công dụng: Được dùng làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hoá, an thần. Liều dùng: 20 - 30g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - TÁO

Tên khác: Táo chua - Táo ta - Táo giai. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá, rễ, quả, nhân quả. Thu hái, chế biến: - Lá, rễ thu hái quanh năm. - Quả thu hái vào các tháng 2-3, dùng chế toan táo nhục và táo nhân. + Chế biến toan táo nhục: Chọn quả táo chín vàng đều (tránh giập nát, đem phơi hay sấy ở nhiệt độ 60-65°C đến khi da nhăn nheo, dùng dao bổ tách bỏ hạt, tiếp tục phơi hoặc sấy đến khô. Chú ý: Tránh ruồi nhặng. + Chế biến táo nhân: Hạt táo được tách khỏi thịt đem xay giập ra lấy nhân phơi khô. Khi dùng đem sao đen.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - NHÃN

Tên khác: Long nhãn - Lệ chi nô - Á lệ chi- Mác nhãn (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt nơi đất phù sa ẩm mát. Trồng vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Cùi của quả phơi hay sấy khô. Thu hái, chế biến: Quả thu hoạch vào các tháng 7-8. Chọn ngày nắng ráo hái cả chùm để cả vỏ đem nhúng vào nước sôi độ 1-2 phút lấy ra đem phơi hay sấy ở nhiệt độ 50-60° C. Phơi sấy đến khi lắc quả thấy kêu lóc cóc thì bóc vỏ tách lấy cùi, bỏ hạt và tiếp tục đem phơi hay sấy cho đến khi sờ không dính tay là được. Chú ý: Khi nhúng nước sôi không được để nứt vỏ quả. Khi phơi sấy cùi nhải phải che đậy tránh ruồi nhặng. Công dụng: Long nhãn dùng chữa các chứng hay quên, mất ngủ, hồi hộp, sợ hãi, hốt hoảng. Liều dùng: 16-20g/ngày.

SEN - Cây hoa thủy sinh đặc biệt mỗi bộ phận chữa một bệnh

Sen có khá nhiều tương quan với các Tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo..: Sen được xem là một ‘thánh vật’ (sacred lotus) tại Trung Đông và Đông Á! Phật Thích Ca đã dùng hoa sen để phủ dụ diệu pháp trong dân gian, phép huyền diệu này đã trở thành kinh Phật là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Phương thức tụng: niệm Kinh Liên Hoa là một trong 5 thứ tụng niệm của Nhà Phật. Nơi Tĩnh Thổ, Phật Di Đà lẫy hoa sen làm chỗ ở, nên Tĩnh Thổ còn được gọi là hoa sen. Phật Liên Hoa Quan Âm là một Đức Phật trong 33 vị Quan Âm. Trong Phật giáo, tòa sen hay đài hoa sen (liên đài) còn được gọi là Phật tòa. Đức Thích Ca Như Lai ngự trên tòa sen gọi là Liên Hoa Tam mạt. Vị thế ngồi thiên đặc biệt nhất của Phật giáo là ngồi kiết già hay ‘Lotus position = Vị thế hoa sen’, đây là vị thế ngổi bắt chéo chân, bàn chân ngửa hướng lên trên, đặt trên đùi đối diện, đây là một vị thế khó  ngồi, nhưng lại là một vị thế đặc biệt vì không bị ngã khi đi vào giấc ngủ!

MIMOSA – Hoa trình nữ

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi Vường hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu (Huy Cận) Mimosa hay hoa Trinh nữ (trong thơ của Huy cận và nhạc của Trần Thiện Thanh) còn được gọi là cây Mắc cỡ hay Xấu hổ, có nguồn gốc từ Mỹ châu nhiệt đới, lan truyền đến nhiều nơi tại Á châu và Phi châu nhiệt đới. Cây mọc hoang đại tại Việt Nam, nơi ven đường, bụi cỏ.