Chuyển đến nội dung chính

SEN - Cây hoa thủy sinh đặc biệt mỗi bộ phận chữa một bệnh

SEN - Cây hoa thủy sinh đặc biệt mỗi bộ phận chữa một bệnh

Sen có khá nhiều tương quan với các Tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo..: Sen được xem là một ‘thánh vật’ (sacred lotus) tại Trung Đông và Đông Á!

Phật Thích Ca đã dùng hoa sen để phủ dụ diệu pháp trong dân gian, phép huyền diệu này đã trở thành kinh Phật là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Phương thức tụng: niệm Kinh Liên Hoa là một trong 5 thứ tụng niệm của Nhà Phật. Nơi Tĩnh Thổ, Phật Di Đà lẫy hoa sen làm chỗ ở, nên Tĩnh Thổ còn được gọi là hoa sen. Phật Liên Hoa Quan Âm là một Đức Phật trong 33 vị Quan Âm. Trong Phật giáo, tòa sen hay đài hoa sen (liên đài) còn được gọi là Phật tòa. Đức Thích Ca Như Lai ngự trên tòa sen gọi là Liên Hoa Tam mạt. Vị thế ngồi thiên đặc biệt nhất của Phật giáo là ngồi kiết già hay ‘Lotus position = Vị thế hoa sen’, đây là vị thế ngổi bắt chéo chân, bàn chân ngửa hướng lên trên, đặt trên đùi đối diện, đây là một vị thế khó ngồi, nhưng lại là một vị thế đặc biệt vì không bị ngã khi đi vào giấc ngủ!

Chùa Một cột (Diên Hựu) tại Bắc Việt Nam đã được Vua Lý Thánh Tông cho xây cất vào năm 1049 dựa theo hình tượng hoa sen nở trên mặt hồ.

Với Phật giáo, Sen tượng trưng cho sự tỉnh khiết và Hột sen tượng trưng cho Trường thọ.

Theo huyền thoại Ấn Giáo, hoa sen ngàn cánh tượng trưng cho mặt trời nổi lên từ đại dương vũ trụ và là biểu tượng sự sinh sản linh thiêng của Thần Brahma thoát ra từ một bông sen vàng. Năm cánh hoa biểu tượng cho 5 giai đoạn của Bánh xe Ấn giáo về Đời sống: Sanh ra, Lớn lên, Lập gia đình, Nghỉ ngơi sau thời gian làm việc và Chết

Thần thoại Hy lạp kể rằng: Nàng Lotis xinh đẹp, con gái của Thần Poseidon đã được biến thành một cây sen để bảo vệ Nàng chống kẻ si tình Priapus (biểu tượng cho khả năng tình dục của nam giới).

Tại Trung Hoa, Sen được xem là biểu tượng cho Vẻ đẹp của Phụ nữ, Và Một trong Bát tiên của Thần thoại Trung Hoa là Hà tiên cô (Ho-hsien-ku) luôn luôn có một đóa sen bên cạnh.

Sen cũng có một vị trí đặc biệt trong Văn chương Việt Nam:

‘ Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trẳng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’ (Ca dao)

Hoa Sen được xem như một loài hoa mang những đặc tính tiêu biểu cho người quân tử: dáng hoa đứng thẳng, mọc từ chốn bùn nhơ nhưng mùi lại thơm tho.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, có những câu:

‘Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường’


‘Tiếng sen sẻ động giấc hoè’..


‘Sen vàng lãng đãng như gần như xa’...

Các từ ‘gót sen’, ‘tiếng sen’ và ‘sen vàng’ có lẽ do từ điển tích ‘gót sen vàng’ dùng để chỉ bước đi của người phụ nữ.

Sen, có tên khoa học là Nelumbo nucifera thuộc họ thực vật Nelumbonaceae.

Tên trong Anh ngữ là Sacred Lotus, East Indian Lotus, Lotus lily..

Nelumbo là tên của Sen bằng tiếng Singhalese (Sri Lanka) và nucifera nghĩa là ‘có hột’. Tên Anh ngữ Lotus do từ tiếng DoThái Lof, nghĩa là myrrh (một loại hương).

Cây Sen có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới như Ấn độ, Pakistan, Malaysia, Trung Hoa.. Tại Việt Nam cây mọc trên khắp nơi trong nước trong các hồ ao, đầm nhiều bùn. Tại Nam Việt Nam, Đồng Tháp có lẽ là vùng có nhiều sen nhất. (Tại Hoa Kỳ có loài sen American lotus = Nelumbo luteum, hoa màu vàng và lá nhỏ hơn Sen Á châu, còn có những tên như wafer-chinquapin, water-nut, duck acorn gặp tại các Tiểu bang phía Đông-Nam, từ Florida sang đến Texas. Hạt và Rễ Sen Mỹ đã từng được thổ dân dùng làm thực phẩm).

Cây Sen có thân hình trụ (ngó sen) và rễ mập (củ sen) sống lâu năm. Lá gần như tròn, mọc trải trên mặt nước, trên một cuống dài, lá màu xanh bóng, nổi gân rất rõ. Hoa to trên cuống dài, có nhiều cánh hoa mềm, xếp tỏa tròn đều, màu hồng, trắng (còn gọi là Lotus magnolia = N. alba) hay vàng tùy chủng loại. Hoa có nhiều Nhị (Tua sen) màu vàng và những lá noãn rời, những lá noãn này sau đó thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược màu xanh (gương sen). Mỗi quả chứa 1 hạt. Hạt thuộc loại bế quả trong có một chồi mầm (Tâm sen).

Thành phần dinh dưỡng

Hạt sen và rễ củ sen thường được dùng làm thực phẩm tại Á châu:

Rễ củ Sen (Lotus root): 100 gram phần ăn được chứa:
SEN - Cây hoa thủy sinh đặc biệt mỗi bộ phận chữa một bệnh

Hạt Sen: 100 gram phần ăn được chứa:
SEN - Cây hoa thủy sinh đặc biệt mỗi bộ phận chữa một bệnh

Thành phần hóa học:

Thành phần hóa học thay đổi tùy theo phần của cây:

Lá Sen: chứa nhiều alakaloids (tỷ lệ toàn phần từ 0.2-0.5 %) trong đó có Nuciferin (0.15%) và Roemerin, Coclaurin, d-| armepavin, O-nornuciferin,Liriodenin, Anonain, Pronuciferin, Anneparine. các acid hữu cơ (như gluconic acid, citric acid, malic acid, succinic acid..), tanins, Vitamin C.., các flavonoids (như quercetin, isoquercitrin..).

Ngó Sen: chứa Tinh bột (75%), Asparagin (8%), Arginin, Trigonellin..

Hạt Sen: ngoài thành phần dinh dưỡng trên còn có những alkaloids như Lotusine, Demethyl coclaurine, Liensinine, Iso-liensinine..

Tâm Sen: chứa alkaloids (tỷ lệ toàn phần khoảng 0.89-1.12 %) ngoài 5 alkaloids chính liensi nine, isoliensinine, neferine, lotusine, methylcorypaline còn có nuciferine, bisclaurine..

Gương Sen: chứa 4.9 % chất đạm, 0.6 % chất béo, 9% carbohydrate..

Tua nhị Sen: có nhiều flavonoids, tannins..

Những nghiên cứu Dược học về Sen:

1. Tính Chống Oxy-hóa và tiêu diệt gốc tự do: Các polyphenols trong Sen có hoạt tính ức chế tác dụng của 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), là chất sinh gốc tự do. Nghiên cứu tại Phân khoa Y-học Tự nhiên tại ĐH Dược Toyama (Nhật) ghi nhận Sen và Đỗ trọng là những cây có tác dụng khá mạnh.Các polyphenols, cô lập từ những cây này như Procyanin B-3, (+)-catechin, methyl gallate, quercetin, quercetin-3-O-beta-D-glucoside, quercetin-3-O-beta-galactoside, quer cetin-3-O-rutinose và kaemferol tiêu diệt gốc tự do sinh ra bởi DPPH rất mạnh.(Cho EJ và các Csv, Phytomedicine 10/03). Nghiên cứu tại Phân khoa Thực phẩm và Kỹ thuật sinh học tại Đại Học Quốc gia Pukyong (Nam Hàn) ghi nhận dịch chiết bằng methanol từ Tua nhị sen (Râu nhị đực), có chứa những flavonoids, có hoạt tính chống oxy-hóa rất mạnh trong hệ thống thử nghiệm Peroxyd nitric và hoạt tính cao hơn mức bình thường (marginal) trong hệ thống DPPH (Archives of Pharmaceutical Research 04/2003).

2. Tác dụng bảo vệ Gan và dọn sạch gốc tự do: Trung tâm Nghiên cứu Y-Dược, ĐH Wonk wang (Nam Hàn) nghiên cứu dịch chiết ethanol từ sen ghi nhận khả năng dọn sạch gốc tự do khá mạnh với mức ức chế ở nồng độ 6.49 mcg/mL (thử nghiệm trên Hệ thống DPPH); Dịch chiết ethanol cũng tác dụng lên tế bào gan: ức chế sự gia tấng enzym gan và đ6o độc hại cho tế bào gan gây ra bởi CCI4 và cũng ức chế tác động độc hại gây ra bởi alpha-toxin B1 (tác động này tùy thuộc vào liêu lượng sử dụng). Tính chất bảo vệ gan này có thể do ở khả năng chống oxy-hóa (Phytomedicine 03/3003).

3. Tính hạ nhiệt của thân Sen: Nghiên cứu của Phân khoa Dược ĐH Jadavpur (Ấn độ) cho thấy dịch chiết bằng ethanol thân sen khi thử ở chuột với thân nhiệt bình thường và khi bị gây sốt do nấm mốc (Dịch treo nấm mốc được chích dưới da, liều 10mg/kg sẽ làm tăng nhiệt độ ở hậu môn sau khi chích 19 giờ). Kết quả ghi nhận dịch chiết thân sen ở liêu cho uống 200mg/kg làm giảm thân nhiệt bình thường 3 giờ sau khi uống; liều 400mg/kg ggiảm thân nhiệt đến 6 giờ sau khi uống. Trong trường hợp gây sốt bằng nấm mốc: cả 2 liều đều làm giảm thân nhiệt đến 4 giờ sau khi uống. Hoạt tính hạ nhiệt có kết quả tương đương với acetaminophen ở liều 150mg/kg (Phytotherapy Research 06/2000).

4. Tác dụng trên Hệ Tiêu hóa: Dịch chiết từ Rễ sen được dùng làm thuốc chống tiêu chảy, thử nghiệm trên chuột bị gây ra tiêu chảy bằng Prostaglandin E-2: Ở những liều lượng 100, 200, 400 và 600mg/kg cho kết quả là giảm số lần đi tiêu, giảm độ ẩm của phân và giảm nhu động ruột (tống phân ra ngoài) ĐH Nông nghiệp Bangladesh trong Bangladesh Med Res Council Bulletin 04/1998).

5. Tác dụng Hạ đường trong máu: Nghiên cứu tại Phân khoa Kỹ thuật Dược. ĐH Jadavpur (Ấn) Cho chuột thử nghiệm bị gây tiểu đường bằng streptozocin uống dịch chiết Củ sen bằng ethanol cho thấy mức glucose trong máu sụt giảm đáng kể (so với nhóm đối chứng) chứng tỏ dịch chiết củ sen có khả năng cải thiện mức dung nạp glucose (glucose tolerance test) và tăng cường tác dụng của insulin chích vào chuột. So sánh với tolbutamide: tác dụng của dịch chiết bằng 73% (ở chuột bình thường), và bằng 67% (ở chuột bị gây tiểu đường) (Journal of Ethnopharmacology 11/1997).

6. Tác dụng chống sưng viêm: Tính chống viêm của dịch chiết củ sen bằng methanol, của betulinic acid và của các triterpen steroids (cô lập từ củ sen)được thử nghiệm trên chuột bị gây phù chân bằng carrageenin và serotonin. Kết quà ghi nhận dịch chiết bằng methanol ờ liều 200 mag/kg và 400mg/kq, betulinic acid ở liều 50mg/kg và 100mg/kq: có hoạt tính chống viêm đáng kề, tác dụng mạnh tương đương với phenylbutazone và dexamethasone (Planta Medica 08/1997).

7. Tác dụng tâm thần của Củ sen: Nghiên cứu của Phân khoa Kỹ thuật Dược ĐH Jadavpur: Thử nghiệm trên chuột bằng dịch chiết củ sen bằng methanol cho thấy có sự giảm hoạt động tức thời, giảm tính thám hiểm (exploratory behavior), giảm thư giãn cơ và tăng cường tác dụng gây ngủ của pentobarbital (J1ouernal of Ethnopharmacology 11/1996).

8. Tác dụng của Neferine trên độ kết dính của tiểu cầu: Nghiên cứu của Phân khoa Dược ĐH Y Khoa Tongji -Vũ hán (Trung Hoa). Neferine là một alkaloid loại dibenzyl isoquinolein trích từ sen, có tác dụng làm hạ huyết áp. Tác dụng của Neferine trên sự kết dính tiểu cầu và sự cân bằng tỷ lệ thromboxan/protaglandin (TXA-2/PGT-2) và tỷ lệ cAMP/cGMP được nghiên cứu bằng các phương pháp đo độ đục (turbidimetry) và radio-immunoassay (RTIA). Neferine ức chế đáng kể sự kết dính tiểu cầu (thử trên thỏ) gây ra bởi ADP, Collagen, Arachidonic acid và Yếu tố kích hoạt tiểu cầu (PAF=Platelet activating factor) với IC50 theo thứ tự là 15, 22, 193 và 103 micromole/lit. Niferine tăng 6-keto-PGF 1 alpha và cAMP trong tiểu cầu theo liều lượng, nhưng ức chế TXA-2 do tiểu cầu sinh ra khi bị kích thích bởi arachidonic acid. Niferine không có tác dụng đáng kể với cGNP. Các kết quả trên đưa đến đề nghị cơ chế Neferine tác dụng kết dính tiểu cầu liên hệ đến các cân bằng TXA-2/PGT-2 và cAMP/ cGMP.

9. Tác dụng Ở Tim:

- Neferine ảnh hưởng đến hoạt động cơ-điện tim (ghi bằng tâm điện đồ) của mèo bị đánh thuốc mê. Niferine là alkaloid trích từ tim sen, có hoạt tính chống rối loạn nhịp tim. Niferine ở liều 1-10mg/kg, chích tích mạch, làm giảm (theo liều lượng) biên độ thế động tác một pha (Monophasic action potential amplitude), kéo dài thời gian thế động tác một pha (monophasic action potential duration) và làm giảm áp huyết; Tác dụng này giống như Quinidine.

- Tác dụng của Neferine qua hiệu số điện thế màng cơ tim ở chuột albino và ở hạch tâm nhị (?) nơi tế bào cơ tim chuột mới sinh cũng được nghiên cứu về upstroke velocity, đàn áp giao động tác động điện thế do ouabaine gây ra.

- Theo Kee Chang Huang (The Pharmacology of Chinese Herbs) thì Neferine có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tác dụng này không tùy thuộc vào Yếu tố thư-giãn nội mạc (endo thelium-relaxing factor= NO) nhưng liên hệ mật thiết với sự chặn alpha (alpha-blockinh) và hoạt tính chặn luồng Ca2+ (Calcium-channel blocking). Ngoài ra Liensinine, một alkaloid khác trong sen, có những hoạt tính làm hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim. Liensinine làm giảm độ co thắt của bắp thịt tim bằng cách gây ra sự kéo dài tiềm lực hoạt động của APD trên bắp thịt. Tác dụng chống loạn nhịp có thể mạnh hơn cả quinidine.

10. Độc tính, Chống chỉ định và Tác dụng phụ: Theo James Duke trong Handbook of Medicinal Herbs cũng như trong các sách dược thảo Đông Y: Hạt sen chống chỉ định khi bị táo bón và trương dạ dày. Chưa biết được những phản ứng phụ hay nguy hại nếu dùng theo đúng liều luợng trị liệu (từ 4-6 gram bột hạt sen khô). Oxoushin sunine có tính độc hại cho tế bào u-bướu loại carcinoma vùng mũi-hầu (nasopharynx)

Sen trong Đông Y

Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng tất cả các bộ phận của cây Sen để làm thuốc:

- Lá Sen (Folium Nelumbinis) hay Hà diệp (He-ye), Nhật dược: kayo. Hàn dược: Hayôp

- Hạt Sen (Semen Nelumbinis) là phần màu trắng bên trong vỏ của quả, sau khi tách bỏ chồi mầm, được gọi là Liên tử (Lian-zi). Nhật dược:Renshi. Hàn dược: Yôncha.

- Tâm Sen (Plumula Nelumbinis), mầm xanh ở chính giữa hạt, hay Liên tử tâm (Lian-zi xin). Nhật dược: Renshin. Hàn dược: Yônsim.

- Tua nhị Sen (Stamen Nelumbinis) hay Liên tu (Lian xù).

- Gương Sen (Receptaculum Nelumbinis), đễ hoa sau khi đã lấy hết hạt (thường phơi khô), hay Liên phòng (Lian fang). Nhật dược: Renbo. Hàn dược:Yônbang)

- Đốt ngó sen (Nodus Nelumbinis Rhizomatis) hay Ngẫu tiết (Ou jié). Nhật dược: Gùsetsu. Hàn dược: uijôi.

Dược tính theo Đông Y và Phương thức sử dụng:

* Lá sen (Hà diệp):

- Theo Đông y, có vị đẳng, tính bình, không độc tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Tỳ và Vị. Hà diệp tuy không được chép trong Thần Nông Bản Thảo nhưng được Lý thời Trân ghi trong Bản thảo Cương mục. Tính chất: ‘Thanh thử, Lợi Thấp, Tán Ứ, Chỉ Huyết’.

- Hà diệp trị được các chứng do Hạ Nhiệt gây ra: đổ mồ hôi quá độ, nước tiểu đục và tiêu chảy với chứng ‘hoả vượng hay thực hoả’ (tiêu chảy ra máu). Lá Sen tăng và giúp thông thoát ‘Dương’ Khí trì trệ, ứ đọng nơi Tỳ, nhất là tiêu chảy do Nhiệt ứ tại Tỳ-Vị.

- Hà diệp có tác dụng cầm máu, trị được ói ra máu: dùng giã nát, đắp vào vết thương. Muốn trị nóng sốt nhanh Hà diệp được dùng phối hợp với Đậu ván trắng (Bạch biển đậu = Bian-dou, Semen Dolichoris Lablab).

- Tác dụng của Hà diệp có thể bị giảm bớt nếu dùng chung với Phục linh (Fu-ling=Sclerotium Poriae Cocos).

- Liều dùng: 9-15 gram lá tươi mổi lần, nên chọn lá tươi (Tiên hà diệp = Xian he-ye), lớn và còn nguyên vẹn, thu hái trong các tháng từ 6 đến 9.

* Đốt ngó sen (Liên Ngẫu tiết):

- Được xem là có vị ngọt/chát, tính hàn, tác động vào các kinh mạch thuộc Phế, Vị và Can.

- Ngẫu tiết có khả năng rất tốt để trị các bệnh về Máu nhất là trong các bệnh xuất huyết do ở tác dụng ‘Phá ứ’, làm tan cục huyết, trị được ho ra máu, ói mửa ra máu, chảy máu cam.

- Tác dụng cầm máu gia tăng, giúp ngưng ho ra máu nhanh hơn khi được dùng chung với Sinh địa (Sheng-di-huang = Radix Rehmaniae Glutinosae), A giao (e-jiao= Gelatinum Corii Asini) và Xuyên bối mẫu (Chuan bei mu= Bulbus Fritillariae Cirrhosae).

- Liều dùng: Từ 9-15 gram dược liệu khô hoặc 30-60 gram dược liệu tươi, dược liệu tốt có nốt sần đậm màu, có rễ nhỏ bám theo. Muốn điều hòa khí huyết nên dùng tươi hay xay thành nước uống; muốn cầm máu thì cần sao tồn tính trước khi dùng.

* Gương sen (Liên phòng):

- Được xem là có vị đẳắng/chát, tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Tỳ, Thận và Can.

- Đài sen làm tan được máu huyết ứ đọng và cầm máu nhất là trong các trường hợp xuất huyết tử cung và có máu trong nước tiểu.

- Đài sen giúp an vị, ổn định bào thai, giúp tránh được hư thai. Đài sen cũng phân tán được ‘Nhiệt’ giúp trị nóng, cảm do ‘Hoả vượng, Nhiệt cao’.

- Dùng chung với Ích mẫu (Yi-mu-cao=Leonuri heterophylli) để trị kinh nguyệt quá nhiều (rong kinh).

- Dùng chung với Đương qui (Dang-gui+radix Angelica Sinensis), Thục đĩa (Shu di-huang = Radix Rehmaniniae Glutinosae Conquitae) và Trúc nhự (Zhu-ru = Caulis Bambusa) để trị và ngừa hư thai.

- Liều dùng: Từ 3 đến 9 gram: Dùng tươi để trị ‘Hạ Nhiệt’. Dược liệu tốt có màu tím đỏ, lớn.

* Hạt sen (Liên tử hay Liên nhục):

- Được xem là có vị ngọt/chát, tính Ôn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc Thận, Tâm và Tỳ. Hạt sen có những tác dụng: ‘Bổ Ty, Dưỡng Tâm, Sáp Trường, Cố Tinh’

- Bổ Tỳ và cầm tiêu chảy: chủ trị các trường hợp Tỳ suy đưa đến tiêu chảy và ăn mất ngon, thường được dùng chung với Sơn dược (Hoài sơn)= Củ mài và Bạch truật.

- Bổ Thận và Kiên tinh: trị được các trường hợp di tỉnh (xuất tinh sớm) và bần tinh do ‘Thận suy’, cũng dùng để trị các chứng xuất huyết nơi tử cung và huyết trắng của phụ nữ. Để trị bất lực, thiếu tinh trùng: hạt sen được dùng chung với Sa-Uyển Tật lê (Sha yuan ii li=Astragali) và Kê thiệt (qian-shi=Euryales Ferocis).

- Bồi bổ Tâm -thần: an định tâm trí, trị được hồi hộp-âu lo hay gắt gỏng, khó tính, mất ngủ. Tác dụng rất công hiệu trong các trường hợp mất quân bình giữa Tâm và Thận. Để trị các trường hợp mất ngủ nhẹ, hồi hộp, dễ nóng giận hay trừng hợp xuất tinh khi ngủ (mộng tinh) kèm theo khát nườc, nước tiểu nóng.. do ‘Hỏa vượng tại Tâm’: hạt sen được dùng chung với Bách hợp (Bai-he), Ý dĩ nhân (Yi-yi ren = Hạt bo-bo) và Sa sâm (Sha-shen). Liêu dùng: mỗïi lần 6-15 hạt.

Không nên dùng hạt sen trong các trường hợp đầy bụng và táo bón.

* Nhị sen (Liên tu):

- Tác động vào các kinh mạch thuộc Tâm và Thận.

- Tính chất: ‘Sáp Tính, Ích Thận, Thanh Tâm, Chỉ Huyết’, có khả năng giúp gia tăng sản xuất tinh-khí, kiểm soát các trường hợp xuất huyết; bổ ‘Thận’ và hạ ‘Tâm hoả’.

- Nhị sen có thể trị được kiết ly, mộng tinh và đi tiểu nhiều ban đêm.

- Liều dùng: 5-9 gram nhị tươi.

* Tâm sen (Liên tử tâm):

- Được xem là có vị đẳng, tính Hàn,

- Tác dụng độc nhất vào các kinh mạch thuộc Tâm, với khả năng làm tán ‘Tâm nhiệt’;

- Thường được dùng để trị các trường hợp thổ huyết, ho ra máu.

- Liều dùng: 1.5-6 gram.

* Cuống lá Sen (Ramulus Nelumbinis):

- Có khả năng làm tan ‘tà Khí’ ứ tắc nơi ngực.

- Giúp trị các chứng ho, tức ngực do Hỏa vượng xâm nhập Phế kinh.

* Ngó sen (Liên ngẫu):

- Giải trừ phiền muộn.

- Tính chất ‘Tráng Dương, An Thần’.

Một số bài thuốc:

* Trà Lá sen: Dùng mỗi lần 10 gram lá sen khô, pha thành 1 tách trà nóng. Dùng để giải nhiệt, trị di tinh, tiêu mỡ.

* Trà giảm béo:

- Lá sen (60 gram),

- Sơn trà (Crataegus pinnafitada) tươi (10 gram),

- Hạt Ý dĩ (10 gram),

- Vỏ quất (10 gram).

- Nghiền chung thành bột, rót nước sôi vào, hăm, uống thay trà mỗi ngày 1 thang, uống trong 100 ngày.

* Liên ngẫu trà nhan phương: Bài thuốc giữ nhan sắc bằng ngó sen:

- Hạt sen (9 gram),

- Hoa sen (7 gram),

- Ngó sen (8 gram).

- Phơi các dược liệu trong bóng râm, nghiền thành bột, rây kỹ, trộn đều, đựng trong lọ kín. Mỗi ngày uống 2 lần, sáng-tối, khi bụng đói, mỗi lần 1 gram hòa trong nước sôi. Dùng cho người béo phì và dung nhan sút kém.

Một số phương thức dinh dưỡng dùng Sen để trị bệnh:

Tại Trung Hoa, Sen được dùng trong một số phương thức dinh-dưỡng để trị bệnh:

* Thuốc bổ cho người cao niên, Sản phụ sau khi sanh:

- Đun sôi 30g quả sen (hạt sen còn cả vỏ).

- 30 gram đường phèn chung với 30 gram rượu trắng; sau đó thêm 1 trứng gà, làm thành súp.

- Ăn mỗi ngày vào buổi tối trong 1 tháng. (Henry Lu trong Chinese Natural Cure).

* Để trị ăn không ngon, tiêu chảy: nên dùng bột hạt sen hay nấu chung hạt sen, phục linh với gạo tẻ và ăn với đường phèn (Liu-Jilin trong Chinese Dietary Therapy).

* Cháo hạt sen: Dùng để trị mất ngủ, căng thẳng tinh thần, bớt tiểu ban đêm.

- Hạt sen (3/4 cup),

- Gạo nâu (1 cụp 1/2),

- Nước (8 cups).

- Nấu đến chín nhừ hạt sen. Có thể thêm đường phèn, mật ong để làm thành chè ngọt (Daniel Heid trong A handbook of Chinese Healing Herbs)

Tài liệu sử dụng chính:

- Trang Web site: PubMed (Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ).

- Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Bensky/Gamble).

- The Phjarmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang) Handbook of Medicinal Herbs (1. Duke).

- Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist’s letters) Whole Foods Companion (Dianne Onstad).

- Chinese Vegetable (Geri Harrington).

- The Oxford Companion to Food (Alan Davidson).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.