Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắp vết thương Rắn Rết cắn

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BA DÓT

Còn gọi là Bà dột, Cà dói, Trạch lan (Eupaforium triphinerue Vahl) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo, mạc thành bụi dày, thân cao 40 - 50cm. Thân và gân chính của lá màu đỏ Tía. Lá mọc đối, hình mác, góc và chóp thuôn, mếp nguyên, có gân giữa to với 2 cặp gân phụ, không lông. Cụm hoa thưa, hình ngù, ở ngọn thân và kẽ lá, gồm nhiều hoa đầu màu hường, có bao chung gồm 2 - 3 hàng lá bắc, bên trong có 15 - 20 hoa. Quả bế có 5 bướu, dài 2 mm, có lông màu trắng dễ rụng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ANH ĐÀO

Tác dụng chữa bệnh của anh đào Anh đào quả tròn và đỏ như viên ngọc, trong suốt, long lanh, vị ngọt. Cây anh đào thuộc họ tường vi, hoa nở vào tháng 3, 4, sang tháng 5 quả chín. Quả anh đào vị ngọt, tính ấm, được các nhà y học từ xưa coi trọng. Cuốn Điền Nam bản thảo viết "Anh đào chữa mọi chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp"...

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HY THIÊM THẢO

Xuất xứ:  Đường Bản Thảo. Tên Việt Nam: Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy (Thổ), Co boóng bo (Thái), Cức lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa. Tên Hán Việt khác: Hỏa hiêm thảo, Trư cao mẫu, Cẩu cao (Đường Bản Thảo), Hy tiên (Bản Thảo Cương Mục), Hỏa liễm, Hy hiền, Hổ thiêm, Loại tỵ, Bạch hoa thái, Dương thỉ thái, Thiểm thiên cẩm (Hòa Hán Dược Khảo).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Xuất xứ: Quảng Tây Trung Dược Chí. Tên khác: Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học), Xà thiệt thảo, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo (Quảng Tây Trung Dược Chí), Mục mục sinh châu dược Tiết tiết kết nhụy thảo, Dương tu thảo (Quảng Đông Trung Dược), Xà tổng quản, Hạc thiệt thảo Tế diệp liễu tử (Phúc Kiến Trung Thảo Dược), Tán thảo, Bòi ngòi bò, Bòi ngòi bò (Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁN CHI LIÊN

Tên Việt Nam: Hoàng cầm râu. Tên Hán Việt khác: Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hiệp diệp, Hàn tín thảo (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách).

CÂY HOA CÂY THUỐC - XẠ CAN

Tên khác: Cây rẻ quạt. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay bằng cách tách cây con vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Thân rễ tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Vào mùa thu đào rễ và thân rễ cắt bỏ rễ con rửa sạch phơi khô. Công dụng: Dùng chữa viêm họng, yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở họng.

CÂY HOA CÂY THUỐC - VẠN NIÊN THANH

Tên khác: Co vo đính (Thổ). Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân có mang rễ vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Thân và lá tươi. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Chữa ho viêm họng, mụn nhọt, rắn rết cắn. Liều dùng: 40-50g cây tươi.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RAU RĂM

Tên khác: Thủy liễu - Thủy lục. Cách trồng: Đoạn thân rễ trồng ở nơi bùn nước. Bộ phận dùng: Lá và thân rễ. Công dụng: Kích thích tiêu hoá làm ăn ngon cơm, chữa sốt, chữa rắn cắn, làm thuốc giảm tình dục. Liều dùng: 20-30g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - HÚNG CHANH

Tên khác: Rau tần - Rau tần dày lá - Dương tử tô - Rau thơm hông. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân cây ở nơi đất nhiều mùn, ẩm mát. Bộ phận dùng: Lá tươi và cành non. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Chữa cảm cúm, ho viêm họng, vết đau do rết hoặc bọ cạp cắn. Liều dùng: 10 - 20g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ỚT

Tên khác: Lạt tiêu - Ớt tầu - Ớt chỉ thiên - Ớt chỉ địa - Mác phất (Tày). Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả, lá. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Quả thu hái vào các tháng 5-8, phơi sấy khô. Công dụng: Dùng chữa đau lưng, đau khớp. Liều dùng: Dùng ngoài không kể liều lượng.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ĐÀO LỘN HỘT

Tên khác: Điều - Quả điều - Macado - Swai chanti (Campuchia) - Giả như thụ. Cách trồng: Trồng bằng hạt hay chiết cành trên vùng đất pha cát, khí hậu nhiệt đới, Bộ phận dùng: Quả và hạt, gôm của cây già. Thu hái, chế biến: Đào lộn hột là một cây có giá trị kinh tế cao. - Phần cuối quả phình ra nhân dân gọi là quả (quả giả). Trên thị trường gọi là táo Cagiu, dùng tươi hay đóng hộp. - Phần quả thật, nhân dân gọi là hạt Điều, trên thị trường gọi là hạt giẻ Cagiu hay hạt điều. Công dụng: - Quả giả là phần cung cấp Vitamin C. Đem ép lấy nước cho lên men thành một thứ rượu nhẹ có tác dụng lợi tiểu, xúc miệng chữa viêm họng, nhấm nháp chống nôn mửa. - Quả (hạt) bổ tỷ vị nhuận tràng. Liều dùng: Tùy ý, không hạn chế liều lượng. BÀI THUỐC ỨNG DỤNG Chữa tiêu chảy ra máu: Quả (hạt) …………………………… 3-5 hạt Đốt cháy đen (tồn tính) tán nhỏ hoà với 100ml nước sôi để nguội lắng gạn bỏ cặn lấy nước trong uống. Trích từ nguồn: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - VỤ Y HỌC CỔ TRUYỀN (BỘ Y TẾ) Xem thêm:  Đắp vết thương Rắn

MIMOSA – Hoa trình nữ

Nắng chia nửa bãi, chiều rồi Vường hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu (Huy Cận) Mimosa hay hoa Trinh nữ (trong thơ của Huy cận và nhạc của Trần Thiện Thanh) còn được gọi là cây Mắc cỡ hay Xấu hổ, có nguồn gốc từ Mỹ châu nhiệt đới, lan truyền đến nhiều nơi tại Á châu và Phi châu nhiệt đới. Cây mọc hoang đại tại Việt Nam, nơi ven đường, bụi cỏ.

HÀNH TĂM (Chive) - Một loại hành nên sử dụng

Gia đình thực vật Hành có nhiều loại khác nhau và mỗi loại đều có những đặc tính thực vật cũng như trị liệu tuy tương cận nhưng cũng có những khác biệt đáng chú ý. Trước đây trong 'Thuốc Nam trên Ðất Mỹ', để tóm lược chúng tôi đã trình bày Hành tây và Hành ta trong cùng một bài ngắn Thật ra còn nhiều loại Hành khác như Hành tăm, hành hoa… Riêng hành tăm, tên gọi tại Hoa Kỳ là Chives, rất dễ bị nhầm với Hẹ (Garlic chives). Hành tăm có nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu châu, và Bắc Mỹ, đã được trồng và sử dụng từ hơn 5000 năm. Loài được trồng hiện nay rất tương cận với loài mọc hoang tại vùng núi Alpes, những giống hoang khác cũng mọc khá nhiều tại vùng Bắc Bán cầu. Tại lục địa Bắc Mỹ, Hành tăm đã được 'thích ứng hóa' để có trồng tại từ khu vực Nam Canada, xuống tới Ðông Nam California. Người Siberia có lẽ là dân tộc mê hành tăm nhất. Truyền thuyết kể rằng khi họ nghe tin Alexander Ðại đế (356-323 trước Tây Lịch) sắp tiến đánh, và dù Alexander còn ở xa mãi hàng ngàn dặm, họ đã

CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?

Cỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm. Tại Ấn độ, Cỏ mực là một trong mười cây hoa bổ ích (Dasapushpam), đã được dùng trong các mỹ phẩm thoa tóc, bôi da từ thời xa xưa đồng thời làm nguyên liệu để lấy chất phẩm đen nhuộm tóc. 

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Cây Kim Vàng

Còn có tên là Gai kim vàng, Trâm vàng. Tên khoa học Barleria lupulina Lindl. Thuộc họ Ô Rô Acanthaceae.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Rau Tàu Bay

Tên khoa học Gynura crepidioides Benth. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Cây Mắm

Còn gọi là mắm đen, mắm trắng, paletuvier, manglier (Pháp). Tên khoa học Avicennia marina Vierh var. alba Bakhuiz (mắm trắng), Avicennia marina Vierh var. rumphiana Bakhuiz. Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Bóng Nước

Còn gọi là nắc nẻ, móng tay lồi, phượng tiên hoa, cấp tính tử, bông móng tay, balsamina. Tên khoa học Impatiens balsamina L. Thuộc họ Bóng Nước Balsaminaceae.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Xoan Nhừ

Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo (Trung Quốc). Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.). Thuộc họ Đào Lộn Hột Anacardiaceae.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Đào Lộn Hột

Còn gọi là quả diều, macađơ, giả như thụ, swai chanti (Cămpuchia). Tên khoa học Anacardium occidentale L. (Cassuvium pomiferum Lamk.). Thuộc họ Đào Lộn Hột Anacardiaceae.