Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU HUYÊN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hoa rau huyện vị ngọt tính mát, lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, chữa vàng da do rượu, an thai, chữa vú sưng đau, trừ thấp nhiệt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỦ CẢI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc dùng để làm rau ăn, cải củ còn dùng để chữa bệnh, nước ép củ cải có tác dụng kháng khuẩn chống nấm và hình thành sỏi mật. Củ cải sống có vị cay tính lạnh, củ cải chín thì có vị ngọt, ôn bình. Củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu) tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết). Dùng bên trong thì lấy khoảng 50-150g giã lấy nước uống hoặc nấu canh, dùng bên ngoài thì giã đắp vào chỗ đau. Hạt củ cải cũng là một vị thuốc có công hiệu chữa trị rất tốt: làm hạ khí không bị thở hổn hển, trị trứng ho đờm, ăn không tiêu gây đây bụng tức ngực. Khi cây củ cải già hạt chín, cắt lấy cả cây phơi rồi vò lấy hạt, hạt cải sống có vị hơi cay ngọt, tính bình, hạt đã sao qua thì tính ôn. Có thể nấu nước hạt cải hoặc sao lên tán bột viên lại thành viên rồi uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI CÚC

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải cúc là một loại rau mà nhân dân ưa dùng ăn sống hoặc nấu canh ăn rất ngon. Ngoài ra rau cải cúc còn dùng làm thuốc chữa trị một số bệnh rất công hiệu như: Ho lâu ngày không dứt, thổ huyết, đau mắt,...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DÂU TẰM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây dâu tằm ngoài việc lấy lá cho tằm ăn, còn dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian và Đông y thì rễ cùng lá và cây tầm gửi trên thân dâu đều sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh rất công hiệu. 1. Vỏ rễ cây dâu: Còn gọi là tang bạch bì có công hiệu chữa ho ra máu, ho do phổi nóng; ho lâu ngày không khỏi. 2. Cành dâu: Còn gọi là tang chi có công hiệu chữa chân tay co quắp, đau lưng nhức mồi. 3. Lá dâu: Lá dâu có công hiệu chữa các bệnh như cảm mạo phát sốt, ra mô hôi trộm, mụn nhọt không liền miệng, mắt ứ máu, họng đau, chảy nước mắt. 4. Tầm gửi dâu: Còn gọi là tang kí sinh có công hiệu chữa trị đau lưng nhức mỏi và động thai. 5. Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Còn gọi là tang phiêu tiêu có công hiệu chữa trị chứng đi tinh, liệt dương, đái dầm, đái són.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÍA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Nước mía có vị ngọt, mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MUỐNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc sinh da thịt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY KINH GIỚI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Kinh giới vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng làm tan phong nhiệt, chống co cứng, minh mẫn sáng mắt, chữa được các chứng thổ huyết, chảy máu cam, các chứng đi lỵ ra máu, trĩ ra máu đau sưng nhức.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHỌ NỒI (CỎ MỰC)

* Đặc tính: Cây nhọ nổi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng, cao 30 - 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm. Cây nhọ nồi có chứa alcaloid ecliptin, flavonosid, caroten, nedelolacton, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nổi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHÀ LÁ VƯỜN CHỮA CHẢY MÁU CAM

Tuỳ từng điều kiện khác nhau mà có thể dùng một trong những bài thuốc sau: - Hái một lá xương sông vê tròn đút vào lỗ mũi đang chảy máu sẽ cầm máu ngay. - Hái một nắm rau mã đề tươi , rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch vắt lấy nước cốt uống và nằm yên trên giường, đầu gối cao, còn bã đắp lên trán.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MỘC NHĨ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Mộc nhĩ có nhiều loại và có nhiều tên gọi khác như nấm, dâu, nấm cây bồ kết, nấm cây hoè, nấm cây liễu, nấm kim... - Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, hơi độc, có tác dụng, ích khí, mạnh chí, nhẹ mình, làm mát và cầm máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HẸ CHỮA CHỨNG XUẤT HUYẾT

* Đặc tính: - Củ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt còn nâu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay vào 3 kinh: can, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hành khí, tán độc. Hạt nhẹ có tính ấm, vị cay ngọt, vào kinh can thận bổ can, thận, tráng đương. - Cây hẹ ngoài công dụng, làm gia vị cho món ăn còn là một dược liệu phòng, chữa rất nhiều bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐA LÔNG

* Đặc tính: Đa lông tên trong sách thuốc gọi là tân di thụ. Là loại cây to, cao hơn 15m, cành mập, có lông dài. Lá mọc so le hình trái xoan hay hình trứng, dài 5 - 12cm, rộng 3,5 - 6cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, lúc non có lông ở cả hai mặt, sau nhẵn có 3 gân ở lá gốc. Hoa đơn tính, hoa đực có cuống và lá bắc kèm theo; hoa cái không cuống hoặc có cuống rất ngắn, bầu nhẵn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA MÀO GÀ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Hoa mào gà được nhân dân trồng làm cảnh và để lấy hoa chữa bệnh. - Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát. Hạt mào gà có vị đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA HỒNG CHỮA LỞ MIỆNG

* Đặc tính: - Hoa hồng là loài hoa được nhiều người ưa thích, dùng để làm cảnh trong gia đình, hoặc những nơi công cộng. - Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính lành.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GẠO NẾP CHỮA CHẢY MÁU CAM

* Đặc tính: - Gạo nếp có giá trị đinh dưỡng rất cao. Theo danh y Uông Ngang đời Thanh, gạo nếp có tên gọi là nhu mễ, vị ngọt, tính ấm, chất dẻo, mùi thơm, làm mạnh phổi. - Ăn gạo nếp chữa được chứng tì vị hư hàn, đại tiện phân lỏng, tiểu tiện khó, mồ hôi trộn, giải được chất độc. Tuy nhiên ăn nhiều chất nếp sẽ sinh nhiệt, dễ sưng nướu răng, mọc mụn, nhọt, nóng cổ khó chịu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ SEN GIẢM BÉO, TIÊU MỠ

* Đặc tính: - Sen được trồng nhiều ở nước ta trong các đầm nước, trong lá sen có khoảng 0,2 - 0,3% tamin, một lượng nhỏ ancaloit và một số chất khác. - Lá sen là một vị thuốc tốt có tên là hà điệp, liên điệp, có vị đắng, tính bình, vào 3 kinh: can, tỳ, vị.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY GAI GIÚP AN THAI

* Đặc tính: - Cây gai có nhiều tên khác nhau: gai tuyết trừ ma, copán; là loại cây nhỏ, cao l - 2m. Thân cứng, hoá gỗ ở gốc, cành màu đỏ nhạt. phủ nhiều lông sát. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc trứng, gốc hình tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, lúc non có nhiều lông mềm ở cả hai mặt, lá già mặt trên sẫm, mặt dưới lông trở thành trắng bạc, mép lá có răng cưa, gân nấc ba, cuống lá hình mảnh đỏ, có lông mềm dễ rụng. Cụm hoa vùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành truỳ đơn ở hoa cái hay hợp lại với nhau ở hoa đực, có khi lại tạo thành những túm dày đặc cụm hoa đực nhiều hoa, nụ hình cầu có lông lởm chởm, lá dài 4, nhị 4, nhuy kép có dạng quả lê, cạm hoa hình cái đầu, không sít nhau, mang nhiều hoa, bao hoa màu lục nhạt, hình trứng, có lông, đầu bẹt hình trái xoan, hơi có cánh. Quả hình quả lê, có nhiều lông, hạt có dầu. Cây gai được trồng phổ biến ở khắp các vùng núi thấp (trên nương rẫy), trung du và đồng bằng (trong vườn gia đình) để lấy

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÀNH DÀNH CHỮA VIÊM GAN VIRUT

* Đặc tính: - Cây dành dành có tên khoa học là Gardenia Augusta, thân cây nhỏ, cao 1 - 2 m. Lá to, mềm, ôm lấy thân cành. Hoa to, mọc ở đầu cành, màu trắng rất thơm. Quả hình thuôn bầu dục, thịt quả màu vàng cam, hạt dẹt. - Trong quả dành dành có chứa geniposid, gardenosid, gardennin, getiobiosid, tamin, dầu béo, pectin, nonacóan. Trong lá có chứa nhiều chất diệt nấm. Trong hoa chứa nhiều chất trong đó có acid gardenic và gardenolic B, có 0,07% tinh dầu. - Trong Đông Y, dành dành được gọi là chỉ tử, là vị thuốc có tính hàn vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TAM THẤT CHỮA THỔ HUYẾT

* Đặc tính: - Cây tam thất còn gọi là nhân sâm tam thất, tên khoa học là Panax ginseng wan, họ ngũ da bì. - Cây tam thất được trồng nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam, nhân dân thường gọi tam thất là thuốc bổ không kém gì nhân sâm và thường được dùng thay nhân sâm. - Củ tam thất tính ôn, mát. có màu ngà, vị thơm ngọt, hơi đắng. Tác dụng mạnh đối với giải nhiệt cơ thể, chống bốc hoả. * Công dụng: