* Đặc tính:
Cây nhọ nổi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng, cao 30 - 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm.
Cây nhọ nồi có chứa alcaloid ecliptin, flavonosid, caroten, nedelolacton, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nổi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.
* Công dụng:
1. Cấp cứu các trường hợp chảy máu cam, phụ nữ băng huyết, chảy máu do chấn thương hoặc bị dao chém:
Dùng 50 - 100g cây nhọ nồi tươi rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, vắt nước cho uống, bã nhét vào mũi người chảy máu cam hoặc đắp lên vết thương băng lại. Người băng huyết mỗi ngày uống nước cỏ mực 2 lần. Uống liên tục đến khi ngừng chảy máu.
2. Chữa đi tiểu ra máu:
- Nhọ nồi tươi 100g
- Mã đề tươi 100g
Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt nước cho uống. Bã cho thêm khoảng 300ml được, đun còn 200ml, uống trong ngày.
3. Chữa thận hư, đau lưng, tóc bạn sớm:
Dùng nhọ nồi tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Bã thêm nước vắt cho kiệt (nước 2), bỏ bã. Cô nước hai còn 1/3, cho nước 1 vào cô đến khi sền sệt, thêm nước gừng tươi vắt (lượng vừa đủ) và mật ong loại tốt (màu trắng hoặc vàng chanh), cô đặc, làm hoàn 10g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn, chiêu bằng nước đun sôi để nguội.
4. Chữa vết thương do dao chém hoặc chấn thương:
Nhọ nồi phơi khô, tán bột, đắp vào vết thương rồi băng lại. Kết hợp dùng hai cây nhọ nồi tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút đường đun sôi để nguội, lọc lấy nước uống.
5. Chữa các trường hợp xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, ho ra máu, tiêu chảy ra máu, rong kinh, băng huyết):
- Nhọ nổi 15g
- Lá trắc bách 15g
Tất cả sắc với 3 bát nước thu 1 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.
6. Chữa sốt xuất huyết (độ 1 và 2):
-Nhọ nổi khô 10g (nếu tươi 50g)
- Hoa hòe 10g
- Kim ngân hoa 10g (kim ngân dây lá khô 30g)
- Sinh địa 15g
- Cát căn 15g (nếu củ sắn dây tươi 50g)
- Rau má tươi 30g
7. Toa căn bản nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, kích thích tiêu hoá:
- Nhọ nổi khô 8g
- Cô mần trầu 8g
- Cam thảo nam 8g
- Rau má 8g
- Mơ tam thể 8g
- Quả ké đầu ngựa 8g
- Rễ cỏ tranh 8g
- Củ sả 4g
- Trần bì 4g
- Gừng tươi 4g
Tất cả đun với 600ml, sôi khoảng 15 phút, gạn lấy nước uống trong ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CẦM MÁU - Cỏ Nhọ Nồi
Xem thêm: CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC
Nhận xét
Đăng nhận xét