Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHẢY MÁU CAM

Ngủ ít hoặc ăn uống nhiều chất cay, mỡ đều dễ dẫn đến chứng bốc hỏa; người có thể chất mẫn cảm nếu không cần thận cũng dễ gây chảy máu cam, đặc biệt là vào mùa khô hanh, do bốc hỏa dẫn đến chảy máu cam rất phổ biến. Nếu biết sử đụng một số loại rau hạ hỏa giúp khắc phục tình trạng hay chảy máu cam. CÁC MÓN CHỮA CHỨNG CHẢY MÁU CAM 1. Nước cải bó xôi, gừng Nguyên liệu: Cải bó xôi 180g, nước gừng vừa đủ. Cách làm: - Cải bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn. - Cho nước gừng vào khuấy đều. Tác dụng chữa bệnh: Chữa chảy máu cam, giúp xoang mũi đỡ khô. 2. Nước ngó sen Nguyên liệu: Ngó sen đủ dùng. Cách làm: - Ngó sen rửa sạch, cho vào nồi, chế nước ninh kỹ. - Uống nước ngó sen khi còn đang nóng, dùng hàng ngày, liên tục trong 5 ngày. Tác dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt giải độc, chữa chảy máu cam. 3. Nước rau muống, củ cải Nguyên liệu: Rau muống, củ cải, mật ong mỗi thứ một ít vừa đủ dùng. Cách làm: - Rau muống, củ cải rửa sạch, thái đoạn. - Cho cả hai loại rau trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn,

CÂY RAU LÀM THUỐC - XƯƠNG SÔNG

Xương sông hay Rau húng ăn gỏi - Blumea myriocephala DC. = Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mếp có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng nhạt hợp thành chuỳ dài ở ngọn. Xương sông là cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nơi lấy lá làm gia vị, ăn gỏi cá, gỏi thịt để nướng chả và làm rau ăn chống dị ứng đối với thức ăn tanh như lươn, ốc cá. Ngâm lá cây trong muối vài ngày dùng làm gia vị. Xương sông thường đi kèm Rau ngót trong món canh cá. Cũng dùng nấu canh thịt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SẢ

Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - Cymbapogon citratus (DC.) Stapf, thuộc họ Lúa - Poaceae. Có cao khoảng 1,5m, sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài đến 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Sả là loại cỏ có mùi thơm sớm được phát hiện ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Ngày nay, Sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt lợn cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn. Lá Sả dùng nấu nước gội đầu và thường dùng phối hợp với các loài cây có tinh dầu khác trong nồi xông giải cảm cổ truyền.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MUỐNG

Rau muống - Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Rau muống thường mọc ở bờ ao, hồ, những nơi đất ẩm, bò lan trên mặt nước hay trên đất. Dây hình trụ to bằng chiếc đũa, có mắt, rỗng ruột. Lá màu lục, hình đầu mũi tên, mọc ở mắt dây. Hoa màu trắng hoặc tím lợt, hình cái phễu. Rau muống trước kia chỉ là món ăn đặc sản của đồng bào các tỉnh phía Bắc, nhưng ngày nay, nó đã được phổ biến rất rộng rãi và đã trở thành món ăn quen thuộc của mọi gia đình khắp nước ta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÁC

Rau mác hay Từ cô - Sagittaria sagittifolia L., thuộc họ Trạch tả - Alismataceae. Cây thảo có thân nằm dưới đất, ở đầu phình thành củ. Lá hình mũi mác có 3 thuỳ nhọn, cuống lá dài. Cán hoa mọc đứng, trần, dài 20-90cm, mang hoa từ nửa trên. Hoa trắng, khá to, tập hợn thành chùm đứt đoạn, xếp đối nhau, hoặc thành vòng 3 cái một. Quả bế dẹp. Rau mác là loại Cây của các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở Việt nam, Rau mác mọc ở đầm lầy, ruộng lầy, ao đầm và những nơi có bùn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÁ

Rau má - Centella asiatica (L.) Urb., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà có tên của cây. Rau má phân bố ở khắp vùng nhiệt đới cổ, từ các nước Ả rập, Trung đông qua Pakistan, đến các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương. Ở nước ta, Rau má mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các bãi cỏ, bờ ruộng, ven suối, quanh các làng bản. Rau má đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và cả trên thế giới, vì những đặc tính quý giá của nó. Tại nước ta, công dụng của Rau má vô cùng phong phú và phổ biến.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU DỆU

Rau dệu - Alternanthera sessilis (L.) R. Br. ex Roem. et Schult, thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae. Cây thảo mọc bò, dài 40-60cm, có thân phân nhánh nhiều, thường có màu hồng tía. Những cành sát đất có rễ ở các đốt. Lá mọc đối, hình mũi mác, nhọn hai đầu, dài 1-3cm, mép nguyên. Hoa nhỏ, màu trắng, không cuống, tập hợp rất nhiều thành bông gần hình tròn hay hình trứng ở nách lá. Quả nang ngắn. Rau dệu phân bố ở các tỉnh miền nam Trung quốc, ở Inđônêxia, Lào, Campuchia và Việt nam. Thường gặp mọc hoang dại ở các bãi sông, ven đường đi, bờ ruộng ẩm khắp nơi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CÚC SỮA

Rau cúc sữa, Nhũ cúc rau, Cỏ sữa hay Tục đoạn - Sonchus oleraceus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo mọc hằng năm, có thân rỗng, thẳng, nhẵn, cao 30cm tới 100cm hay hơn. Lá mọc so le, xẻ tua, với các thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng hình tam giác, có tai rộng, tận cùng thành mũi. Cụm hoa đầu màu vàng, dạng trứng, thành ngù hay thành tán; lá bắc nhiều, xếp nhiều dãy, lợp lên nhau, hình tam giác hay hình dải. Quả bế hẹp, có mào lông rất mễm xếp thành nhiều dãy. Rau cúc sữa thường gặp mọc ở vùng lạnh, có tìm thấy ở Hà nội, nhưng thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Tây nguyên, mọc nhiều ở đất hoang Đà lạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGÓ SEN

Ngó sen là phần thân rễ hình trụ của cây Sen - Nelumbo nucifera (L.) Gaertn., thuộc họ Sen - Nelumbonaceae. Nó chứa nhiều chất bột (70%) đường đạm, vitamin C, A, B₁, PP và một số chất khác như, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin... và một số ít tanin. Ngó sen được sử dụng làm thực phẩm như một loại rau và làm dược liệu. Về thực phẩm, ngó sen được xem là một loại món ăn sang trọng. Người ta thường dùng ngó sen để nấu canh, xào, làm dưa, làm mứt, nấu chè hoặc chế biến thành ngó sen lát khô, bột ngó sen dùng cho các loại bánh (bánh phồng tôm) và làm bột dinh dưỡng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGHỂ

Nghể là tên chung để chỉ nhiều loài cây thuộc chi Polygonum trong họ Rau răm - Polygonaceae. Chúng tôi nêu, một số loài quen thuộc như Rau răm (Polygonum odoratum Lour). Nghể răm (P. Hydropiper L.). Còn có nhiều mọc tương đối phổ biến mà các ngọn non hay lá non đều luộc làm rau ăn được và cũng có củ hoặc toàn cây dùng làm thuốc như Nghể dai hay Nghể trâu (Polygonum barbatum L.), Cây lá lồm hay Thồm lồm (P.chinense L.), Nghể nhỏ (P. Minus Huds.), Thồm lồm gai, Rau má ngọ, Rau sông chua dây (P. perfoliatum L.). Ngay cả dây Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum ThunB) có lá non cũng dùng nấu canh ăn được. Một loài thường gặp phổ biến và được sử dụng nhiều là cây Nghể.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NẤM HƯƠNG

Nấm hương hay Nấm hương chân dài, Nấm đông cô - Lentinus edodes (Berk.) Sing., thuộc họ Nấm hương - Pleurotaceae. Nấm có thể quả chất thịt có mùi thơm, mọc tự nhiên trên một số cây gỗ mục Trong rừng ẩm ướt, có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và có ánh sáng khuếch tán của rừng. Nấm có chân hình trụ đính trên thân cây chủ, mũ nấm tròn, trên khum, mầu nâu vàng, mặt dưới phẳng, có nhiều bản mỏng tỏa ra từ chân nấm tới mép mũ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÀO GÀ

Ở nước ta, thường gặp Mào gà trắng hay Mào gà đuôi mang, Mào gà đuôi nheo - Celosia argentea L., và Mào gà đỏ, Mồng gà; Mồng gà tua - Celosia argentea L. var. cristata Moq. forma plumosa (Voss) Bakh., thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae. Mào gà đỏ là cây thảo sống dai, cao 70cm hay hơn, có thân mọc đứng và phân nhánh. Lá có cuống, phiến lá hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng hay trắng, có cuống rất ngắn xếp thành cụm hoa bông hầu như không cuống, hình trái xoan tháp, có khi nó dẹp ra, cụt ở đỉnh. Quả thuôn, hầu như là hình cầu. Mào gà trắng là cây thảo hằng năm, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít, cao 80cm tới 100cm. Thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, hình dải hay ngọn giáo, nhọn, dài 3-10cm, rộng 2-4cm: Hoa không cuống xếp thành bông trắng hay hồng, dài 3-10cm. Quả nang, mở ngang (quả hộp), chứa nhiều hạt hình thận đen, nhỏ hơn hạt Mào gà đỏ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ

Mã đề - Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây thảo sống dai, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, hình trái xoan rộng, có răng không đều, dày, dai, có phiến thon lại trên cuống lá; gân 3-7, hình cung. Cuống hoa trần mang về phía đỉnh một bông hoa dài 5-15 cm, có hoa xếp dày đặc. Quả nang thuôn hình, nón, mở theo kiểu hộp. Hạt 8-12, màu nâu đen bóng, hình thoi, vò hạt hoá nhầy khi gặp nước. Cây mã đề phân bố rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, mã đề mọc hoang ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường, ven khe suối, nơi ẩm ướt và sáng. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI TRỜI

Với tên Cải trời, người ta thường dùng chỉ 3 loài cây cùng một chi (Blumea subcapitata DC. Blumaea glandulosa DC. và Blumea lacera (Lamnk.) DC) thuộc họ Cúc - Asteraceae. Có người nói loài thường dùng làm thuốc là Blumea lacera. Loài này cùng với loài Blumea glandulosa có lá dùng nấu canh ăn được. Còn có một số loài khác cùng chi như Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz và Blumea riparia (Blume) DC. Cũng có lá và ngọn non nấu canh ăn được như các loài trên. Ở đây chỉ nói đến loài Cải trời hay Cỏ hôi, Bù xít - Blumea lacera DC. là loài được nghiên cứu nhiều hơn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA CHẢY MÁU

CHỮA CHẢY MÁU 29 Bài thuốc 1. Cầm máu vết thương Hạt cau già 100g, lá trầu không 200g tán bột để rắc vết thương, vừa cầm máu vừa sát trùng. 2. Cầm máu vết thương - A giao 6g - Tóc đốt 2g - Bách thảo sương (lọ nổi) 4g - Lá thuốc bỏng 30g - Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 30g - Xơ mướp 30g - Trắc bách diệp 30g Đâm chung, thêm chút nước bằng số thuốc 180ml, vắt lấy nước uống, lá còn lại đắp chỗ vết thương, bó chặt băng lại. 3. Cầm máu cam - Lá dành dành tươi 40g, muối ăn 2g: giã nhỏ với 40ml nước sôi để nguội, lấy nước cho uống. - Hoa cây cỏ tranh 30g, lá Trắc bá (sao đen) 30g, sắc 600ml nước còn 300ml, chia 2 lần uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TIÊU RA MÁU

CHỮA TIÊU RA MÁU 50 Bài thuốc Là đại tiện ra máu và trong tạng phủ chất chứa độc thấp nhiệt mà sinh ra, hoặc nhân lo nghĩ, rượu chè sắc dục quá chừng, hoặc ham ăn đồ chiên xào, nhiệt độc quá nhiều hoặc cảm phong tà, hoặc cảm thử thấp đến nỗi khí huyết nghịch loạn, vinh vệ sái đường, nên khí đi bậy đưa máu đi càn lên đến não ra các khiếu trên, đi xuống thì ra các khiếu dưới nên tiêu ra máu, hoặc ra máu trước phân sau, hoặc phân ra trước máu sau, hoặc phân với máu ra cùng một lúc. Phép chữa đều phải thanh nhiệt giải độc.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TRE

Có nhiêu loài khác nhau cùng chi Bambusa thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Có các loài thường được nhắc đến là Tre mỡ (Bambusa vulgaria Schrader ap. Wendl.) Tre gai, Tre La ngà (Bambusa blumeana Schultes), Tre gai rừng (Bambusa arundinacea Retz.). Tre mỡ cao 6 - 15m, có thân rễ ngầm, sống dai, mọc ra những chồi gọi là măng ăn được. Thân có các ống rỗng và các đốt đặc, màu vàng xanh. Lá có cuống, gân lá song phiến không lông, mép ngắn có rìa lông. Cây ra hoa một lần, khi kết quả xong thì chết. Cụm hoa dạng chùy, có lá hay không; bông nhỏ đẹp nhọn, xếp từng đôi, chứa 4 - 12 hoa.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TRẮC BÁ

Còn gọi là Trắc bách (Biota orientalis (L.) Endl) thuộc họ Trắc bá (Cupressaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 6 - 8m, có dạng tháp, phân nhiều nhánh, xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá nhỏ, mọc đối, hình vảy đẹp, lợp lên nhau, lá ở nhánh non và nhánh già có hình dạng khác nhau. Nón cái tròn ở gốc các cành. Nón quả hình trứng, có 6 - 8 vảy dày, xếp đối nhau. Hạt hình trứng, dài độ 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn, màu nâu sậm, không có cánh. Mùa hoa quả: tháng 3 - 9.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SỐNG ĐỜI

Còn gọi là cây thuốc Bỏng, Cây lá bông (Kalanchoepinnata (Lam.) Pers.) thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Mô tả: Cây thảo cao cỡ 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dày; mép lá khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam mọc thành xim rũ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở kẽ lá. Ra hoa vào tháng 2 -5.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SEN

Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) thuộc họ Sen (Nelumbo = naceae). Mô tả: Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ (Ngó sen), từ đó mọc lên những lá có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhiều nhị (Tua sen) và những lá noãn rời; các lá noãn này về sau thành quả, gắn trên một đế hoa hình nón ngược (Gương sen). Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (Tâm sen), gồm 4 lá non gập vào trong.