Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY LONG NÃO

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bột long não có màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị cay nóng. Có tác dụng chữa trị một số bệnh như: Tiêu chảy thể hàn; viêm họng; ho có đờm;...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DƯA HẤU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Dưa hấu vị ngọt tính lạnh. Có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, khoan trung hạ khí, chữa yết hầu sưng đau, bệnh ly, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát. Có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÁ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau má có vị đắng ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi sữa và chữa các chứng bệnh thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LỰU TẨY SÁN

* Đặc tính: - Lựu là một cây vừa làm cảnh vừa có thể ăn quả. Có nhiều giống lựu, nhưng phố biến nhất là lựu hoa đỏ và lựu hoa trắng. - Quả lựu to bằng nắm tay, vỏ dày và cứng, trong có rất nhiều hạt nhỏ, mọng. chứa một thứ dịch ngon ngọt được nhiều người ưa thích. Trong 100g lựu chứa 79g nước. 0,6G proti, 0,6g axit hữu cơ, 16,5g gluxit, 2.5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 73 calo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - Ý DĨ CHỮA CAM TÍCH, CHẬM LỚN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây ý dĩ có tên khoa học là Croix Lachryma Jobi L. Là một loại cây thảo thuộc họ lúa (Poaceae), mọc thành bụi, gần giống cây ngô, cao 1 - 2m, thân nhẵn bóng, vạch dọc. Lá hình dải dài 10 - 40cm. Quả nhỏ nhẫn bóng, màu xám nhạt, một mặt phẳng, một mặt lồi dùng làm thức ăn và làm thuốc, gọi là hạt ý dĩ. - Cây ý dĩ mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi. Cuối thu đầu đông cây già chết, quả chín, phơi khô lấy nhân. Do hàm lượng tinh bột protid và lipid cao nên ý dĩ được dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Nhiều món ăn ngon có ý đĩ như: chè ý dĩ long nhãn, táo tàu, hạt sen, ý dĩ hầm thịt gà... vừa ngon vừa bổ dưỡng. - Ý dĩ vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ, mạnh tỳ vị, lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ phế.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ RIỀNG CHỮA TIÊU CHẢY

* Đặc tính: Cây riềng thường được nhân dân ta trồng lấy củ. Khi thu hoạch củ riềng cắt bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô. Khi tươi củ riểng có màu vàng nhạt, khi khô chuyển màu đỏ. Riểng là gia vị làm cho nhiều món ăn ngon hơn, đồng thời là vị thuốc kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon và chữa các chứng ăn khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Một thành viên đặc biệt (có trong cả củ gừng) trong củ riềng, đó là một loại tinh dầu có thành phần chủ yếu là xincola và metylxinamal. Theo Đông y, riểng vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa. Liều lượng mỗi ngày từ 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG VỊ THUỐC TỪ HẠT RAU CẢI BẸ

* Đặc tính: - Rau cải tiếng Hán gọi là giới thái, còn hạt được gọi là giới tử. - Rau cải vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi, làm khoan khoái trong hông, ngực yên thận, thông khiếu lợi đàm, trừ ho đốc. - Hạt cải có vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái, trị được cái chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng tê dại, mụn nhọt. Hạt cải có tác dụng chữa nhiều hơn rau cải.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA RAU CẦN

* Đặc tính: - Rau cần có hai loại: rau cần ta và rau cần tây. Cả hai đều dùng dưới dạng rau xào và nấu. - Rau cần ta có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi đại tràng, thông tiểu ích khí, kích thích giúp ăn ngon, cầm máu, giải nhiệt, chống khát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SẢ

* Đặc tính: - Sả là một cây gia vị được nhân dân ta dùng phổ biến, đồng thời cũng là một cây thuốc trừ cảm cúm và trừ côn trùng tốt. Đây là một cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi. Cây có thân rễ (củ) màu trắng hoặc hơi tím. Lá sả dài hình hơi giống lá lúa, có bẹ hơi ráp. Trong lá sả có chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citroniola. Toàn cây có tinh dầu thơm mát rất dễ chịu. - Theo Đông y, sả có vị the, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MĂNG CỤT, SAN NHÂN

QUẢ MĂNG CỤT TRỊ TIÊU CHẢY * Đặc tính và công dụng: - Quả măng cụt được trồng nhiều ở Nam Bộ, vỏ quả cây măng cụt có vị chát. thường dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày: sắc 10 - 20g vỏ quả măng cụt lấy nước uống. SA NHÂN CHỮA TỲ VỊ KHÍ TRỆ * Đặc tính: - Sa nhân là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh thông thường. - Sa nhân có vị cay, tính ấm, hơi rét, có tác dụng trừ lạnh làm ấm bụng, tiêu khí trệ, bớt nôn đầy, mạnh tỳ vị...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÚP ỔI CHỮA BỆNH BẠCH ĐỚI

* Đặc tính: Cây ổi thường được nhân dân trồng lấy quả trên những vùng đất có nhiều mối, đất cằn. Cây ổi có thân trơn, hoa trắng từng chùm, lá cứng có gân nổi, có nhiều cành và rất giai dòn. Búp ổi có chất chát, sát trùng rất tốt, được dùng trong nhiều phương thuốc trị bệnh hay.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHÓT CHỮA THỔ HUYẾT

* Đặc tính : - Nhót là cây ăn quả được nhiều người ưa thích, loại quả này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (vitamin C, A...) cho cơ thể con người. Đặc biệt nhót còn được nhân dân dùng như một vị thuốc chữa trị một số bệnh thông thường. - Quả nhót có vị chua, chát, ngọt, tính bình, có tác dụng: ngưng hen suyễn, cầm ỉa chảy. Ấn vừa phải thì khỏi khát, mát phối, hạ khí, ngừng nôn, nhưng ăn nhiều thì kinh đờm, kém tiêu. - Lá nhót có vị đắng, tính bình. Người hư hàn, lạnh bụng kiêng ăn nhót. (Lá này là lá nhót Nhật Bản, không phải nhót ta).

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HỒNG XIÊM TRỊ TIÊU CHẢY

* Đặc tính: - Cây hồng xiêm được nhân dân ta trồng khá phổ biến trong vườn để lấy quả ăn và chữa trị một số bệnh dân gian. - Lá cứng, giòn. Quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. - Vỏ cây hồng xiêm cũng như búp ổi, búp chè, nụ sim... là những vị thuốc sẵn có, tiện thu hái quanh năm, nên chú ý sử dụng và phối hợp khi cần. - Vỏ cây hồng xiêm già và quả xanh có chất chát, có tác dụng cầm tiêu chảy.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GẠO NẾP CHỮA CHẢY MÁU CAM

* Đặc tính: - Gạo nếp có giá trị đinh dưỡng rất cao. Theo danh y Uông Ngang đời Thanh, gạo nếp có tên gọi là nhu mễ, vị ngọt, tính ấm, chất dẻo, mùi thơm, làm mạnh phổi. - Ăn gạo nếp chữa được chứng tì vị hư hàn, đại tiện phân lỏng, tiểu tiện khó, mồ hôi trộn, giải được chất độc. Tuy nhiên ăn nhiều chất nếp sẽ sinh nhiệt, dễ sưng nướu răng, mọc mụn, nhọt, nóng cổ khó chịu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ SEN GIẢM BÉO, TIÊU MỠ

* Đặc tính: - Sen được trồng nhiều ở nước ta trong các đầm nước, trong lá sen có khoảng 0,2 - 0,3% tamin, một lượng nhỏ ancaloit và một số chất khác. - Lá sen là một vị thuốc tốt có tên là hà điệp, liên điệp, có vị đắng, tính bình, vào 3 kinh: can, tỳ, vị.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẰNG LĂNG TÍA CHỮA HẮC LÀO

* Đặc tính: - Bằng lăng tía có tên khoa học là Lagertroemia Calyculata Kurz, còn có tên khác là săng sẻ, bằng lăng ổi, rơ pha. - Bằng lăng là một cây gỗ cao, lá mọc so le hình mác, cành non có cạnh có lông, hoa mọc thành trùm, màu vàng, quả mang hình trứng. - Trong Đông y đây là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh, dược liệu có mùi thơm, chát, không độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CÚC ÁO CHỮA NHỨC GÂN

* Đặc tính: - Cúc áo có tên khác là cúc áo hoa vàng, nụ áo vàng, cỏ the, nút áo, cuống trầm, cúc lác, phắc khát, cỏ nhà hàn (tiếng Thái), là loại cây nhỏ, cao 30 - 60cm, thân mọc thẳng đứng hoặc nằm ngang ở phần gốc, nhẵn hoặc có lông nhỏ. Lá mọc đối hình bầu dục, gối hơi thuôn, đầu nhọn, mép khía rãnh gân chính 3. Cụm hoa mọc ở ngọc thân thành đầu màu vàng trên một cán dài 8 - 10. - Cây mọc hoang khắp nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, thường mọc ở chỗ đất ẩm trong vườn, ven đường đi, các bãi sông, bờ nương rẫy. Cây có khả năng sinh sản mạnh, phát triển nhanh. - Cây dễ thu hái nhất vào mùa thu, phơi khô. Hoa hái lúc còn màu vàng lục, dùng tươi hay phơi khô. Tất cả các bộ phận của cây, dùng làm thuốc đều có vị cay tê, nóng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHỔ SÂM CHỮA ĐAU BỤNG

* Đặc tính: Khổ sâm còn gọi là lá úc đúc, dân tộc Thái còn gọi là có chạy đón, cây nhỏ, cao 1 - 2m, cành thon mảnh. Lá mọc so le có khi tụ họp nhiều lá như kiểu mọc võng, hình mũi giáo, tù ở gốc, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên, Dài 5 - 9cm, rộng l - 3cm, hai mặt có lông hình khiên, óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân chính tỉa từ gốc hợp với 2 tuyến dạng răng nhỏ, cuống lá cũng có lông hình khiên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 2 - 7cm, gồm cả hoa đực và hoa cái hoặc cụm hoa đực và hoa cái riêng, lá bắc hình vảy rất nhỏ, hoa đực có cuống ánh bạc, 5 lá đài hình bầu dục, 5 cánh hoa thuôn dài, có lông mịn ở mép, nhị 12, chỉ nhị có lông tơ ở phần dưới, hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục, mũi mác bầu hình cầu thuôn dần ở đỉnh. Quả hình cầu khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một bướu nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc, hạt hình trứng có mỏ, màu nâu hung, mùa hoa quả tháng 5 - 8. - Theo y học cổ truyền. khổ sâm có vị đắng, chát, hơi ngọt, mùi hôi hắc, tính mát

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HỒ TIÊU

* Đặc tính: - Hồ tiêu là hạt gia vị đặc sản của các nước phương Đông. Có nhiều loại hồ tiêu như: hồ tiêu sọ, hồ tiêu đen... - Hồ tiêu có vị cay, mùi thơm, tính nóng. - Hoạt chất gây cay trong hồ tiêu có tên khoa học là Piperin, Piperidin, Chalvicin và Piperetin. * Công dụng: