* Đặc tính:
- Hồ tiêu là hạt gia vị đặc sản của các nước phương Đông. Có nhiều loại hồ tiêu như: hồ tiêu sọ, hồ tiêu đen...
- Hồ tiêu có vị cay, mùi thơm, tính nóng.
- Hoạt chất gây cay trong hồ tiêu có tên khoa học là Piperin, Piperidin, Chalvicin và Piperetin.
1. Chữa tiêu chảy, thổ tả:
Bài thuốc 1:
- Hồ tiêu sọ 20g giã nát
- Củ riềng gió 50g, tán bột
- Vỏ quýt khô 30g, cắt nhỏ
Tất cả ngâm với 500ml rượu trắng trong khoảng 15 - 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 15ml.
Bài thuốc 2:
- Hồ tiêu sọ 50g
- Bán hạ chế 50g
Tất cả tán nhỏ, trộn với nước gừng, làm thành viên, ngày uống 15 -20 viên với nước gừng loãng.
Bài thuốc 3:
- Hồ tiêu sọ 40g
- Đại hồi 40g
- Nhục quế 40g
- Bạch đậu khấu 40g
- Cao hương 40g
- Cam thảo 20g
Tất cả phơi khô, tán nhỏ ngâm với 1l rượu 700, sau 3 ngày trở lên đem ra dùng. Người lớn uống từ 1 - 3 thìa cà phê cách nhau 2 giờ cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ em uống từ 1 - 3 thìa cà phê cách nhau 2 giờ cho đến khi khỏi bệnh.
2. Chữa đau răng:
- Hồ tiêu nghiền nhỏ, pha rượu, cô viên, xát vào chân răng, ngày 1 - 2 lần.
3. Chữa bệnh tê thấp:
- Hồ tiêu đại hồi 40g
- Phèn chua 20g
Tất cả ngâm với 1l rượu trong 15 ngày. Xoa bóp ngoài da cho thuốc ngấm, làm liên tục cho đến khi thuyên giảm.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Hạt Tiêu
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - HỒ TIÊU
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - HỒ TIÊU
Nhận xét
Đăng nhận xét