* Đặc tính:
- Lựu là một cây vừa làm cảnh vừa có thể ăn quả. Có nhiều giống lựu, nhưng phố biến nhất là lựu hoa đỏ và lựu hoa trắng.
- Quả lựu to bằng nắm tay, vỏ dày và cứng, trong có rất nhiều hạt nhỏ, mọng. chứa một thứ dịch ngon ngọt được nhiều người ưa thích. Trong 100g lựu chứa 79g nước. 0,6G proti, 0,6g axit hữu cơ, 16,5g gluxit, 2.5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 73 calo.
* Công dụng:
1. Tẩy sán dây (sán xơ mít):
Lấy 30 - 40g vỏ rễ (và vỏ thân lựu) cắt nhỏ, ngâm vào 750ml nước trong 6 giờ, sắc lấy 500ml nước, bỏ bã. Uống vào buổi sáng lúc đói, chia làm 2 - 3 lần, cách nhau nửa giờ. Hai giờ sau khi uống thuốc, dùng một liều thuốc tẩy Magiê sulphat (chú ý không dùng thuốc tẩy dầu, có thể bị ngô độc), sau đó nằm nghỉ, đợi lúc mót đại tiện, ngỗi nhúng hẳn mông vào một chậu nước ấm để sán ra cả đầu. Trẻ em và phụ nữ có thai không được dùng thuốc này.
Ngoài tác dụng tẩy sán, vỏ rễ và vỏ thân lựu còn được dùng ngậm chữa đau răng. Vỏ thân lựu kết hợp vỏ rễ dâu mỗi thứ 20g sắc uống chữa được chứng đái dắt, đái són.
2. Chữa kiết lỵ ra máu:
- Hoa lựu 50g
- Rau sam 50g
- Nhọ nổi 30g
- Rau má 30g
- Kin ngân hoa 30g
- Rễ cúc hoa vàng 10g
Tất cá đều dùng tươi, đem rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với nước rồi cô thành cao lỏng, trộn với xirô với tỷ lệ 1/1.
Trẻ em 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 1 - 2 thìa cà phê, trên 10 tuổi uống 2 - 3 thìa, ngày uống 2 lần.
Người lớn mỗi lần uống 4 - 6 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.
3. Chữa tiêu chảy lâu ngày:
Dùng 15 - 20g vỏ quả lựu sắc với 400ml nước, thu 100ml nước thuốc, thêm đường vào uống cả 1 lần trong ngày. Dùng từ 7 đến 10 ngày.
Hoặc lấy 200g vỏ quả lựu, rửa sạch, cạo bỏ màng trong, cắt nhỏ, cho vào nồi với 1 lít nước, đun sôi trong nửa giờ, gạn lấy nước, sau đó cho 500ml nước nữa, tiếp tục đun sôi nửa giờ, lọc lấy nước. Gộp 2 nước lại cô còn 500ml, thêm đường và chất thơm để bảo quản và dùng được lâu. Người lớn ngày uống 4 lần, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê. Dùng liên tục 7 - 10 ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: TRỊ GIUN SÁN - Cây Thạch Lựu
Xem thêm: CHỮA LỴ TRỰC TRÙNG - Vỏ Lựu
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LỰU
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - LỰU
Xem thêm: CHỮA BỆNH NỘI KHOA - KIẾT LỴ
Nhận xét
Đăng nhận xét