Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Tiêu Hóa

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG GIỔI (HÚNG QUẾ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng giổi vị cay, tính ấm, vào phế âm có tác dụng giải cảm, tan huyết tụ và thoát mồ hôi.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY KIM ANH TĂNG SỨC TRỊ TIÊU HÓA KÉM

* Đặc tính: Cây kIm anh có tên khoa học là Rosa Laevigate, thuộc họ hoa hồng. Là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, vươn rất dài chứ không phải dây leo, trông giống như cây hoa hồng. Nhiều nơi trồng làm hàng rào, vừa có hoa đẹp, vừa làm thuốc được. Cây kim anh mọc hoang ở các đôi thấp ở Cao Bằng, Lạng Sơn.  Đến mùa có quả già (màu vàng), người dân hái quả cho vào bao, buộc chặt, dùng gậy đập để rụng gai trên quả, sau đó bổ đôi, cao bỏ hết hột ở bên trong phơi hay sấy khô để dùng hoặc bán cho các hiệu thuốc.  Mỗi lá cây gồm 3 lá chét hình trứng, mép lá có hình răng cưa nhỏ, cành có nhiều gai cúp về hướng gốc. Hoa có 5 cánh màu trắng. Quả giả hình trứng, dài 1,5cm, rộng 0,6cm, khi quả có màu vàng là lúc hái được. Trong quả giả có nhiều hạt - hạt chính là quả thật, phải cạo bỏ quả thật vì có độc.  Có thể nhân giống bằng cách giâm cành như trồng cây hoa hồng hoặc bứng cây non, hoặc dùng hạt (quả thật) ươm. Quả già dùng để làm thuốc nhiều nhất, gọi là kim anh tử, có chứa nhiều vitamin A, có vị ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÀNH NGẠNH CHỐNG BÉO BỆU

* Đặc tính: Cây lành ngạnh còn có tên là thành ngạnh, hoàng ngu mộc, hoàng ngu trà, cây cỏ ngọn, họ măng cụt. Cây thân mộc (gỗ), cao 10 - 15m. Cây mọc hoang ở những đồi thấp, ráo, không mọc nơi ẩm thấp, cây có gai, to ở quanh gốc, gọi là ngạnh. Thân cây có màu vàng như da con bò, gọi là hoàng ngu mộc. Lá non được dùng thay trà gọi là hoàng ngu trà. Lá hình mác, dài 12 - 20 cm, rộng 4 - 5cm. Lá non có nhiều lông tơ, màu đỏ, gọi là cây đỏ ngọn. Cây có vị, ngọt, đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ RIỀNG CHỮA TIÊU CHẢY

* Đặc tính: Cây riềng thường được nhân dân ta trồng lấy củ. Khi thu hoạch củ riềng cắt bỏ phần rễ, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô. Khi tươi củ riểng có màu vàng nhạt, khi khô chuyển màu đỏ. Riểng là gia vị làm cho nhiều món ăn ngon hơn, đồng thời là vị thuốc kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon và chữa các chứng ăn khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Một thành viên đặc biệt (có trong cả củ gừng) trong củ riềng, đó là một loại tinh dầu có thành phần chủ yếu là xincola và metylxinamal. Theo Đông y, riểng vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, nôn mửa. Liều lượng mỗi ngày từ 3 - 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu thuốc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÙI CHỮA LOÉT NIÊM MẠC LƯỠI

* Đặc tính: - Rau mùi còn gọi là rau ngò ta, phân biệt với ngò tây (ngò gai). - Rau mùi được gieo trồng làm rau thơm ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn. - Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu sởi mọc được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MĂNG CỤT, SAN NHÂN

QUẢ MĂNG CỤT TRỊ TIÊU CHẢY * Đặc tính và công dụng: - Quả măng cụt được trồng nhiều ở Nam Bộ, vỏ quả cây măng cụt có vị chát. thường dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày: sắc 10 - 20g vỏ quả măng cụt lấy nước uống. SA NHÂN CHỮA TỲ VỊ KHÍ TRỆ * Đặc tính: - Sa nhân là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh thông thường. - Sa nhân có vị cay, tính ấm, hơi rét, có tác dụng trừ lạnh làm ấm bụng, tiêu khí trệ, bớt nôn đầy, mạnh tỳ vị...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA NHÀI CHỮA ĐAU MẮT SƯNG ĐỎ

* Đặc tính: - Hoa nhài thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh, lấy hoa để tẩm ướp trà. - Hoa nhài, lá nhài có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ CHANH CHỮA CHƯỚNG BỤNG

* Đặc tính: - Cây chanh được dùng ở trong vườn, thường được dùng để pha nước giải khát, dùng trong các bữa cơm hàng ngày. - Cây chanh không cao, nhiều cây có tán rộng, thân cây nhỏ và có nhiều cành. Cây chanh trổ hoa vào tháng hai và đến tháng 6 là ra quả. Hoa chanh nhỏ, chùm màu trắng. Quả chanh có vị rất chua, tính lạnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU CẢI CÚC GIÚP TIÊU HÓA

* Đặc tính và công dụng: - Rau cải cúc được trồng làm rau ăn hàng ngày. - Rau cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, he, mùi thơm, tính mát, được coi là một loại rau làm thêm ngon cơm, giúp tiêu hoá, thanh đờm, chữa ho lâu ngày, tán phong nhiệt và chữa đau mắt. - Những người ăn uống chậm tiêu, viêm họng hay đau mắt, dùng ăn sống, hoặc nấu chín sẽ có tác dụng chữa bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐẬU XANH CHỮA CÁC LOẠI TRÚNG ĐỘC

* Đặc tính: - Đậu xanh còn được gọi là lục đậu. Có 2 loại đậu xanh: loại quan lục xanh màu cành liễu, loại đậu lục xanh láng như bôi dầu. - Theo sách "Nam dược thần hiệu" của đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, giải độc, có thể làm sạch, mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐINH HƯƠNG CHỮA NẤC, NÔN MỬA

* Đặc tính: - Cây định hương có tên khoa học Syzygium Aromaticun, được trồng nhiều ở Inđônêxia. - Trong cây định hương có chứa 15 - 20% tinh dầu thơm. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là eugenol với tỉ lệ 80 - 85%. - Dược liệu có vị cay tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, lành tính trong kết hợp với các dược liệu khác.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÁC và QUẢ BƯỞI

RAU MÁC CHỮA HÔI NÁCH * Đặc tính: Cây rau mác thuộc loại thân cao, hình dáng thẳng đứng, cây giữ cổng, cao gần 1m. Lá cây lưỡi mác hình mũi tên, cuống dài. Hoa ra vào mùa hạ, có 3 cánh, sắc trắng. * Công dụng: Chữa hôi nách: Dùng rau mác giã nhỏ, rửa sạch trước khi đi ngủ đem đắp vào nách rồi buộc chặt. Sáng hôm sau bỏ ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, sau đó xát tiếp chanh vào nách. Làm như vậy liên tục 15 ngày mùi hôi sẽ không còn nữa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ĐU ĐỦ CHỐNG VIÊM SƯNG

* Đặc tính: - Quả du đủ được dùng ăn ngay khi nó chín hay xào nấu khi quả còn xanh. Đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống ôxy hoá, chống lại các tác dụng độc hại của các gốc tự do là những tác nhân làm tăng quá trình lão hóa của tế bào, nguyên nhân gây nên lão hoá và nhiều bệnh tật nan y như: thoái hoá khớp, bệnh tim mạch, Alzheimer... - Qua phân tích thành phần hoá học, cứ trong 100g đu đủ chín có 90g nước; 1g protid; 6,1g acid hữu cơ; 7,7g gluxid; 0,6g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 30 calo. Đu đủ chín còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, đặc biệt là beta = caroten, vitamin C, canxi, photpho. Trong 100g đu đủ chín còn chứa 40mg canxi, 32mg photpho, 2,6mg sắt, 1,5mg caroten, 54mg vitamin C. Với tỉ lệ thành phần cấu tạo như vậy, đu đủ chín có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ và tiêu diệt bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ CAM CHỮA TAI CHẢY NƯỚC VÀNG

* Đặc tính: Quả cam có vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng giải khát, sinh tâm dịu, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Ở nước ta có hai loại: cam sành ở miền Nam khi chín vỏ vẫn xanh, ăn tương đối ngon nhưng ít được ưa chuộng, cam chanh quả nhỏ, ăn ngon nổi tiếng là cam chanh Nghệ An, cam Điện Biên, cam Thanh Hà... Ngoài ra còn loại cam mỏng vỏ: có giống cam đường, cam giấy, khi chín có màu đỏ rất đẹp. Cam đường có vị ngọt, cam giấy có vị hơi chua.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHỔ SÂM CHỮA ĐAU BỤNG

* Đặc tính: Khổ sâm còn gọi là lá úc đúc, dân tộc Thái còn gọi là có chạy đón, cây nhỏ, cao 1 - 2m, cành thon mảnh. Lá mọc so le có khi tụ họp nhiều lá như kiểu mọc võng, hình mũi giáo, tù ở gốc, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên, Dài 5 - 9cm, rộng l - 3cm, hai mặt có lông hình khiên, óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân chính tỉa từ gốc hợp với 2 tuyến dạng răng nhỏ, cuống lá cũng có lông hình khiên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 2 - 7cm, gồm cả hoa đực và hoa cái hoặc cụm hoa đực và hoa cái riêng, lá bắc hình vảy rất nhỏ, hoa đực có cuống ánh bạc, 5 lá đài hình bầu dục, 5 cánh hoa thuôn dài, có lông mịn ở mép, nhị 12, chỉ nhị có lông tơ ở phần dưới, hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục, mũi mác bầu hình cầu thuôn dần ở đỉnh. Quả hình cầu khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một bướu nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc, hạt hình trứng có mỏ, màu nâu hung, mùa hoa quả tháng 5 - 8. - Theo y học cổ truyền. khổ sâm có vị đắng, chát, hơi ngọt, mùi hôi hắc, tính mát

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ SẮN DÂY

* Đặc tính: Người ta thường chế biến củ sắn dây thành bột sắn dây màu trắng, vị nhạt. Y học cổ truyền coi đây là vị thuốc mát, có tác dụng giải nhiệt làm ra mồ hôi, ăn uống không tiêu, chữa các chứng sốt nóng, nhức đầu, khát nước, mẩn ngứa, mụn nhọt, kiết lị ra máu. Người lớn và trẻ em dùng đều rất tốt. Liều dùng hàng ngày 10 - 15g bột. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ CẢI CHỐNG UNG THƯ

* Đặc tính: - Của cải vị ngọt cay, tính lạnh, có tác dụng hạ khí, cắt cơn ho, hạ đờm, tiêu thức ăn, chữa chứng đầy bụng, có lợi cho việc đại tiểu tiện và thanh nhiệt giải độc. - Củ cải, hạt củ cải đều là những vị thuốc quý. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BƯỞI BUNG VÀ BỆNH PHONG THẤP

* Đặc tính: - Bưởi bung còn có tên là dái cá bái, cứu sát, cát bối, cây lưỡi ba, mác thao sáng... Cây cao 4 - 6m, vỏ cây màu nâu đỏ. Hoa trắng, thơm, hình trứng tròn. - Rễ, vỏ, thân, cành lá thu hái quanh năm, phơi khô làm dược liệu sắc uống. - Bưởi bung có vị ngọt. tính bình, có tác dụng hành khí tính bình, hoạt huyết, kiện tì chỉ khái. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BƠ CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

* Đặc tính sinh học và thành phần dinh dưỡng của bơ: - Bơ thuộc loại cây lấy gỗ, lá xoan. Hoa bơ nhỏ, màu xanh lục hay vàng nhạt, đài có lông mịn, hoa từng cụm dày đặc. Trái mọng lớn, nạc, dạng trái lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía khi chín. - Cây bơ có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, được nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, chủ yếu ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Cây bơ ở Việt Nam thuộc chủng Antilles, ra hoa vào tháng 6 - 8. - Trong 100gr thịt trái bơ chín, người ta phân tích thấy có 60g nước; 2,08g prôtid; 20,10g lipid; 7,4g gluxit; tro 1,26g; các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, viamm A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminaxit: cystin, tryptophan, ngoài ra còn có nhiều chất kháng sinh. Chính vì vậy mà trong sách Guines ghi bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra trong lá và vỏ cây chứa nhiều chất dầu dễ bay hơi (methyl - chavicol, alpha pinen) flavonoid, lanin...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - THẢO QUẢ CHỮA HÔI MIỆNG

* Đặc tính: - Thảo quả có tên khoa học là Amomun Auromaficum. Đây là loại cỏ lớn, thân rễ to khoẻ, màu hồng, mọc bò dưới đất, có hoa màu đỏ nhạt. - Dược liệu thảo quả có hình nhiều mặt, màu nâu, bao bọc bởi màng mỏng xanh xám trắng, chất cứng rắn, khi vỡ có mùi thơm hắc đặc biệt. Thảo quả thường được dùng làm nhân bánh và thơm dầu gội đầu tinh chế. - Thảo quả có vị cay, sít, tính ấm, có tác dụng giảm đau, sát khuẩn, kích thích tiêu hoá, giải cảm, giảm sốt. * Công dụng: