Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Tiêu Hóa

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ VẢI NGĂN CHỨNG ĐAU BUỐT TINH HOÀN

* Đặc tính: - Quả vải có thể chế ra nhiều món đặc sản khác nhau: ngoài cách dùng nguyên liệu vải tươi, người ta còn tiến hành đóng hộp, đông lạnh hay làm long vải. Quả vải to như quả đào, có loại hình thoi, vỏ đỏ thẫm, bên trong có những đường gần màu lục chói mắt, là loại quả đẹp. - Không nên ăn quá nhiều vải, nhất là người mạnh khoẻ vì nó sẽ làm cho thừa sinh lực và máu, gây chảy máu cam. Hơn nữa sau khi ăn nhiều mà không có phụ nữa bầu bạn thì đêm sẽ bị trằn trọc, mất ngủ. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ PHẬT THỦ CHỮA VIÊM GAN

* Đặc tính: - Phật thủ là loài thực vật họ vân hương, có nhiều tên như cam phúc thọ, cam ngư chỉ… - Trong quả phật thủ có chứa chất limettin, còn có cả lượng ít các chất mycrica sylose và hespetidin, chất thơm hăng xông lên có tác dụng rõ rệt đối với một số bệnh. * Công dụng: Quả phật thủ có công năng điều chỉnh làm cho khí phận trong cơ thể bình thường và làm thư giãn căng thẳng lổng ngực, hoá đàm tiêu chướng, trị đau tức ngực, đau bụng, dạ dày do thần kinh gây nên...

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Thực phẩm nếu như bảo quản không tốt, bị ôi thiu khi dùng chế biến thức ăn rất dễ gây ngộ độc. Ngoài ra, nếu xử lý thực phẩm không tốt như rửa không sạch, thuốc trừ sâu chưa bị phân hủy, khử sạch, bị ô nhiễm v.v... khi ăn vào cũng gây ngộ độc. CÁC MÓN CHỮA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - CHÁN ĂN

Nhiều người do sức ép và thần kinh căng thẳng thường mắc chứng chán ăn, nhất là vào mùa hè nóng nực. Nhiều loại rau xanh giàu vintamin và chất khoáng có khả năng làm cho người ta thấy ăn ngon miệng, sinh tân dịch, chống khô khát.

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Những người có thói quen ăn quá nhanh hoặc ăn không theo giờ giấc cố định, thường xuyên thức khuya, ăn tối quá muộn thường xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện cụ thể là hay ợ hơi, bị nặng có thể nôn mửa. Chú ý chọn ăn những loại rau có tính ấm để làm cơ thể ấm lên, đồng thời điều chỉnh chức năng của dạ dày, ruột, như vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Đau dạ dày do nguyên nhân sức ép tâm lý tinh thần là chứng bệnh thường gặp trong thời đại văn minh hiện đại. Nếu đau dạ dày mà chỉ dựa vào thuốc để chạy chữa thì đó không phải là cách chữa bệnh lâu dài. Nếu biết sử dụng các món ăn hàng ngày có tác dụng chữa bệnh để cải thiện tình hình bệnh tật thì đó mới chính là biện pháp chạy chữa tận gốc lành mạnh và hiệu quả. Có rất nhiều loại rau xanh có tác dụng chữa đau dạ dày, trong đó những loại rau có màu vàng hầu hết đều chứa nhiều carotein và vitamin mang tính kháng axit, ăn nhiều rau màu vàng như cà rốt, cà chua có thể hạn chế phát sinh bệnh đau dạ dày. CÁC MÓN CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY 1. Sinh tố sâm Cao ly Nguyên liệu: Sâm Cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng. Cách làm: - Rau rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. - Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần. Tác dụng chữa bệnh: Giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột. 2. Rượu nho, rau mùi Nguyên liệu: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Cách làm: - Rau mùi rửa sạch

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - BỆNH VIÊM DẠ DÀY, ĐƯỜNG RUỘT

Ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay dẫn đến rối loạn tiêu hóa vẫn là những trường hợp thường gặp. Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến viêm dạ dày, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, trong bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng... là những loại rau có thể lựa chọn.

GIÁ TRỊ CHỮA BỆNH CỦA RAU XANH

I. ĂN RAU XANH THƯỜNG XUYÊN CÓ LỢI GÌ? * Giải độc, thải độc: Cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa được tiêu hóa và phân giải. Rau xanh có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể, sau đó thải ra ngoài. Vì vậy rau xanh có tác dụng thải độc rất tốt, có lợi cho việc "làm sạch" huyết dịch, nên cũng có tác dụng giải độc. * Nhuận tràng, lợi tiêu hóa: Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều xenlulô, có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều loại rau xanh có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và axit hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể. Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc trái cây sinh tố sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đối chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện. Những người ha

CÂY RAU LÀM THUỐC - XƯƠNG SÔNG

Xương sông hay Rau húng ăn gỏi - Blumea myriocephala DC. = Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mếp có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng nhạt hợp thành chuỳ dài ở ngọn. Xương sông là cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nơi lấy lá làm gia vị, ăn gỏi cá, gỏi thịt để nướng chả và làm rau ăn chống dị ứng đối với thức ăn tanh như lươn, ốc cá. Ngâm lá cây trong muối vài ngày dùng làm gia vị. Xương sông thường đi kèm Rau ngót trong món canh cá. Cũng dùng nấu canh thịt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - XÀ LÁCH

Xà lách, Rau diếp đều cùng một loài. Chúng đều là những cây thảo sống hằng năm. Thân thẳng, hình trụ, phân cành. Trong thân và cuống lá có mủ trắng. Lá ở gốc, có cuống; còn các lá ở trên không cuống; có 2 tai. Các lá thường nhăn nheo, hơi quăn ở các mép. Hoa đầu hợp thành chuỳ kéo dài, trên mỗi đầu có trên 20 hoa vàng, toàn là hoa hình môi. Quả bế có lông trắng. Có đến trên 100 thứ Xà lách. Ở nước ta, thường trồng cây Xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn trông tựa như Cải bắp thu nhỏ (ta thường gọi là Xà lách quăn, Xà lách Đà lạt (Lactuca sativa L. var. Capitata L.) thuộc họ Cúc cũng như Rau diếp hay Xà lách thường.

CÂY RAU LÀM THUỐC - VẢ

Vả - Ficus auriculata Lour. = F. roxburghii Wall, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae. Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, có nhiều cành, có lông cứng và thưa. Lá lớn, hình trái xoan, thường là tròn, có khi hình tim ở gốc; chóp tròn hay có mũi nhọn; phiến mềm, có lông ở mặt dưới; 5-7 gân gốc, mép khía răng không đều, cuống lá dài, to; lá kèm màu hung, cao 2,5cm. Cụm hoa sung ở gốc thân hay ở trên cành già trên những nhánh riêng không có lá, rộng đến 4cm, có lông vàng vàng, sẽ phát triển thành quả phức to, xếp dày đặc trên thân, hình cầu dẹp, có nhiều lông thưa, khi chín màu đỏ thắm, giữa có keo thơm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI TÂY

Tỏi tây - Allium porrum L., thuộc họ Hành - Alliaceae, là loại cây thảo 2 năm, cao 40-140cm. Hành (củ) hình trụ, trắng (Tỏi tây dài) hoặc hình tròn (Tỏi tây ngắn), rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, thẳng, mở rộng, nhọn, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có mầu lục hơi luốc. Hoa hồng, xếp thành hình tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím. Cây gốc ở vùng Địa trung hải, đã được thuần hoá rất tốt tại Việt Nam và chịu đựng được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Ở Đà lạt, tỉnh Lâm đồng cũng có trồng nhiều.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TÍA TÔ

Tía tô hay Tử tô - Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng, cao tới 1m. Thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép khía răng uốn lượn, màu tím hoặc xanh tía, có lông. Hoa trắng hay tím, mọc ở đầu cành hay nách lá thành chùm... Quả bế tư, hạt hình cầu, màu nâu nhạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - THÌA LÀ

Thìa là hay Thì là - Anethum graveolens L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây thảo sống hằng năm, có thân nhẵn, cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc. Lá có bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim, có các phiến nhỏ hình sợi; các lá ở ngọn tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ, các tán này có 20-40 hoa màu vàng. Quả bế kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SO ĐŨA

So đũa - Sebania grandiflora (L.) Pers, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây nhỡ, cao 8-10m. Lá kép lông chim mọc so le, gồm 20-25 đôi lá chét hình bầu dục thuôn. Hoa to, màu trắng hay hồng, mọc thành chùm ngắn 2-3 cái thõng xuống ở nách lá. Quả dài như chiếc đũa, chứa nhiều hạt màu nâu. So đũa là một loài cây rất có ích cho nhà nông, vì hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng. Ở miễn Nam nước ta, So đũa được trồng nhiều làm cây cảnh vì có hoa đẹp, hoặc trồng làm cây chủ cho hồ tiêu leo và cho đậu rồng leo. miền Bắc, So đũa được trồng tại Hà nội, Hải phòng, Thanh hoá, thường trồng ở ven bờ ao.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SEN CẠN

Sen cạn - Tropaeolum majus L., thuộc họ Sen cạn - Tropaeolaceae. Cây thảo mọc leo hay không, sống hằng năm. Lá giống lá Sen, có cuống dài đính ở giữa phiến tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay màu đỏ. 5 lá đài nhọn, lá đài sau mang một cái cựa hình nón, cong ở đầu, 5 cánh hoa không bằng nhau. Nhị 8, rời nhau. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa l noãn. Quả lớn, cỡ 1cm, có 3 mảnh vỏ, có vách dày và xốp, chứa 3 hạt. Sen cạn gốc ở rừng sâu châu Mỹ, phân bố từ Chi-lê cho tới tận Mêhicô. Người ta mô tả nó đầu tiên vào thế kỷ 16, với tên gọi là Hoa màu máu của Pêru. Còn gọi là Cải soong Mỹ hay Cải soong Mehicô. Có người còn gọt nó là Hoa tình yêu do tính chất kích dục của nó.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SẢ

Sả, Sả chanh hay Cỏ sả - Cymbapogon citratus (DC.) Stapf, thuộc họ Lúa - Poaceae. Có cao khoảng 1,5m, sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài đến 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống. Sả là loại cỏ có mùi thơm sớm được phát hiện ở nước ta từ trước thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Ngày nay, Sả được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt lợn cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn. Lá Sả dùng nấu nước gội đầu và thường dùng phối hợp với các loài cây có tinh dầu khác trong nồi xông giải cảm cổ truyền.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RIỀNG

Riềng, Riềng ấm, Cao lương khương, Phong khương - Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao cỡ 1m, có thân rễ dài, bò, hình trụ, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt, màu trắng nhạt. Lá không cuống, hình ngọn giáo. Hoa tập hợp thành chuỳ trên những ngọn thân giả mọc từ thân rễ, cánh môi của hoa có màu trắng có vân đỏ. Quả hình cầu, có lông.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU SAM

Rau sam - Portulaca oleracea L., thuộc họ Rau sam - Portulacaceae. Cây thảo có thân mọng nước, mọc bò và nửa đứng. Thân cành có màu đỏ tím nhạt. Lá nhỏ, nguyên và nạc, màu lục sẫm nhiều hay ít, hình răng con ngựa (nên có tên là Mã xỉ hiện). Hoa màu vàng. Quả thuộc loại quả hộp mở bằng nắp nứt ngang chứa nhiều hạt đen. Rau sam là cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, vườn, sân ở vùng đồng bằng, trên các bờ ruộng, các chân ruộng đất cát pha ẩm ướt trồng hoa nầu. Ở các tỉnh phía Bắc, Rau sam phát triển mạnh vào mùa hè.