* Đặc tính:
- Đậu xanh còn được gọi là lục đậu. Có 2 loại đậu xanh: loại quan lục xanh màu cành liễu, loại đậu lục xanh láng như bôi dầu.
- Theo sách "Nam dược thần hiệu" của đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, giải độc, có thể làm sạch, mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt.
* Công dụng:
1. Trị chứng “sưng quai bị, phát sốt đau nhức”:
Khi bị nhiễm chứng sưng quai bị, đau nhức phát sốt, lấy một vốc đậu xanh, tán nhỏ, trộn với giấm, phết lên chỗ sưng, khô lại thấm thêm giấm, mỗi ngày làm nhiều lần.
2. Chữa đau tức vùng thượng vị:
Bỗng nhiên bị đau vùng thượng vị, hay ợ chua, trong người khó chịu, lấy 21 hạt đậu xanh, 14 hạt tiêu nguyên, cho cả vào cối giã thành bột uống với nước sôi để nguội.
3. Trị chứng dương vật lở:
Không phải do bệnh phong tình mà dương vật bỗng bị lở loét thì dùng đậu xanh, phân trâu, hai lượng bằng nhau, tán nhuyễn, rịt vào sẽ khỏi.
4. Chữa các loại trúng độc:
Đậu xanh nghiền sống, hoà đều trong nước uống thật nhiều cho đến khi nôn hết ra để giải độc.
5. Trị chứng thổ tả:
Lấy hai lạng bột đậu xanh, hai lạng đường cát trắng, dùng nước mưa hoà đều uống sẽ khỏi. Hoặc hái một nắm lá cây đậu xanh rửa sạch, giã lấy nước, cho thêm một chút giấm, uống sẽ cầm ngay.
6. Chữa gãy chân tay:
Khi bị gãy xương chân, tay dùng đậu xanh giã thành bột đem sao trong chảo đất mới mua cho tới khi bột chuyển sang màu tía. Lấy nước giếng hoà bột trát lên giấy có độ dai hay lụa mỏng quấn quanh phần tay hoặc chân bị gãy rồi dùng nẹp gỗ bó cho ổn khớp gãy.
7. Trị chứng bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau trằn bụng dưới khi hành kinh:
- Phụ nữ mắc các chứng trên lấy đậu xanh và gan lợn nấu cháo ăn rất tốt.
8. Chữa ngộ độc sắn:
Khi ngộ độc sắn, thấy chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, rạo rực khó chịu, tiếp theo là nôn mửa, thậm chí đau bụng, dần dần sắc mặt tái đi, khó thở, thở nhanh và nóng, lấy một chén đậu xanh, giã nát, đun sôi để nguội lọc qua nước chia làm hai phần uống cách nhau khoảng một hai giờ sẽ giải được chất độc.
9. Trị chứng giời ăn:
Lấy một vốc đậu xanh giã thật nát mịn, trộn với nước vo gạo cho đặc sền sệt đắp lên chỗ giời ăn, hễ khô lại tẩm nước vo gạo sẽ khỏi rất mau.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Đậu Xanh
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH
Nhận xét
Đăng nhận xét