Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Bổ-Bồi Dưỡng

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ÍCH MẪU

Còn gọi là cây Chói đèn (leonurus heterophyllus Sweet) thuộc họ Hoa môt (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm cao hơn 1m. Thân vuông, ít phân nhành. Lá mọc đối, có gốc gần như tròn, có răng cưa, rộng, các lá giữa dài, xẻ thùy, lá ở ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Hoa trắng hồng hoặc tím hồng xếp thành vòng ở kẽ lá. Quả nhỏ, 3 cạnh, có màu xám nâu. Ở loài Leounrus sibiricus L. lá phía trên chia thùy nhiều hơn, tràng 2 môi, môi trên dài hơn môi dưới. Cây ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 6- 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - HÀ THỦ Ô TRẮNG

Còn gọi là dây Sữa bò, cây Vú bò (Strepyocaulon Juventas Merr.) Thuộc họ Thiên lý (Asclepindaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đôi, phiến lá nguyên, hình bầu dục, đầu lá nhọn, góc lá tròn dài 4-14cm và rộng 2 - 9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả là 2 đài xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹp mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa, do đó mà có tên gọi trên.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GỐI HẠC

Còn gọi là Đơn gối hạc, Củ rối, Phí tử (Leea rubra Blume) thuộc họ Gối hạc (Leeaceae). Mô tả: Cây nhỏ, thường cao khoảng 1 - 2m, có khi hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu nom như Gối chim hạc. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng. Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le; các lá chét khía răng to. Hoa nhỏ màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả chín, có mầu đen. Mùa hoa quả: tháng 5 - 10.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GẤC

Gấc (Momordicu cachinchinensis (Lour.) Spreng.) thuộc họ Bầu bí(Cueurbitaceae). Mô tả: Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 - 5 thùy sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ, phía dưới tràng có bầu sẽ phát triển thành quả. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm. Hạt dẹt, cứng, màu đen. Mùa hoa quả: tháng 7 – 12.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐINH LĂNG

Còn gọi là cây Gỏi cá (polyscias fruticosa (L.) Hormas) thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao đến 1,5 - 2m; thân nhẵn, ít phân nhánh. Lá kép, mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, đầu nhọn. Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán, trên đó có nhiều hoa nhỏ màu trắng xám. Quả dẹt, màu trắng bạc. Mùa hoa tháng 1-7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DỪA

Dừa (Cocosnucifera L.) thuộc họ Cau (Arecaceae). Mô tả: Cây thân trụ cao tới 20m. Thân nhẵn, có nhiều vết sẹo to do bẹ lá rụng để lại. Lá rất to, có bẹ ôm lấy thân cây và một trục mang nhiều lá chét xếp 2 dãy đều đặn ở 3 bên. Bông mo (buông hoa) ở kẽ lá, lúc đầu ở trong một mo dày, phân nhánh nhiều thành bông, mỗi bông mang hoa đực ở trên và hoa cái ở dưới. Hoa đực có 6 mảnh bao hoa màu vàng, 6 nhị và 1 nhụy lép. Hoa cái lớn hơn, có 6 mảnh bao hoa, 3 lá noãn nhưng chỉ có 1 lá noãn phát triển thành quả hạch mang 1 hạt. Quả khô gồm 3 lớp vỏ, vỏ quả trong là Sọ đừa. Hạt to, có nội nhũ đặc biệt gồm phần nước ở trong và phần cứng (cùi Dừa) ở ngoài.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC

Còn gọi là Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạt niên thảo (Eclipta protetrata L.) thuộc họ Cúc (Compostitae). Mô tả: Cây thảo, cao 30 - 40cm, có thân màu lục đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đốt, có lông ở cá 2 mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế có ba cạnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHUỐI

Chuối (Musa paradisiaca L. subsp. sasientum Kuntue) thuộc họ Chuối (Musaceae). Mô tả: Cây có thân rễ to; lá cũng rất to; bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả hình trụ, cao 3- 4m. Lá có phiến to dài tái 2m. Khi cây Chuối đã đến lúc ra hoa, thì từ thân rễ mọc lên một thân thật, xuyên qua thân giả mà lộ ra ở ngọn, mang một bông hoa bao bởi nhiều lá bắc màu đỏ tía. Ở nách mỗi lá bắc, có khoảng 20 hoa xếp thành một nải 2 tầng. Quả mọng còn mang dấu vết của vòi nhụy. Quả của các giống trồng thường không có hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CAM THẢO ĐẤT

Còn gọt là Cam thảo nam (Seoparia dulcis L.) thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophuloriaceae). Mô tả: Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm, có thân nhẵn hóa gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, mầu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, chứa nhiều hạt. Ra hoa vào mùa hạ.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CAM THẢO DÂY

Còn gọi là Cườm thảo đỏ, Dây chi chi (Abrus precaforius L.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây leo với cành nhánh nhiều và mảnh. Lá dễ rụng, lá kép lông chim chẵn gồm 9-11 cặp lá chét thuôn, tù, màu lục sẫm, cuống lá chét có đốt cũng như cuống lá. Hoa nhiều, nhỏ, màu hồng hay tía nhạt, có tràng hoa dạng bướm, xếp thành chùy ở kẽ lá. Hạt hình trứng, nhẵn bóng, to bằng hạt đậu gạo, màu đỏ chói đẹp, có một đốm đen rộng bao tễ, Mùa hoa quả: từ tháng 3 - 5 trở đi.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - TÁO TÀU

Táo tàu bổ huyết, kiện tỳ Táo tàu (đại táo) là loại cây gỗ nhỏ, rụng lá, đầu mùa hè ra hoa nhỏ màu vàng nhạt, quả hạt hình bầu dục, màu vàng tươi, khi chín màu tím sâm. Táo tươi ăn thơm mát, có giá trị dinh dưỡng rất cao với nhiều protein, lipid, axit amin, vitamin A, B2, C, P, các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt, nhôm... Phần ăn được của táo chiếm 91% trọng lượng quả, cho nhiều nhiệt lượng; đặc biệt, hàm lượng vitamin trong táo rất cao. Cứ 100 gam táo tươi có 380-600 mg vitamin, cao gấp 70-80 lần táo tây. Từ cùi thịt quả đến hạt táo, vỏ cây, rễ cây đều là những vị thuốc nổi tiếng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - LONG NHÃN

Long nhãn bổ huyết, ích trí Nhãn có cùi thịt (long nhãn) trong, suốt, mọng ngọt, là một trong những thứ quý được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trong dân gian từng lưu truyền một truyền thuyết ly kỳ, thú vị về quả nhãn: Ngày xưa có một con ác long chuyên gây tai họa, hoa màu vườn tược thường bị nó làm ngập nước. Một chàng trai trẻ trí dũng song toàn đã thề chém bằng được con ác long đó đề trừ hại cho dân. Một buổi sáng sớm, con ác long lại dâng nước làm ngập ruộng vườn của dân, chàng trai tay cầm đại đao quyết chiến, cuối cùng đã chém được đầu con vật. Mắt con quái vật rơi xuống đất nảy mầm thành một loại cây. Khi cây ra quả, quả được gọi là long nhãn.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỖ TRỌNG

  Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Hán Việt khác: Tư trọng (Biệt Lục), Tư tiên (Bản Kinh), Mộc miên (Ngô Phổ Bản Thảo), Miên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Quỷ tiên mộc (Hòa Hán Dược Khảo), Hậu đỗ trọng, Diêm thủy sao, Đỗ trọng, Xuyên Đỗ trọng, Miên đỗ trọng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẢNG SÂM

Xuất xứ:  Bản Thảo Tùng Tân. Tên Hán Việt khác: Thượng đảng nhân sâm (Bản Kinh Phùng Nguyên), Liêu đảng, Đài đảng, Giao đảng, Đại sơn sâm, Xuyên đảng sâm, Nam đảng, Nam sơn sâm, Dã đảng-sâm, Chủng đảng sâm, Bạch đảng sâm, Hống đảng sâm, Sư tử bàn đầu sâm, Phòng phong đảng sâm, Lộ đảng-sâm. Tây lộ đảng, Văn nguyên sâm, Thượng đảng sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Trung linh thảo (Thanh Hải Dược Tài), Hoàng sâm (Bách Thảo Kính), Liêu sâm, Tam diệp thái, Diệp tử thảo (Trung Dược Đại Từ Điển), Lộ đảng, Đài đảng, Phòng đảng, Sứ đầu sâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẠI TÁO

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Khác: Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt Lục), Hồng táo (Hải Sư Phương), Can xích táo (Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ, Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu, Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô (Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo (Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo (Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo, Dương cung táo (Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - Ý DĨ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Giải lễ (Bản Kinh), Dĩ thực, Dĩ mễ, Mễ châu (Biệt Lục), Ý mễ nhân, Ý châu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô Ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ (Hòa Hán Dược Khảo), Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi (Cứu Hoang Bản Thảo), Cống mễ (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ÍCH TRÍ

Xuất Xứ:  Bản Thảo Thập Di. Tên Khác: Ích trí nhân (Đắc Phối Bản Thảo), Anh Hoa Khố, Ích Chí Tử (Khai Bảo Bản Thảo), Trích Đinh Tử (Trung Dược Tài Thủ Sách). Tên khoa học:  Alpinia oxyphylla Miq. Họ khoa học:  Họ Gừng (Zinggiberaceae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - VỪNG ĐEN

Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân. 100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - VIỄN CHÍ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), Yêu nhiễu, Cức quyển (Nhĩ Nhã), Nga quản chí thống, Chí nhục, Chí thông, Viễn chí nhục, Chích viễn chí, Khổ yêu, Dư lương, A chỉ thảo, Tỉnh tâm trượng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).