Còn gọi là Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạt niên thảo (Eclipta protetrata L.) thuộc họ Cúc (Compostitae).
Mô tả: Cây thảo, cao 30 - 40cm, có thân màu lục đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đốt, có lông ở cá 2 mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế có ba cạnh.
Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở khắp nơi, chổ ẩm mát. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Hạt chất và tác dụng: Cây chứa tinh dầu. tanin chất đắng, caroten, ancaloit (ecliptin), cumarin lacton và một flavonozit. Cỏ mực có tác dụng giống vitamin K, chống chảy máu tử cung, không làm tăng huyết áp và giãn mạch.
Theo Y học cổ truyền cây có vị ngọt mặn, tính mát, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, bổ thận, ích âm. Thường dùng làm thuốc cầm máu, chữa rong kinh, băng huyết, trĩ ra máu, lỵ, ỉa ra máu, nôn ra máu, bị thương chảy máu. Cũng còn dùng làm thuốc sát trùng trong bệnh ho lao, viêm cổ họng, ban chẩn, lở ngứa, đau mắt, sưng răng, đau dạ dày, bệnh nấm ngoài da gây rụng tóc.
Cách dùng: Dùng tươi giã nát, lấy nước uống hoặc sao cháy đen sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với Ngó sen, lá Trắc bá. Trong trường hợp sát trùng, cũng dùng sắc uống hoặc giã tươi lấy nước uống, bã đắp. Có thể dùng tươi, xoa tay chữa rát do vôi, chữa nấm ngoài da, nhuộm tóc có màu tím đen.
Viện chống lao trung ương và Viện chống lao K71 đã pha chế thành thuốc tiêm cầm máu, tiêm bắp thịt mỗi ngày 1 – 3 ống (2ml). Xí nghiệp Liên hiệp dược Kiên Giang đã sản xuất viên Etaba (cao cỏ Mực 50g, tá dược vừa đủ 100 viên, ngày uống ba lần, mỗi lần 2 viên) dùng cầm máu, chữa các chứng nôn ra máu, lỵ ra máu.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: CỎ MỰC-Cây thuốc bổ gan, trị rắn cắn?
Nhận xét
Đăng nhận xét