Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Mụn Nhọt Mẩn Ngứa

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY XOAN TRỊ GIUN CHUI CUỐNG MẬT

* Đặc tính: Cây xoan thường được nhân dân ta trồng lấy gỗ. Cây xoan có vị độc, tính linh, có tác dụng sát trùng. Vỏ xoan, quả xoan có độc, khi dùng làm thuốc phải thận trọng. Nếu dùng quá liều sẽ có hiện tượng ngộ độc, đau bụng nôn mửa, chóng mặt, mệt lả, tay chân tê dại. Dùng đường cát hay sắc cam thảo uống nhiều thì giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA MÀO GÀ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Hoa mào gà được nhân dân trồng làm cảnh và để lấy hoa chữa bệnh. - Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát. Hạt mào gà có vị đắng, tính mát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA HỒNG CHỮA LỞ MIỆNG

* Đặc tính: - Hoa hồng là loài hoa được nhiều người ưa thích, dùng để làm cảnh trong gia đình, hoặc những nơi công cộng. - Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính lành.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ RÁY CHỮA MỤN NHỌT

* Đặc tính và công dụng: - Củ ráy rất ngứa, có độc, tính lạnh, chủ yếu chữa bệnh ngoài da. - Chữa mụn nhọt, đau sưng trĩ, trượt ngã bị thương, rắn cắn: giã củ ráy đắp vào chỗ đau. Bị sưng vú giã củ ráy với cám rồi đắp. - Chữa mề đay, đau ngứa, lở da chảy nước (chân) dùng nước nấu tắm rửa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP ĐẮNG CHỮA ĐAU DẠ DÀY

* Đặc tính: - Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, hiện rất được chuộng dùng trong chế biến thức ăn. chế biến chè, dược liệu. - Quả mướp đắng có lớp vỏ ngoài sần sùi. Ăn mướp đắng có tác dụng trừ nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết. bớt mệt mỏi. giải phiền khát. Quả, hại mướp đắng đều có vị đắng ngọt, tính lạnh, tăng thêm khí lực, cường dương.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CHUA ME ĐẤT CHỮA SỐT CAO

* Đặc tính: - Cây chua me đất mọc ở trong vườn, ngoài đồng, mọc lan trên mặt đất. Lá cây chua me đất nhỏ, chia khoảng 3 cánh. Hoa chua me đất màu trắng. Quả dài hình vuông, có lông. Dùng chua me đất chế biến món ăn thay vị chua khác. - Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BẦU TRỊ BỆNH SỞI

* Đặc tính: Bầu là loại cây được trồng lấy lá và quả để chế biến thành các món ăn. Quả bầu dài từ 0,5 - 1m, có nhiều lông nhỏ, màu xanh nhạt, có vị ngọt, tính hơi lạnh. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn hàng ngày. Vì bầu có tính lạnh nên khi ăn nhiều sinh nôn tháo, người lạnh dạ không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SƠN ĐẬU CHỮA KIẾT LỴ

* Đặc tính: - Cây sơn đậu thuộc họ đậu, có tên khoa học là Fabaceae, tên khác là sơn đậu căn. - Cây sơn đậu mọc ở độ cao 800m trở lên, mọc nhiều ở tỉnh Cao Bằng, cây nhỏ nhiều cành, thân hình trụ, lá lông chim mọc so le, hoa màu vàng nhạt. - Dược liệu sơn đậu là những mảnh vỏ rễ, mặt ngoài màu nâu hoặc màu đen, có vết nhăn dọc, chất rắn cứng khó bẻ, không mùi, vị rất đắng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ SEN GIẢM BÉO, TIÊU MỠ

* Đặc tính: - Sen được trồng nhiều ở nước ta trong các đầm nước, trong lá sen có khoảng 0,2 - 0,3% tamin, một lượng nhỏ ancaloit và một số chất khác. - Lá sen là một vị thuốc tốt có tên là hà điệp, liên điệp, có vị đắng, tính bình, vào 3 kinh: can, tỳ, vị.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ĐU ĐỦ CHỐNG VIÊM SƯNG

* Đặc tính: - Quả du đủ được dùng ăn ngay khi nó chín hay xào nấu khi quả còn xanh. Đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống ôxy hoá, chống lại các tác dụng độc hại của các gốc tự do là những tác nhân làm tăng quá trình lão hóa của tế bào, nguyên nhân gây nên lão hoá và nhiều bệnh tật nan y như: thoái hoá khớp, bệnh tim mạch, Alzheimer... - Qua phân tích thành phần hoá học, cứ trong 100g đu đủ chín có 90g nước; 1g protid; 6,1g acid hữu cơ; 7,7g gluxid; 0,6g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 30 calo. Đu đủ chín còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, đặc biệt là beta = caroten, vitamin C, canxi, photpho. Trong 100g đu đủ chín còn chứa 40mg canxi, 32mg photpho, 2,6mg sắt, 1,5mg caroten, 54mg vitamin C. Với tỉ lệ thành phần cấu tạo như vậy, đu đủ chín có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ và tiêu diệt bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHỔ SÂM CHỮA ĐAU BỤNG

* Đặc tính: Khổ sâm còn gọi là lá úc đúc, dân tộc Thái còn gọi là có chạy đón, cây nhỏ, cao 1 - 2m, cành thon mảnh. Lá mọc so le có khi tụ họp nhiều lá như kiểu mọc võng, hình mũi giáo, tù ở gốc, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên, Dài 5 - 9cm, rộng l - 3cm, hai mặt có lông hình khiên, óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân chính tỉa từ gốc hợp với 2 tuyến dạng răng nhỏ, cuống lá cũng có lông hình khiên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 2 - 7cm, gồm cả hoa đực và hoa cái hoặc cụm hoa đực và hoa cái riêng, lá bắc hình vảy rất nhỏ, hoa đực có cuống ánh bạc, 5 lá đài hình bầu dục, 5 cánh hoa thuôn dài, có lông mịn ở mép, nhị 12, chỉ nhị có lông tơ ở phần dưới, hoa cái có 5 lá đài hình bầu dục, mũi mác bầu hình cầu thuôn dần ở đỉnh. Quả hình cầu khi khô nứt thành 3 mảnh, trên đỉnh mỗi mảnh có một bướu nhỏ, màu hung đỏ, có lông ánh bạc, hạt hình trứng có mỏ, màu nâu hung, mùa hoa quả tháng 5 - 8. - Theo y học cổ truyền. khổ sâm có vị đắng, chát, hơi ngọt, mùi hôi hắc, tính mát

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY GAI GIÚP AN THAI

* Đặc tính: - Cây gai có nhiều tên khác nhau: gai tuyết trừ ma, copán; là loại cây nhỏ, cao l - 2m. Thân cứng, hoá gỗ ở gốc, cành màu đỏ nhạt. phủ nhiều lông sát. Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc trứng, gốc hình tròn hoặc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 7 - 15cm, rộng 4 - 8cm, lúc non có nhiều lông mềm ở cả hai mặt, lá già mặt trên sẫm, mặt dưới lông trở thành trắng bạc, mép lá có răng cưa, gân nấc ba, cuống lá hình mảnh đỏ, có lông mềm dễ rụng. Cụm hoa vùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành truỳ đơn ở hoa cái hay hợp lại với nhau ở hoa đực, có khi lại tạo thành những túm dày đặc cụm hoa đực nhiều hoa, nụ hình cầu có lông lởm chởm, lá dài 4, nhị 4, nhuy kép có dạng quả lê, cạm hoa hình cái đầu, không sít nhau, mang nhiều hoa, bao hoa màu lục nhạt, hình trứng, có lông, đầu bẹt hình trái xoan, hơi có cánh. Quả hình quả lê, có nhiều lông, hạt có dầu. Cây gai được trồng phổ biến ở khắp các vùng núi thấp (trên nương rẫy), trung du và đồng bằng (trong vườn gia đình) để lấy

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ SẮN DÂY

* Đặc tính: Người ta thường chế biến củ sắn dây thành bột sắn dây màu trắng, vị nhạt. Y học cổ truyền coi đây là vị thuốc mát, có tác dụng giải nhiệt làm ra mồ hôi, ăn uống không tiêu, chữa các chứng sốt nóng, nhức đầu, khát nước, mẩn ngứa, mụn nhọt, kiết lị ra máu. Người lớn và trẻ em dùng đều rất tốt. Liều dùng hàng ngày 10 - 15g bột. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BƯỞI BUNG VÀ BỆNH PHONG THẤP

* Đặc tính: - Bưởi bung còn có tên là dái cá bái, cứu sát, cát bối, cây lưỡi ba, mác thao sáng... Cây cao 4 - 6m, vỏ cây màu nâu đỏ. Hoa trắng, thơm, hình trứng tròn. - Rễ, vỏ, thân, cành lá thu hái quanh năm, phơi khô làm dược liệu sắc uống. - Bưởi bung có vị ngọt. tính bình, có tác dụng hành khí tính bình, hoạt huyết, kiện tì chỉ khái. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHOAI TÂY CHỮA LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

* Đặc tính và thành phần dinh dưỡng của khoai tây: - Theo y học cổ truyền, khoai tây có vị cam tính bình, có tác dụng hoà vị, điều trung, kiện tỳ, ích khí. - Còn theo y học hiện đại, khoai tây có lượng thành phần và giá trị dinh dưỡng cao. Chỉ cần 600 - 700g khoai tây với một quả trứng gà có thể cung cấp toàn bộ lượng protein cần thiết cho một cơ thể trưởng thành trong một ngày. Người ta tính rằng trong 100g khoai tây có 2,3g protein; 0,1g chất béo; 16,5g chất đường bột; 11mg B1; 0,03mg B2; 0,4mg vitamin PP; 16mg vitamin C ; chứa nhiều lysine; 224mg kali. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ MÃ THẦY CHỮA MỀ ĐAY

* Đặc tính: - Mã thầy còn có tên gọi là định lê, là một loại củ khi luộc chín có mùi thơm, có thể ăn thay cơm. Tuy nhiên không nên ăn sống củ mã thầy vì dễ bị sinh bệnh sán lá, bởi sán lá ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật, có thể đẻ 2000 trứng một ngày. Trứng sán theo phân ra ngoài, có mặi trong nước nở thành ấu trùng. Âu trùng này xâm nhập vào ốc dẹt, phát triển thành ấu trùng có đuôi, khi ra khỏi ốc đẹt thì bám vào củ mã thầy, ngó sen. Ấu trùng vào ruột sau ba tháng gây bệnh sán lá. Bệnh sán lá gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, suy dinh dưỡng, tắc ruột... * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ỚT CẢNH CHỮA TÊ THẤP

* Đặc tính: - Ớt cảnh là một loại ớt quả tròn, màu đỏ tươi như quả anh đào, có tên khoa học là Capsicum anuun 1.var cevasiforme Mih, có tên khác nữa là Capsicum sevàiorme Mill, thuộc họ cà (Solannceac). - Thành phần dinh dưỡng của ớt: Trong thịt ớt (loại ớt ta) chứa từ 1,8% - 4,89% vitamin C, 25% chất dầu nhựa Capsicin (chất này gây đỏ và nóng da). Vị cay của ớt do một loại alcaloid gọi là Capsicin nằm trong thành giá noãn và biểu bì của hạt tạo thành. Người ta tính rằng, cứ 1kg ớt chứa tới 1,2g alcaloid cay. Ngoài ra trong ớt còn chứa vitamin B1, B2. - Ớt không chỉ được dùng để chế cary, làm gia vị mà còn được dùng làm thuốc nhờ tính ôn, vị cay nóng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - DƯA HẤU KHỬ RÔM SẢY

* Đặc tính: Mùa hè nóng nực ăn dưa hấu vừa mát vừa đỡ khát. Các bạn ăn hết ruột đỏ, còn cùi trắng và vỏ dưa lại là nguyên liệu làm "chất tẩy" rôm sảy. Trẻ em bị rôm cắn ngứa lấy ngay cùi trắng dưa hấu xát lên chỗ ngứa. Xát hết nước thì cắt lớp cùi khô đi, xát tiếp. Làm như thế nhiều lần trong hai ngày là hết ngứa và hết rôm. - Một điều nữa là ăn dưa hấu rất lợi tiểu, song không nên ăn quá nhiều, dễ đi tiểu tiện nhiều làm mất giấc ngủ, trẻ em dễ sinh chứng đái dầm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT GẤC CHỮA SƯNG TẤY

* Đặc tính: - Hạt gấc là vị thuốc vô cùng quý giá và dễ kiếm. Ở miền Bắc, gấc chín rộ vào những tháng cuối năm, còn ở miền Nam thì quanh năm đều có gấc chín. Chính vì vậy bạn có thể thu gom nguyên liệu chế biến thuốc dễ dàng. Trong quả gấc có chứa nhiều calten (tiền vitamin A) có tác dụng to lớn mà hiếm có loại quả nào sánh kịp. - Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ. Sở dĩ như vậy vì hạt gấc dẹt, có hình dạng gần tròn, vỏ ngoài cứng như gỗ lim, màu nâu xám đến nâu đen, quanh mép có răng cưa ngắn và to. hai mặt có đường gân lõm xuống trông tựa như con ba ba nhỏ bằng gỗ. - Thành phần hoá học: nhân hạt gâc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxit, 1,8% tanin, 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra còn có men photphataza, invectaza, peroxyclaza... Theo sách cổ, nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, dùng trong những trường hợ

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA MUA CHỮA SAI KHỚP

* Đặc tính: Hoa mua là một trong những loại cây quen thuộc ở nước ta. Cây hoa giản dị này cũng là cây thuốc quen thuộc của bà con các đân tộc miễn núi. Cây mua có nhiều loại, có loại màu hồng tím (dã mẫu đơn) có loại màu đỏ (mua leo), có loại màu hồng (mua núi). Tất cả đều được nhân dân dùng làm thuốc. * Đặc tính và công dụng của từng loại hoa mua: