* Đặc tính:
- Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, hiện rất được chuộng dùng trong chế biến thức ăn. chế biến chè, dược liệu.
- Quả mướp đắng có lớp vỏ ngoài sần sùi. Ăn mướp đắng có tác dụng trừ nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết. bớt mệt mỏi. giải phiền khát. Quả, hại mướp đắng đều có vị đắng ngọt, tính lạnh, tăng thêm khí lực, cường dương.
* Công dụng:
1. Chữa đau dạ dày:
Lấy hoa mướp đắng tán nhỏ, uống
2. Chữa đau mắt:
Lấy hoa mướp đắng sắc với bấc lùng uống.
3. Chữa bệnh viêm họng:
Nhai hạt mướp đắng nuốt nước.
4. Chữa trẻ đầu khô sủi vấy trắng, chốc đầu:
Dùng lá đào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt mướp đắng xoa hoặc giã nát bôi.
5. Chữa đơn độc sưng đồ, mụn nhọt và đau nhức:
Lấy một nắm lá mướp đắng, sắc uống với chén nước, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu. Ngoài giã nát lá mướp đắng tươi, chưng nóng đắp vào.
6. Chữa lao động quá sức hay, thức đêm, đi đường xa, hoặc sau khi phòng sự mệt mỏi, háo khát, hấp hấp sốt chư nhiệt:
Dùng lá mướp đắng (lựa lá non), rau khủ khởi (vỏ rễ là địa cốt bì) hay lá hoa thiên lý nấu canh ăn sẽ bình phục.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Mướp Đắng
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - MƯỚP ĐẮNG
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP ĐẮNG
Nhận xét
Đăng nhận xét