Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Tê Thấp và Đau Nhức

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÚC ÁO HOA VÀNG

Còn gọi là Nút áo, Nụ áo vàng, Cỏ the, Hạt sắc nhong (Spilanthes acmella (L) Murr.) thuộc họ Cúc (Asteraeeae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 30-60cm. Lá mọc đối, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc trên một cán dài 8-10cm ở ngọn thân hoặc ở kẽ lá. Quả khô, màu nâu nhạt. Toàn cây nhất là hoa, có vị cay, tê, nóng. Mùa hoa quả: tháng 5 - 10 và 12 - 2, có quả tháng 3 – 4.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỐT KHÍ CỦ

Còn gọi là Điền thất (Polygonum euspidutum sieb. Et Zuoc) thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Mô tả: Cây nhỏ sống nhiều năm. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chia ngăn. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả khô có ba cạnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ XƯỚC

Còn gọi là Ngưu tất nam. (Achyranthes aspera L.) thuộc họ rau Dền (Amaranthaceae). Mô tả: Cây thảo cao khoảng 1m. Rễ nhỏ, cong queo, bẻ dần từ cổ rễ đến chóp rễ, dài 10-15cm, đường kính 0,2-0,5cm. Lá mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều mọc thành bông dài 20 - 30cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc tồn tại nhọn thành gai, dễ mắc vào quần áo khi đụng phải. Hạt hình trứng dài. Mùa hoa quả: thu – đông.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ GỪNG

Còn gọi là Cỏ ống, Cỏ gà, Cỏ chỉ (Cynodon dactylon L. Pers.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cỏ sống dai nhờ thân rễ ngắn. Thân có nhiều cảnh, mọc bò dài, thỉnh thoảng lại phát ra những nhánh thẳng đứng. Lá phẳng, ngắn, hẹp, nhọn, dài 3- 4cm, hợi có màu lam. Cụm hoa gồm 2 - 5 bông hình ngón tay, mảnh, dài 2,5 - 5cm màu xanh hay tím, tỏa trên đỉnh một cuống mảnh, mỗi bông có các hoa phẳng hợp thành hai dãy bông nhỏ song song. Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHÙM RUỘT

Còn gọi là Tầm duột, Tâm ruộc (Rhyllunthus acidus (L.) Skeels) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn, Cành non màu lục nhạt, cành già màu vàng xám, mang nhiều vết sẹo của lá cũ. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ, mọc thành xim đơm 4 - 7 hoa màu đỏ ở kẽ lá đã rụng. Quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt. Mùa hoa: tháng 3 - 5; mùa quả: tháng 6 - 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHÌA VÔI

Chìa vôi, hay Bạch phấn đằng, Bạch liêm (Cissus medeccoldes Planch.) thuộc họ Nho (Vitaceae). Mô tả: Cây nhỏ, mọc leo, dài 2-4m. Toàn thân nhẵn, phủ phấn trắng (nên có tên là Bạch phấn đằng). Tua cuốn đơn hình sợi. Lá đơn hình dạng thay đổi, thường xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng 6-8cm; những lá phía gốc gần như nguyên hình mác; các lá phía trên chia 5-7 thùy dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt mọc thành ngù đối diện với lá nhưng ngắn hơn và có cuống. Cây có hoa vào tháng 4-6, có quả vào tháng 5-10.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ GAI LEO

Cà gai leo hay Cà vạnh, Cà quính (Solanum procumbens Lour.) thuộc họ Cà (Solanaceue). Mô tả: Cây nhỏ leo, dài tới 1m hay hơn, phân cành nhiều và có rất nhiều gai cong màu vàng, các cành non phủ lông hình sao. Lá mọc so le, hình trứng hay thuôn, nguyên hay chia thùy, hai mặt lá có màu khác: mặt dưới phủ lông tơ và lông len màu trắng, có gai; phiến dài 3-4 cm, rộng 1,2 – 2 cm, cuống đài 4-5 ram. Hoa mầu tím nhạt hợp thành xim ở nách lá gồm 2-5 hoa, ít khi 7-9 hoa. Quả mọng hình cầu, màu vàng, nhẵn bóng, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược hay Cà dược (Datura metel L.var, alba Ness) thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây thảo cao 1-2m sống hàng năm, phần gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhều lông tơ ngắn. Lá đơn mọc sơ le, phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 4 răng. Cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu nhưng vẫn thấy có 5 thùy. Có 5 nhị đính trên cánh hoa. Bên trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, đường kính chừng 3cm, có nhiều gai mềm ở mặt ngoài, chứa nhiều hạt dẹt, nhăn nheo.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BƯỞI

Bưởi (citrus grandis (L.Osb.) thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây to cao đến 10m. Cành có gai nhỏ dài đến 7 cm. Lá hình trái xoan, hai đầu tù, mép nguyên dày; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả hình cầu, đường kính 15 – 30 cm, có cùi rất dày, trong, thường có 12 múi; cơm quả chua hay ngọt, màu trắng vàng hay hồng tùy giống. Cây ra hoa kết quả hầu như quanh năm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÓNG NƯỚC

Còn gọi là Móc tai, Bông móng tay (Impatiens balsamino L.) thuộc họ Bóng nước (Balsgminaceae). Mô tả: Cây thảo cao 30 - 50 cm. Lá mọc so le hình ngọn giáo, có răng ở mép. Hoa xếp 1 - 4 cái ở nách lá, to, màu trắng, đỏ hay hồng tùy thứ. Lá đài dưới có móng dài, 2 lá đài bên rất nhỏ. Cánh hoa to dính nhau ở gốc. Quả nang có lông, khi đụng đến là vỡ ra nhiều mảnh và tung hạt ra rất mạnh. Hạt tròn màu nâu.

CHỮA CHẤN THƯƠNG, ĐAU LƯNG, ĐAU TỨ CHI

Chấn thương Bài 1 Thành phần: Lá khế tươi 1 nắm. Cách chế: Đem giã nát. Công hiệu: Chữa chấn thương sưng đau. Cách dùng: Đem đắp lá khế giã vào chỗ đau. Bài 2 Thành phần: Hạnh nhân 10 gam, đào nhân 5 gam, nguyên hồ 15 gam, cam thảo 6 gam. Cách chế: Đem sắc kỹ. Công hiệu: Chữa bong gân. Cách dùng: Uống thuốc đã sắc.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - PHONG THẤP, VIÊM KHỚP, DẠNG PHONG THẤP

Bài 1 - Thành phần: Anh đào tươi 500 gam, rượu gạo 1 lít. - Cách chế: Ngâm anh đào với rượu, sau 10 ngày thành rượu anh đào. - Công hiệu: Chữa đau phong thấp. - Cách dùng: Uống rượu mỗi lần 30-60 ml, ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MƠ

Quả mơ sinh tân dịch, giải khát Trong tiểu thuyết cổ điển “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc có một đoạn kế về chuyện Tào Tháo dẫn đại quân hành quân đường xa. Dọc đường, trời nóng nực, xung quanh không có nước, tướng sĩ ai cũng khát khô họng. Tào Tháo bèn nghĩ ra một cách, bảo rằng: “Phía trước không xa có rừng mơ”. Mọi người nghe nói, chợt nghĩ đến vị chua của mơ, ai cũng đều ứa bọt, thấy đỡ khát. Đó chính là điển tích “vọng mai chỉ khát” được nhiều người biết tới. Đúng là vị chua có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điêu kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Thực ra, mơ chẳng những là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch mà còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ĐU ĐỦ

Đu đủ chữa đau dạ dày Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Ðu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là “vua quả Lãnh Nam”. Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DÂU

Quả dâu dưỡng huyết an thần Quá dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu cũng đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỪA

Quả dừa bổ tim, lợi tiểu Dừa có nhiều nước, vị ngọt, củi ăn giòn thơm, giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Chất dinh dưỡng trong nước dừa khá phong phú, bao gồm vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, kali, magiê, natrl, các chât khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị. Cùi dừa trắng như ngọc, ăn giòn và thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, lượng lipid, protein càng nhiều, các thứ quả khác khó sánh được.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỘC HOẠT

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Khương hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ. giả (Bản Kinh), Độc diêu thảo (Biệt Lục), Hồ vương sứ giả (Ngô Phổ Bản Thảo) Trường sinh thảo (Bản Thảo Cương Mục), Độc hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên Độc hoạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA PHU TỬ

Tác dụng:  Lợi niệu, thông lâm, trừ thấp nhiệt. Chủ trị: + Trị tiểu không thông, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại chứng lâm, phù thũng cước khí. Dùng ngoài, sắc lấy nước rửa nơi lở ngứa ngoài da.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA CỐT BÌ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan, Phục trần chiên, Tây vương mẫu trượng, Kim sơn già căn (Hòa Hán Dược Khảo), Tính cốt bì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐÀO NHÂN

Xuất xứ:  Bản Thảo Kinh Tập Chú. Tên khác: Đào hạch nhân (bản Kinh), Thoát hạch nhân, Thoát hạch anh nhi (Hòa Hán Dược khảo), Đào nhân nô, Đào nhân hạch, Đơn đào nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).