Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Tiểu Đường

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU KHỞI

Rau khởi, Cây khủ khởi hay Cây câu kỷ - Lycium chinense Mill., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây bụi có cành cong hình cung, có thể cao đến 4m, không có gai. Lá hình thoi, trái xoan, màu lục bóng. Hoa xếp từ 1 đến 4 cái, có tràng hoa mầu tím đỏ, có ống tràng ngắn hơn các cánh họa. Quả thuôn, màu đỏ sẫm hay đỏ da cam. Hạt nhiều, hình thận dẹp.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP ĐẮNG

Mướp đẳng, Khổ qua, Ổ qua, Lương qua, Mướp mủ - Momordica charantia L., thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Cây leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5-7 thuỳ, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh. Mướp đắng gốc ở châu Phi, châu Á và đã được thuần hoá ở Ấn độ. Ở nước ta, Mướp đắng được trồng ở khắp nơi trong các nương rẫy và các vườn gia đình. các tỉnh phía Nam, hầu như mọi người đều biết ăn Mướp đắng: Mướp đắng nấu với tôm, thịt lợn nạc, Mướp đắng ninh xương, Mướp đắng hấp với thịt băm, Mướp đắng muối dưa, làm nộm, Mướp đắng xào, Mướp đắng kho, Mướp đắng ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Trong quả Mướp đắng có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B₁ , C, các acid amin như adenin, betain v.v... Hạt chứa một chất dầu và một ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ

Mã đề - Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây thảo sống dai, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, hình trái xoan rộng, có răng không đều, dày, dai, có phiến thon lại trên cuống lá; gân 3-7, hình cung. Cuống hoa trần mang về phía đỉnh một bông hoa dài 5-15 cm, có hoa xếp dày đặc. Quả nang thuôn hình, nón, mở theo kiểu hộp. Hạt 8-12, màu nâu đen bóng, hình thoi, vò hạt hoá nhầy khi gặp nước. Cây mã đề phân bố rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, mã đề mọc hoang ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường, ven khe suối, nơi ẩm ướt và sáng. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH TÂY

Hành tây - Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo sống hai năm, có giò phình to (thường gọi là củ), có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp, hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có mầu vàng hay mầu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài, tròn, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa hợp thành một tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống trơn, phình ở giữa. Quả hạch, có màng, 2 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp. Hành tây có nguồn gốc ôn đới, nhưng sinh trưởng và phát triển củ tốt, dễ đạt năng suất cao, lại yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vị 15-25°C, mặc dù nó có thể chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10°C. Hành tây được trồng bằng hạt. Tốc độ nẩy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nẩy mầm h

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH

Đậu xanh, Đậu chè hay Đậu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo mọc đứng, cao cỡ 5cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá; hoa màu vàng lục. Quả đậu nhiều, hình trụ thẳng, mảnh, có lông, chứa những hạt rất nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu thường có màu xanh lục. Đậu xanh có nguồn gốc ở châu Á (vùng Viễn đông), ngày nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Có nhiều giống trồng khác nhau.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU CÔ VE

Đậu cô ve hay Đậu tây - Phaseolus vulgaris L., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây leo, hay cây lùn, với hơn 500 thứ được trồng (có tác giả nêu tới 1000 giống trồng), đều có lá kép 3 lá chét hình trái xoan và tận cùng thành mũi nhọn, mặt trên thường có lông và ráp. Hoa rộng 1-2cm, màu trắng, xanh lơ hay hồng. Tuỳ theo thứ mà quả có thể dài 10-30cm, nạc hay mỏng, màu lục (đậu cô ve, haricot vert); hay vàng (đậu cô bơ, haricot beurre). Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Nam Mỹ) được nhập vào nước ta khoảng 80 năm, nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi tớt độ cao 1500m; cũng có nhiều giống với những tên gọi khác nhau tùy theo các địa phương Riêng ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc đã tìm thấy 7 giống (vàng, xanh, nâu, trắng, chanh bơ, xanh ấn nguyên, xanh tứ quý) đã được trồng từ lâu ở các địa phương.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TIÊU KHÁT (TIỂU ĐƯỜNG)

TIÊU KHÁT 40 Bài thuốc Tiêu khát (tiểu đường) là chứng mà trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều do dâm dục quá độ, trà rượu. không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng hoặc thường uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thận, khí nóng trong tim cháy rực, tam tiêu nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát, nhưng bệnh phân ra tam tiêu khác nhau, phải phân biệt từng bệnh mà chọn phương thuốc: * Bệnh ở thượng tiêu là phổi: Uống nhiều, ăn ít, đại tiểu tiện như thường, đó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát. * Bệnh ở trưng tiêu là dạ dày: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện vàng đỏ, đó vì dạ dày huyết nhiệt, ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước khô ráo sinh ra khát. * Bệnh ở hạ tiêu là thận: Tiểu đục đặc, phiền khát uống nhiều dần dần vành tai đen xám, tiểu tiện đi luôn, nếu ăn được tất sẽ phát ung thư và ghẻ lở ở lưng, nếu không ăn được thì bệnh sẽ truyền vào trong bụng đầy trướng. 1. Khát của bệnh bách h

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NHÀU

Còn gọi là Nhàu lớn, Nhàu núi, Nhàu rừng (Morinda citrifplia L.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở đỉnh, dài 12 - 30cm, rộng 6 - 15cm, bóng loáng, dạng màng hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2 - 4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ màu lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MƯỚP ĐẮNG

Còn gọi là Khổ qua, Lương qua (Momordica charantia L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng; gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thọi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹt, có màng đỏ bao quanh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - HOA PHẤN

Còn gọi là cây Bông phấn, cây Sâm ớt (Mirabilis jalapa L.) thuộc họ Hoa giấy (Nyctaginaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 0,60 - 1m. Rễ phình thành củ như củ Mì. Thân nhẵn, mang nhiều cành, phình lên ở các mấu, cành nhánh dễ gãy. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn. Cụm hoa hình xim, cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài còn lại ở gốc, bên trong có chất bột màu trắng, mịn.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GÒN

Gòn có khi còn gọi là cây Bông gòn (Ceiba pentandrua (L) Gaertn. vạr. indiea (DC.) Bakh.) thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Mô tả: Cây lớn có thân tròn thẳng, cao tới 20 – 30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh. Lá kép chân vịt có 5 - 8 lá chét hình thuôn, gốc và chóp lá đều nhọn. Hoa hợp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thùy, mặt trong có lông nhung. Tràng 5, có lông nhung ở mặt ngoài. Nhị 5, chỉ nhị chẻ đôi. Bầu hình nón, không lông, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy hình đĩa có 5 thùy hình răng. Quả khô, hình bắp thịt mở thành 5 mảnh. Vỏ quả có nhiều lông trắng dài.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DỪA CẠN

Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) thuộc họ Trúc đào (Apocynuceae). Mô tả: Cây thảo cao 0,40 - 0,80m, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình thuôn dài, dài 3 - 8cm, rộng 1 - 1,5cm. Hoa mọc đơn độc ở nách các lá phía trên, màu hồng hay trắng (cv. albus Lawrenee). Đài 5, hợp thành ống ngắn. Tràng 5, dạng chèn. Nhị 5, thọt vào trong ống tràng. Nhụy gồm 2 lá noãn hợp nhau ở vòi. Quả là một cặp 2 đại, mỗi cái chứa 13 - 20 hạt nhỏ hình trứng, màu nâu nhạt, xếp thành 2 dãy.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - THIẾU MÁU, TIỂU ĐƯỜNG, TUYẾN GIÁP

Thiếu máu Bài 1 - Thành phần: Táo tây 1 quả, cà chua 1 quả, vừng 15 gam. - Cách chế: Đem rửa sạch. - Công hiệu: Chữa thiếu máu. - Cách dùng: Ăn tươi cả 3 thứ trên (trong 1 lần ăn hết). Ngày ăn 1-2 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MƠ

Quả mơ sinh tân dịch, giải khát Trong tiểu thuyết cổ điển “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc có một đoạn kế về chuyện Tào Tháo dẫn đại quân hành quân đường xa. Dọc đường, trời nóng nực, xung quanh không có nước, tướng sĩ ai cũng khát khô họng. Tào Tháo bèn nghĩ ra một cách, bảo rằng: “Phía trước không xa có rừng mơ”. Mọi người nghe nói, chợt nghĩ đến vị chua của mơ, ai cũng đều ứa bọt, thấy đỡ khát. Đó chính là điển tích “vọng mai chỉ khát” được nhiều người biết tới. Đúng là vị chua có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điêu kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Thực ra, mơ chẳng những là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch mà còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ ĐÀO

Quả đào trường thọ Nói đến đào, người ta dễ liên tưởng đến câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cũng ăn trộm đào tiên trong Tây du ký”. Thứ đào tiên 3000 năm nở hoa, 3000 năm kết quả khiến cho Mỹ Hầu Vương ăn không biết chán. Đào thường nặng 250 gam, có quả to nặng hơn 500 gam. Quả đào có hình dáng và màu sắc đẹp, ăn ngọt thơm, nước quả rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ghép “đào” với “tiên” với “trường thọ” thành “đào tiên”, “đào trường thọ”. Hoa đào rực rỡ, quả đào dáng đẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệ sức khỏe rất cao. Trong 100 gam cùi thịt của quả đào chứa 0,8 gam prôtêin, 0,1 gam lipit, 7 gam gluxit, 8 mg vitamin B1, 2 mg vitamin B2, 6 mg vitamin C, cùng một số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza. Có thể thấy quả đào đúng là thứ quả thượng hạng, kéo dài tuổi thọ. Nhân hạt đào, hoa đào, lá, cành, rễ đào, nhựa đào đều là những vị thuốc quý.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - DƯA HẤU

Dưa hấu - chúa tế của các loài dưa trong mùa hè Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây". Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát bổ, được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Dân gian đã có câu "Ngày hè ăn 3 miếng dưa hấu, thuốc thang các loại không cần tới". Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong cuốn "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu..