Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SƠN TRÀ HOA

Tên khác: Hồng trà hoa, Trà hoa, Bạch trà (cây). Tiên khoa học: Camellia japonica L. Họ Chè (Theaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc ...), tên La tinh Camellia xuất xứ từ Camelli; tên Ý của nhà truyền giáo G.J. Kamel (1661-1706) người xứ Moravi, đi giảng đạo ở Viễn Đông và đã mang về châu Âu cây Sơn trà này. Thế kỷ 19, nhà văn người Pháp Alexandre Dumas fils (1824 - 1895) trong tác phẩm “Trà hoa nữ" (La Dame aux Camelias) cũng dùng đến danh từ Trà hoa của đất Phù Tang, người Phù Tang, Á Đông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - SEN CẠN

Tên khác: Cây Hạn liên hoa, Kim liên hoa, Hạn kim liên. Tên khoa học: Tropaeolum majus L. Họ Sen cạn (Tropaeolaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở đãy núi Andes Nam Mỹ. Những châu Mỹ; quân của F. Pizarre (Thế ký 16) đi chinh phục Perou mang cây thuốc này về Tây Ban Nha, châu Âu, cùng với những kho vàng cướp được của các vua, chúa vương quốc Quichua ở Perou Nam Mỹ (Thời kỳ tìm ra châu Mỹ). Tên đặt cho cây thuốc là  Tropaeolum, xuất xứ bởi từ Tropalon có nghĩa là “chiến tích”; vì hoa và lá cây này giống hình mũ sắt và khiên, có trên tượng đài và các bức tường trang trí, chiến tích (mũ và khiên). Còn cựa cánh hoa lại giống hình chiếc mũ chùm đầu (gắn liền với áo), hoặc mũ thầy tu (capuce, capuchon) nên tên là “capucine”. Còn tiếng Việt gọi tên cây là cây Hạn liên, Sen cạn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - RÂM BỤT

Tên khác: Dâm bụt; Bông bụt; Bông cẩn, Mộc cẩn. Tên khoa học: Hibiscus rosa - sinensis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc hoang và trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia. Ở Indonesia, Râm bụt cao 1 - 4m; có hoa đỏ, vàng, trắng, hồng; trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, ở Indonesia còn dùng lá và thân Râm bụt trong công nghệ giấy. Ở Việt Nam,  cây được trồng làm cảnh, làm hàng rào và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGUYÊN HOA

Tên khác: Lão thử hoa. Tên khoa học: Daphne genkwa Sieb. et Zucc. Họ Trầm (Thymelaeaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á và châu Âu. Nguyên hoa được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Cây thuộc chi Daphne L, họ Trầm; một số loài Daphne được trồng ở châu Á (Indonesia) và ở châu Âu (Daphne mezerium).

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TA (HOA TRẮNG)

Tên khác: Bạch lan, Bạch ngọc lan. Tên khoa học: Michelia alba DC. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc), được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, cây thường được dùng làm cảnh, lấy hoa thơm. Có thể chiết xuất được tinh dầu quý. Gỗ lõi màu nâu dùng tiện đồ mộc; phần gỗ mềm dùng khắc con dấu và đóng đồ dùng thông thường. Ngọc lan trồng bằng giâm cành hoặc bằng cây con.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN (HOA VÀNG CAM)

Tên khác: Hoàng Lan, Hoàng miến (diến) quế. Tên khoa học: Michelia charapaca L. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng núi Himalaya giáp Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc), Nepal, Butan. Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia... Ở Indonesia, cây có thể trồng tới độ cao 1.200m làm cây cảnh và làm thuốc. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh, lấy hoa thơm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TÂN DI

Tên khác: Bạch Ngọc lan, Ngục đường xuân. Tên khoa học: Magnolia denudata Ders. [M.heptapeta (Buchoz) Dandy, M. obovata Thunb. var. denudata (Desr.) DC]. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Trung Quốc) mọc ở trên núi; phân bố ở Trung Quốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGHỆ TÂY

Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa. Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NÁO DƯƠNG HOA

Tên khác: Hoa cây Dương trích trục; Ngọc chi; Hoàng đỗ quyên. Tên khoa học: Rhododendron molle (B1) G. Don. Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở Trung Quốc; phân bố ở Hà Nam, Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẬT MÔNG HOA

Tên khác: Mông hoa, Lão mông hoa. Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim. Họ Mã tiền (Loganiaceae). Nguồn gốc: Cây nhỏ, cành non mang nhiều lông. Lá thuôn dài, đầu nhọn, mép nguyên hay có răng cưa nhỏ; dài 6 - 11 cm, rộng 2 - 4cm; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở ngọn, gồm nhiều xim có cuống; nhiều hoa màu ngà, mọc sít nhau. Quả nang mang đài còn lại ở phía dưới. Mùa hoa: tháng 2 - 3; mùa quả: tháng 7 - 8. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bác Thái, trên núi đá vôi.