Tên khác: Tường vi, Dã tường vi.
Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Nguồn gốc:
Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản.
Mô tả:
Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.
Bộ phận dùng:
Dùng hoa, quả và rễ; thu hái quả về mùa đông, phơi hoặc sấy khô dùng vào thuốc sắc.
Thành phần hoá học:
Hoa chứa astragalin, tinh dầu hàm lượng 0,02 - 0,03%. Quả: tanin, chất keo.
(Trung Dược Đại Từ điển, 1995, số 5301)
Theo Đông y:
Hoa:
Tính vị: Vị cam, tính lương.
Công dụng: Thanh thử, hoà vị, chỉ huyết (cầm máu).
Chủ trị: thử nhiệt, thổ huyết, khẩu khát (miệng khát), tiết tả (ỉa chảy), ngược tật (sốt rét); da thương xuất huyết, bị chém chảy máu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 8g, uống dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Tán bột đắp chỗ đau.
Kiêng kỵ: Người yếu, hư nhược không dùng.
Quả, rễ:
Quả: Vị hơi đắng, tính mát
Công dụng: Trừ phong thấp mạnh gân xương, lợi tiểu, tiêu viêm.
Công dụng, cách dùng, liều lượng: Quả chữa phong thấp, nhức mỏi, uống 2 - 5g.
Rễ: thông tiểu tiện, xẹp phù thũng; ngày dùng 4 - 12g
Bài thuốc chữa phù thũng, tiểu ít, táo bón:
Rễ Tầm xuân l6g, Ngũ gia bì 12g, rễ Dâu tằm 12g, Trần bì 8g, Gừng 4g, Nước 500ml; sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
(Dược liệu Việt Nam, Bộ Y tế 1978).
Nam Dược Thần Hiệu, Tuệ Tĩnh có ghi dược liệu Tầm xuân.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Tầm Xuân
Nhận xét
Đăng nhận xét