Chuyển đến nội dung chính

XƯƠNG RỒNG BÀ - Cây RAU và QUẢ ăn được? còn là Vị THUỐC đáng chú ý!

Khi nói đến Xương Rồng, chúng ta thường nghĩ ngay đến một loại cây có thân đầy gai, chứa nhựa đáng ghét chỉ mọc nơi sa mạc hoang dã và ngay đến dê, là loài ăn tạp dể tính cũng chê. Nhưng thật ra trong gia đình Xương Rồng còn có những cây cho hoa rất quý như Quỳnh và những cây có thể ăn được, dùng làm rau và còn có thể làm thuốc như Xương Rồng Bà.
XƯƠNG RỒNG BÀ - Cây RAU và QUẢ ăn được? còn là Vị THUỐC đáng chú ý!
Tại các Chợ Thực Phẩm ở Hoa Kỳ, chúng ta thấy có bày bán những lá Xương Rồng dẹt với tên Mễ là Nopales hay Nopalitos, lá Xương Rồng này là món ăn khá kỳ lạ đối với những dân tộc không phải là Mễ, nhưng thật ra bên cạnh đó còn có quả của cây này hay Opuntia (Cactus Pear) lại là một trái cây được ưa chuộng tại những vùng Nam Âu châu, Bắc Phi châu, Tây Á (Ấn độ), Úc, Nam và Trung Mỹ và dĩ nhiên là Mexico.

Tên Khoa học: Opuntia ficus-indica thuộc họ thực vật Cacta ceae. Một loài khác cũng dùng được làm thực phẩm là O.megacantha (loài này chỉ gặp tại Hoa Kỳ và Mexico). Các loài được dùng làm thuốc là O.dillenii, O.streptacantha.

Tên thông thường: 

Quả được gọi là Prickly Pear, hay Barbary Pear, Cactus Pear, Indian Pear, Indian Fig, Tuna Fig (loài Opuntia tuna mill).

Trong khi đó, phần ''lá'' (đúng hơn là thân) được gọi là Nopal cactus.

Opuntia là tên cổ La Tinh do Pliny dùng để đặt cho cây, có lẽ phát xuất từ Opus, một thành phố ở Hy-lạp. Ficus-indica có nghĩa là 'cây vả Ấn độ'. Tên Anh 'nopal' do từ thổ ngữ Nahuatl: Nopalli, và 'prickly pear' chỉ là tên mô tả hình dạng của quả. 

Không đúng như tên gọi tiếng Anh: 'Quả lê có gai', quả này không giống như quả lê, hay quả vả, và được cung cấp bởi nhóm Xương Rồng thuộc loài Opuntia, vốn phát xuất từ những vùng khô cằn Trung Mỹ và Sa mạc tại Hoa Kỳ. Ngay sau khi được khám phá bởi cư dân Bắc Mỹ, cây đã dược du nhập vào Tây ban Nha, tìm được những điểu kiện thổ nhưỡng thích hợp nơi đảo Sicily và những nơi khô cằn quanh vùng Ðịa trung hải. Hình dạng của quả có vẻ thuôn nơi đầu rồi phình ra phía đuôi nên được so sánh với quả lê; quả bán trên thị trường lớn cỡ quả trứng ngỗng (tuy có những loài chỉ cho quả cỡ 12 cm). Tuy bọc bên ngoài một lớp da mỏng màu xanh, có chấm gai, nhưng thịt lại khá ngọt, mùi giống như dưa hấu. Tại Hoa Kỳ, còn có những giống cho quả màu xanh đậm đến tím magenta, và thịt bên trong có thể màu tím đỏ hay đỏ xậm. Những loải được xem là ngon nhất tại Mỹ là Cardona (đỏ, tím) và Amarilla (vàng, ít gai).Những giống hiếm hơn có thể màu vàng-đất cả bên ngoài lẫn thịt bên trong. Loài cho quả ngon nhất trên thế giới, rất ngọt không hột, được cho là sản xuất từ Sicilia như Surfarina, Bastarduni (Tại Do thái, tên gọi cùa quả là Sabra, còn dùng để chỉ tính nết người Do thái- khó chịu ngoài mặt, nhưng lại dịu dàng trong tâm- (theo kiểu- xanh vò, đỏ lòng). 

Tất cả các loài của Opuntia (khoảng 300 loài) đều phát xuất từ Châu Mỹ, và đa số từ Mexico và Tây-Nam Hoa Kỳ, là 2 quốc gia chính cung cấp loại quả này. Riêng Mexico, tổng sản lượng cao gấp đôi sản lượng mơ, đu đủ avocado của thế-giới.

Xương Rồng bà (O. dillenii) thuộc loại cây nhỏ, cao 0.5-2 m. Thân do các lóng dẹp hình cái vợt bóng bàn (pingpong) dài 15-cm, rộng 4-10 cm. màu xanh nhạt, mang núm với 8-10 gai, gai to với sọc ngang dài 1-3 cm (phần này thường được xem lá bày bán tại các chợ). Hoa vàng rồi đỏ. Quả mọng to cỡ 5-10 cm. 

Thành phần dinh dưỡng: 

Quả: 100 gram phần ăn được chứa: 

- Calories 41 

- Chất đạm 0.73 gram 

- Chất béo 0.51 g 

- Chất sơ 1.81 g 

- Calcium 56 mg 

- Sắt 0.30 mg 

- Magnesium 85 mg 

- Phosphorus 24 mg 

- Potassium 220 mg 

- Sodium 5 mg 

- Beta Carotene (A) 51 IU 

- Thiamine (B1) 0.014 mg 

- Riboflavine (B2) 0.060 mg 

- Niacin (B3) 0.460 mg 

- Ascorbic acid (C) 14 mg 

Thành phần hóa học: 

Theo phân chất của Institut National de la Santé et de la Recherche Medicale, Nancy (Pháp) thì: Opuntia ficus-indica 

Phần thịt chứa Glucose (35%), Fructose (29%), trong khi đó vò ngoài chứa glucose (21%).Tỳ lệ protein: Thịt (5.1%), Vò da (8.3%), Hạt (11.8%). 

Chất bột có trong cả 3 phần: vỏ, thịt và hạt. 

Chất sơ trong phần thịt chứa nhiều pectin (14.4%) trong khi đó Vỏ và Hạt chứa nhiều cellulose (Vò 29.1%; Hạt 45.1%). 

Vỏ chứ nhiều Calcium (2.09%) và Potassium (3.4%). 

Phần vỏ bọc bên ngoài hạt có chứa nhiều D-xylans. 

Quả còn chứa: 

Nhiều sắc tố loại betalains như Betanin, Indica xanthin (sự phối hợp giữa các sac tố này tạo ra những màu sắc khác nhau cho quả, thay đổi từ vàng, đỏ đến trắng..). 

Nhiều flavonoids như Quercetin, Dihydroquercetin, Querce tin 3-methyl ether. Kaempferol, Rutin.

Các polyphenols 

Gai có chứa những hợp chất Arabinan-cellulose.

Ðặc tính dược học: 

Tác dụng trên Hệ Tiêu hóa và Chống sưng viêm: 

Pectin và Chất nhày của Opuntia có lợi cho Hệ tiêu hóa. HOa được dùng để trị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khó chịu đường ruột. Khả năng chống ung loét bao tử đã được nghiên cứu tại Messina -Ý (Journal of Ethnopharmacology Số 76 (Jan 2001) Opuntia đã được nghiên cứu để làm nguồn cung cấp chất sơ trong dinh dưỡng. Dịch chiết bằng ethanol cho thấy có hoạt tính bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa, làm giảm đau, ức chế sự di chuyển của leukocyte nơi chuột bị gây phù bằng carrageenan, đồng thời cũng ức chế sự phóng thích beta-glucuronidase (một loại enzym lysosomal có trong neutrophil của chuột) (Archive of Pharmacology Research Số 21-1998). Dịch chiết từ Quả Opuntia dillenii (liều 100-400mg/kg, tiêm qua màng phúc toan) có hoạt tính chống phản ứng sưng gây ra nơi chân chuột bị chích carrageenan, tác dụng cũng tùy thuộc liều sử dụng: các phản ứng khi chạm vào vật nóng bị ức chế khi dùng liều 100 mg/kg. (Journal of Ethnopharmacology Số 67-1999). 

Tác dụng trên Lipids: 

Opuntia ficus-indica, khi dùng tươi có những tác dụng tốt khi thử trên chuột: những thông số về tình trạng cholesterol cao trong máu đều giảm bớt rõ rệt. Pectin ly trích từ Opuntia làm giảm được mức LDL nơi chuột bọ thử nghiệm (Journal of Nutrition Số 120-1990). 

Tác dụng làm giảm hạ đường trong máu: 

Có nhiều nghiên cứu ghi nhận tác dụng làm hạ đường trong máu của Opuntia streptacantha nơi người và thú vật thử nghiệm. Nghiên cứu quan trọng nhất được công bố trên Diabetes Care Sổ-1990. Ngoài ra các loài Opuntia khác như O. fuliginosa và O. megacantha đều có tác dụng hạ đường, tuy nhiên O. megacantha bị ghi nhận là có tác dụng độc cho thận. Tác dụng hạ đường mạnh hơn khi dùng lá nấu sôi, sau khi dùng, tác dụng hạ đường tăng dần, lên đến điểm cao nhất sau 3-4 tiếng và có thể kéo dài đến 6 tiếng (Liều dùng được đề nghị là 500 g lá đun sôi, chia làm 2-3 lần trong ngày) 

Hoạt tính ngoài da: 

Hoa của Opuntia đã được dùng làm chất gây co mạch, chất chát nơi vết thương, và giúp vết thương mau lành. Lá Nopales đã được dùng phổ biến tại Mexico để trị phỏng, phỏng nắng, ngứa.

Hoạt tính bảo vệ Hệ thần kinh: 

Nghiên cứu tại Khoa Dược lực học, ÐH Y Khoa Dongguk, Kyongju (Nam Hàn) ghi nhận những flavonoids trong Opuntia ficus-indica (trích bằng ethyl acetate) có hoạt tính bảo vệ thần kinh chống lại các hư hại do oxyd hóa gây ra bởi xanthine/xanthi ne oxydase (liều IC50 =4-5 microg/ ml), ức chế được tác dụng độc hại của các gốc tự do loại picrylhydrazyl và lipid peroxidase (Brain Research Số 7 tháng 3, 2003). 

Vài phương thức sử dụng trong dân gian: 

Dùng làm thực phẩm: 

Khi dùng làm thực phẩm, nên chọn quả mềm nhưng đừng nhụn, quả nguyên vẹn, mầu xậm, không có những đốm mốc. Nếu quả còn cứng nên để vài ngày ở nhiệt độ bình thường, 

chỉ để vào tủ lạnh khi quả đã mềm. Có thể ăn lạnh, hay dùng thìa xúc lấy phần thịt, thêm nước cốt chanh, đường, xay nhuyễn, lược qua rây để bỏ hạt. Lá hay Nopales có thể nấu sôi trong vài phút rồi xắt nhỏ ăn như salad hay chiên chung vớI trứng, cà chua.

Tại Việt Nam: 

Cành (Lá) có nhựa được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt. (Lấy một khúc lá, cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi, rồi đắp vào mụn, hay nhọt đầu đinh). 

Tại Trung Hoa: 

Lá Xương Rồng bà (Tiên nhân chưởng= Xian ren zhăng) được xem lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng 'hành khí, hoạt huyết', 'thanh nhiệt, giải độc', 'tán ứ, tiêu thụng', kiện vị và chỉ khái. Rễ và Thân dùng trị 'vị khí thống', báng, lỵ, ho, đau cổ họng.

Tại Ấn độ: 

Opuntia dillenii, được gọi là nagphana. Lá tươi nghiền nát đắp vào mụn nhọt, chống sưng. Quả dùng làm thuốc trị ho gà. 

Tài liệu sử dụng: 

- The Review of Natural Products (Facts and Comparison) 

- Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist's Letter). 

- The Whole Foods Companion (Dianne Onstad) 

- Uncommon Fruits & Vegetables (E. Schneider) 

- Medicinal Plants of India (SK Jain) 

- Medicinal Plants of China (J. Duke)

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s...

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.