Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH KINH NGUYỆT

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH KINH NGUYỆT

KINH NGUYỆT
57 Bài thuốc

Các điều dặn sơ đẳng để chị em tự nhận định các chứng bệnh về kinh nguyệt để uống thuốc mau khỏi.
Ba nguyên nhân kinh bế tắc, không thông và không hành
1. Tỳ vị yếu, bị tổn thương, kém ăn khiến cho khí hư, huyết khô mà kinh không hành
Nên uống thuốc bổ tỳ vị, nuôi khí huyết, đến lúc đủ thì kinh nguyệt tự hành.
Không nên dùng thuốc thông kinh làm cho khí huyết hư tổn thêm mà sinh ra chứng hư lao khó trị (bị yếu nặng thì thành lao).
2. Lo nghĩ, buồn bực, giận dữ, phiền não nhiều thì khí uất, huyết trệ kinh không hành được
Phải khai khí uất, hành huyết trệ thì kinh nguyệt tự hành.
* Lưu ý: Nếu dùng thuốc bổ thì khí càng kết thêm thì huyết càng ngưng trệ, rất có thể sanh chứng tích huyết mà thành bệnh trương máu (trưng hà) làm bụng to, kết khối ở bụng.
3. Người mà thân thể bị đâm, giải bế tắc, ủng trệ mà không hành kinh
Phải hành khí, đạo đàm khiến cho kinh hành (trích sách Linh khu)
* Kinh nguyệt trễ: Tháng nào cũng trễ 1 tuần, nghĩa là nguyệt kỳ 35 ngày, như vậy là đều, vì nguyệt kỳ thay đổi tùy phụ nữ.
* Kinh nguyệt trồi sụt: Lúc còn nhỏ, kinh nguyệt có thể trôi sụt, lập gia đình thì hết.
* Kinh hôi: Vì thiếu vệ sinh, nên rửa âm hộ bằng nước tím loãng, ấm.
* Băng huyết, có kinh ra nhiều: Vì tử cung hư hàn, hoặc huyết nóng quá mà sinh ra.
* Cữ ăn khi có kinh: Dừa, thơm, rau muống sống, trái chua làm máu loãng.

Các bài thuốc

1. Kinh nguyệt không đều
Khí xông lên đầu mặt xây xẩm, nôn mửa, hoặc xông lên ngực sinh đầy tức, đau nhói, hoặc trong bụng kết hòn cục, và mọi chứng về khí:
- Củ gấu giã tróc vỏ, 3 đc, Trần bì 1 đc, Tía tô 1 đc, Ô dược 1 đc, Can khương 3 lát, sắc uống nóng.

2. Kinh nguyệt không đều, đau bụng dữ
- Hồng hoa, Tô mộc, Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), Ngưu tất (bỏ cuống kiêng đồ sắt), Mần tưới, nghệ vàng sao, đều nhau, 1/2 nước, 1/2 rượu, sắc sôi vài dạo uống.
- Tử uyển, Hồng hoa, Bồng nga truật, Quế chi (bỏ vỏ khô), Hương phụ (giã tróc vỏ) sao với giấm. Các vị lượng bằng nhau, tán, mỗi lần uống 2 đc với rượu bất cứ lúc nào.

3. Kinh nguyệt không đều hoặc chưa hành kinh, hoặc đang có kinh mà đau trằn bụng dưới
- Hồng hoa, Tô mộc, Nghệ vàng, Nhục quế, Bông nga truật (sao giấm) đều nhau, sắc uống lúc đói.
- Rễ bưởi bung 2 nắm, nước 2 bát sắc còn 1/2 uống trước khi có kinh vài ngày.
- Lá Mần tưới ngâm rượu uống thường xuyên.
- Đậu xanh nấu cháo với gan lợn ăn rất tốt.
- Bồ hoàng sao khô, đều nhau, tán viên và hồ bằng hạt ngô đồng 1 lần 30 viên, uống với rượu lúc đói hoặc nước cơm cũng được.

4. Kinh kéo dài không dứt
Bạch truật 1,5 đc, Hương phụ sao 1 đc, lá Ngải cứu vò nát 1 đc, sắc uống là cầm.

5. Phụ nữ đau bụng dưới, đau bụng hành kinh, mới có kinh đã thấy bụng đau xoắn, lan ra sau xương sống như mũi dao đâm
- Rau má, tháng 5 mùa hạ hái phơi khô, tán, mỗi lần 2 đc, giấm ngon 2 phần, trộn đều, uống lúc sáng sớm bụng đói, mỗi sáng 1 lần, đến khỏi thì thôi.
- Nếu bụng lạnh trước rồi mới đau thì lấy rau má 2,5 lạng, thêm Đào nhân 100 hạt, bóc bỏ vỏ nhọn, sao tán, luyện mật, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi sáng sớm lúc bụng đói uống với nước cơm hoặc với rượu mỗi lần 30 viên, ngày 2 lần. Kiêng ăn vừng và kiến mạch.

6. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, do khí hư, huyết hư sinh đau bụng, huyết ra không chừng độ
- Bồ hoàng sao qua, lá lốt sao muối, bằng nhau, tán, luyện mật, viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 20 - 30 viên, uống với rượu là khỏi.
- Bồng nga truật, củ riềng ấm, 2 vị bằng nhau, sao, tán, mỗi lần uống 2 đc với rượu, bất cứ lúc nào.

7. Phụ nữ mỗi lần có kinh đau bụng, nóng rét đữ dội, mặt đỏ
- Hột dành dành bỏ vỏ lấy hột 1 cáp, gừng sống giã lấy nước, sao đen, nước 1 bát sắc lấy 1/2, uống 1 lần khỏi ngay.
- Thanh mộc hương, rượu và nước đều 1⁄2, cùng sắc uống là khỏi.

8. Phụ nữ do khí hư huyết tụ, đang hành kinh đau nhói
- Hột vải đốt tồn tính 1/2 lạng, Hương phụ mễ sao 1 lạng, đều tán, mỗi lần uống 2 đc với nước muối, hoặc nước cơm.
- Hột vải tán, uống 1 đc với muối và giấm.
- Lá hẹ và gốc hẹ 1 nắm, giã nát, vắt lấy nước 1 chén, hòa với 1 chén rượu uống.

9. Phụ nữ vàng da vì huyết xấu
- Quả cà già, đao tre bổ ra, phơi râm cho khô, tán, mỗi lần uống 2 đc với rượu nóng.

10. Kinh không đều, trồi sụt, khi nhiều khi ít, thai động, sản hậu, huyết hôi không ra, cùng với lạnh hay nhiệt, sống lưng eo lưng đau nhức
- Đan sâm rửa sạch, thái, phơi khô, tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng, mỗi lần 2 đc.

11. Kinh không đều, lâu ngày không con, là vì trong mạch xung mạch nhâm có phục nhiệt
- Thục địa 1/2 cân, Đương quy 2 lạng, Hoàng liên 1 lạng, ngâm rượu 1 đêm, sấy khô, tán nhỏ, hoàn với mật, uống với nước cơm hoặc rượu.

12. Kinh không đều, tạng hàn đau lạnh
- Thục địa, Đương quy bằng nhau, sắc uống.

13. Con gái bế kinh
- Quy vĩ, Mộc dược đều 1 đc, tán, Hồng hoa ngâm rượu, quay mặt về hướng Bắc mà uống, ngày 1 lần.

14. Kinh bế đến một năm, rốn bụng lưng nặng nề, nóng rét qua lại
- Hạt cải 2 lạng, tán nhỏ, uống với rượu khi ăn, mỗi lần 2 đc.

15. Tắt kinh một tháng, muốn nghiệm xem có thai không
- Xuyên khung để sống, tán, uống với nước đun sôi để nguội, khi đói hễ thấy trong bụng hơi động là có thai, không động là không thai.

16. Thấy kinh không dứt, ngày càng gầy guộc vàng võ
- Cánh kiến tán nhỏ, uống với nước đun sôi khi đói, mỗi lần 2 đc.

17. Phụ nữ trên 50 tuổi, lẽ ra không có kinh nữa mà hàng tháng vẫn thấy kinh không dứt
- Hoàng cầm 2 lạng, ngâm giấm 7 ngày, sao khô, lại sao tẩm 7 lần, rồi tán nhỏ, hoàn với hồ, uống với rượu.

18. Kinh nguyệt không đều, do huyết và xung nhâm, không do lục dâm
- Thục địa 4 lạng
- Ích mẫu 16 lạng
- Đương quy 4 lạng
- Đan sâm 3 lạng
- Bạch thược 3 lạng
- Xuyên khung 1,5 lạng
- Sung úy tử 4 lạng
- Hương phụ 4 lạng
- Bạch truật 4 lạng
Ích mẫu nấu cao lỏng với 200ml rượu, cô 1 lít mật ong với bột thuốc làm viên, mỗi lần uống 40 viên, ngày 2 - 5 lần.

19. Kinh kéo dài từ 15 đến 20 ngày không sạch, người vẫn khỏe
- Dành dành 500g, cả quả thái nhỏ, sao hơi cháy đen, tán bột, uống 8 - 12g mỗi ngày, uống liên tục 10 - 70g. Có thể tự chảy máu cam, tiểu ra máu, nôn ra máu, đau gan, đau cạnh sườn.
- Lá Mần tưới 30g, lá cóc mắn 30g, muối ăn 2g, giã nhỏ hòa với nước sôi, uống.

20. Bế kinh
- Xấu hổ 20g, Hương phụ 16g, Cỏ xước 20g, Cúc tần 16g, lá Trắc bá 16g, Mần tưới 16g, Nam mộc hương 16g. Sắc uống.

21. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều
- Hương phụ chế 20g
- Rễ cỏ xước 12g
- Cỏ nhọ nồi khô 12g
- Rau má (tươi) 30g
- Cỏ roi ngựa 12g
- Thổ phục linh 16g
- Ích mẫu 16g
- Sinh địa 20g
- Chỉ xác 12g
- Quả dành dành (tẩm rượu sao) 12g
* Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
* Công dụng: Bài thuốc chữa chứng kinh nguyệt không đều, kinh thường thấy trước kỳ, lượng huyết nhiều sắc thẫm có khi có cục, mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, khát nước, môi khô, lưỡi đỏ.

22. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều
- Hương phụ chế 16g
- Củ mài 10g
- Quế chi 8g
- Ngải cứu 12g
- Hạt táo (sao đen) 8g
- Củ súng 10g
- Ích mẫu 16g
- Củ gai (sao qua) 16g
- Bố chính sâm 10g
- Cỏ nhọ nồi (khô) 12g
* Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
* Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, người xanh yếu mệt mỏi, hoa mắt, kém ăn, mất ngủ.

23. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều
- Hương phụ chế 16g
- Nghệ xanh 12g
- Cỏ roi ngựa 16g
- Ích mẫu 20g
- Cỏ xước 12g
- Tam lăng 12g
- Mần tưới 16g
- Ngải cứu 10g
- Chỉ xác 12g
* Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang
* Công dụng: Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, kinh thường thấy sau kỳ, lượng huyết ít, sắc thẫm hoặc đen, đại tiện táo, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ.

24. Thuốc chữa kinh nguyệt không đều
- Bẹ móc 40g
- Buồng cau đực 10g
* Cách dùng: Hai thứ sao giòn, tán bột, lấy 20g lá tre sắc lấy nước, hòa bột thuốc vào, lọc trong, bỏ bã để uống.
* Công dụng: Bài thuốc chữa chứng rong kinh, kinh kéo dài hàng tuần, lượng nhiều, người mệt mỏi.

25. Thuốc điều kinh an thai
+ Cao Ích Mẫu: Thuốc nước, đóng chai 250ml (rượu 15°)
* Công thức:
- Ích mẫu (lá) 800g
- Hương phụ tứ chế 250g
- Ngải cứu (lá) 200g
- Đường, rượu, nước vừa đủ 1000ml
* Công dụng: Bổ máu điều kinh phụ nữ, chữa các chứng bệnh do kinh nguyệt không đều, băng huyết, lậu huyết (huyết ra lỉ rỉ kéo dài), tích huyết (thường đau bụng), phụ nữ sau khi sanh tử cung không co lại như cũ.
* Liều dùng: Mỗi lần 15 - 20g (1 chén con) ngày 2 lần.
* Cấm kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

26. Thuốc điều kinh an thai
+ Viên Ích mẫu: Viên dập hay bọc đường.
* Công thức: Trong 1 viên gồm
- Ích mẫu 0,8g
- Ngải cứu 0,2g
- Hương phụ tứ chế 0,25g
* Công dụng: Như cao Ích mẫu
* Liều dùng: Trung bình ngày uống 10 - 15 viên, chia làm 2 - 3 lần.
Nên uống ngay sau khi hết kinh, uống trong 10 ngày liền, rồi nghỉ, đến kỳ kinh tháng sau sẽ lại uống như thế.

27. Thuốc điều kinh an thai
+ Cao Hương ngải: Thuốc nước đóng chai 150ml (rượu 15 độ)
* Công thức:
- Hương phụ tứ chế 500g
- Ngải cứu 500g
- Ích mẫu 250g
- Bạch đồng nữ 250g
- Đường, rượu, nước cất vừa đủ 1000ml
* Công dụng: Chữa phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, thường hay đau bụng, đau lưng, ra khí hư có máu đen có khi thành cục.
* Liều dùng: Mỗi lần 30ml (2 thìa canh), ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

28. Thuốc điều kinh an thai
+ Điều Kinh hoàn: Viên tròn, đóng lọ 90g
* Công thức:
- Thục địa 140g
- Xuyên khung 70g
- Hương phụ tứ chế 140g
- Ngải cứu 70g
- Ích mẫu 350g
- Hoàng tinh chế 70g
- Hà thủ ô đỏ 70g
- Đường kính, tá dược vừa đủ 1000g
* Công dụng: Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh, yếu mệt, kém ăn, kém ngủ, mới sanh dậy.
* Liều dùng: Mỗi ngày 20g, chia 2-3 lần uống với nước đun sôi còn ấm.

29. Thuốc điều kinh an thai
+ Viên Bổ huyết điều kinh:
* Công thức:
- Như trên thêm Ba kích.
Công dụng và liều dùng:
Như viên Điều kinh, nhưng tác dụng bồi dưỡng sức lực mạnh hơn.

30. Thuốc điều kinh an thai
+ Ninh Khôn Chỉ Bao Hoàn:
- Viên to, bao sáp, hộp 10 viên, mỗi viên 8g.
* Công thức:
- Phòng đản sâm 40g
- Quất hồng bì 50g
- Thục địa 50g
- Xuyên khung 50g
- A giao 25g
- Tía tô 25g
- Sinh địa 50g
- Bạch truật 50g
- Hổ phách 25g
- Bắc Mộc hương 25g
- Đương quy 50g
- Bạch thược 50g
- Hoàng cầm 25g
- Sa nhân 25g
- Hương phụ tứ chế 50g
- Ích mẫu 300g
- Ô dược 50g
- Trầm hương 5g
- Ngưu tất 20g
- Cam thảo 15g
Mật ong, tá dược vừa đủ hoàn.
* Công dụng: Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau lưng trước hoặc sau khi có kinh, cơ thể suy nhược, thiếu máu.
* Liều dùng: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1-2 lần với nước còn nóng, uống sáng, chiều, hoặc lúc đang đau.
* Cấm kỵ: Phụ nữ có thai, người đang bị cảm sốt không dùng.

31. Bài thuốc chữa điều kinh
* Công dụng: Bồ huyết, chủ trị khí hư bạch đới
- Đan sâm 5 đc
- Hoàng bá 5 đc
- Xuyên quy 5 đc
- Hoàng cầm 5 đc
- Hoàng kỳ 5 đc
- Nam sâm 1 lạng
- Bạch truật 5 đc
- Nam Bạch chỉ 5 đc
- Bạch linh 3 đc
- Huyền hồ sách 3 đc
- Cam thảo 2 đc
- Xích đồng nam 1 lạng
- Xuyên khung 3 đc
- Ngũ linh chi 3 đc
- Sinh địa 5 đc
- Hương phụ chế 1 lạng
- Bạch thược 5 đc
- Nhân trần 1 lạng
- Thổ phục linh 1 lạng
- Ích mẫu 1 lạng
- Tam lăng 5 đc
- Nga truật 5 đc
Các vị trên sao tẩm tán nhỏ hồ hoàn viên bằng hạt ngô, phơi khô dùng dần.

32. Kinh nguyệt không đều, đau bụng trong lúc hành kinh
- Ích mẫu 30g
- Ngải cứu 20g
Cả hai thứ đều dùng cành và lá non, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 500ml nước, sắc còn 200ml.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày.

33. Chữa bệnh vô kinh hoặc sau khi sanh không hành kinh trở lại
- Giâm bụt hoa đào 50g
- Giâm bụt hoa đỏ 50g
Cả hai thứ đều dùng thân, bỏ vỏ, thái nhỏ, cho vào 500ml nước sắc còn 200ml.
Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 100ml.
* Chú ý:
- Kiêng ăn chua khi uống thuốc.
- Khi thấy hành kinh thì ngừng uống thuốc.

34. Thuốc điều kinh
- Hương phụ 1000g
- Ngải cứu khô 200g
- Ích mẫu 300g
- Trạch lan 100g
Hương phụ giã nát, sảy bỏ vỏ, chia 4 phần
- 1 phần ngâm với nước tiểu
- 1 phần ngâm với rượu
- 1 phần ngâm với nước gạo
- 1 phần ngâm với nước muối
Ngâm hai ngày đêm, đem rửa sạch phơi hoặc sao khô tán nhỏ, cùng với ba vị trên giã nhỏ, rây kỹ, trộn mật giã nhuyễn làm viên bằng hạt ngô.
Mỗi lần uống 25 viên với nước sôi, uống lúc đói bụng ngày uống 2 lần.
Trường hợp người bị bế kinh thì uống với tí rượu, nếu là người hàn, huyết tích trệ, gia:
- Quế tâm 40g
- Ô dược 100g
- Nga truật 40g
- Tam lăng 40g

35. Hành kinh đau bụng
Hành kinh đau bụng là chứng hễ đến kỳ kinh là đau bụng, Đông y thường phân biệt chứng đau bụng khi có kỳ kinh như sau:
- Trước lúc có kinh đã thấy đau bụng, mà không ưa xoa bóp là do khí trệ huyết ngưng.
- Trong lúc có kinh mà đau bụng là do khí và huyết đều thiếu.
Sau lúc hết kinh mà thấy đau bụng là do ứ huyết.
* Bài thuốc chữa hành kinh đau bụng:
- Ích mẫu 30g
- Nga truật 5g
- Lá ngải cứu 20g
- Ô dược 15g
- Tam lăng 5g
- Hương phụ chế 30g
- Vỏ quít xanh (Thanh bì) 10g
Các vị trên sắc với ba bát nước còn 1 bát chia uống 2 lần truớc khi có kinh nguyệt.
Bài này cần chế thành bột hoặc làm viên sẵn để sử dụng càng tốt hơn.
Nếu làm bột hoặc viên thì trọng lượng dùng gấp đôi, để dùng dần.
* Cách xử lý bài thuốc theo từng trường hợp:
- Trước lúc có kinh đau bụng thì dùng Hương phụ, Ô dược, Nga truật, Tam lăng dùng gấp đôi.
- Trong lúc hành kinh đau bụng thì Ngải cứu, Ích mẫu dùng gấp đôi và gia thêm Bố chính sâm.
- Sau lúc hành kinh mà đau bụng thì Thanh bì dùng gấp đôi và thêm lá Mần tưới 10g, Đinh lăng 10g.

36. Kinh bế phát điên
Người phụ nữ trong lúc có kinh, thiếu giữ gìn cẩn thận dãi nắng đầm mưa, dầm mình dưới nước, hoặc bị bệnh cảm mạo, thương hàn, kinh nguyệt vừa đen, lại vừa bế tắc, tà khí nhân đó mà phạm vào huyết hải sinh chứng phát điên.
Phép chữa cấm dùng thuốc công phạt làm thương tổn khí.
Dùng phương pháp hòa giải và sơ thông huyết mạch là bệnh chóng khỏi.

37. Chữa bệnh do cảm mạo hoặc thương hàn làm cho kinh bế phát điên
- Sài hồ 12g
- Nghệ 20g
- Hoàng cầm 10g
- Lá Tam thất 10g
- Sa sâm 12g
- Lá Mần tưới 10g
- Cam thảo 8g
Sắc với bát rưỡi nước còn 1/3 chế 30 ml nước tiểu vào trong thuốc cho uống nóng.

38. Chữa bị dầm mưa, dầm nước làm cho kinh bế phát điên
- Nghệ 40g
- Lá Mần tưới 20g
- Ô dược 30g
- Chi tử 20g
- Phèn phi 10g
- Hương phụ (sao nước tiểu) 40g
Các vị trên sắc với 2 bát nước, còn 1/8 hòa bột phèn phi vào cho uống, ngày uống 2 lần.

39. Chữa bị dầm mưa, dầm nước làm cho kinh bế phát điên
- Củ nghệ 1 củ to
- Lá hẹ 1 nắm
Hai thứ giã nhỏ bỏ vào một bát nước tiểu trẻ em khỏe mạnh (bỏ đầu bỏ đuôi) vắt đi nhồi lại nhiều lần, vắt lóng lấy nước cho uống.

40. Chữa bị đầm mưa, dầm nước làm cho kinh bế phát điên
- Cây cỏ thẹn (xấu hổ) cả cây, rễ và lá 500g
Cắt nhỏ, rửa sạch, rang vàng hạ thổ, đổ ngập nước, sắc lấy một bát nhỏ cho uống.

41. Chữa bị dầm mưa, dầm nước làm cho kinh bế phát điên
- Củ nghệ 50g
- Phèn phi 10g
Sắc nghệ với một bát nước, còn nửa bát hòa phèn phi vào, mỗi khi uống chế vào 20 ml nước tiểu.

42. Có kinh đau bụng trằn
Trằn dưới ba đì và đau lưng, tức ngực. Hết kinh mà huyết còn tướt 2 - 3 ngày hoặc 1 tháng mà có kinh 2 - 3 lần.
- Bạch truật (sao cám) 3 chỉ
- Chích Cam thảo 1,5 chỉ
- Ô dược 2 chỉ
- Sài hồ 1,5 chỉ
- Bạch thược (sao rượu) 2 chỉ
- Thanh bì 1,5 chỉ
- Xuyên Tục đoạn 2 chỉ
- Đương quy 3 chỉ
- Gừng sống 3 lát
- Phục linh 2 chỉ
- Hương phụ (chế, giã nát) 2 chỉ
Sắc 3 chén lấy 1 chén, chia uống 2 lần, uống 5 thang khỏi bệnh.

43. Huyết thăng (kinh đi ngược)
Đàn bà bị máu đi ngược lên, chận nghẹt cổ (cứ lo chạy lạc huyết, thổ huyết, không trúng căn bệnh) có khi ra luôn cả miệng, mắt tối sầm lại, ngã đơ ra như chết, thật là nguy hiểm.
* Phương thần dược cấp cứu:
1. Một nắm lá hẹ + giấm chua (đủ dùng) để trong 1 cái siêu,bình có vòi mà sắc cho sôi lên, kê mũi ngay vòi mà xông, máu xuống là tỉnh lại.
2. Củ nghệ 50g đổ tiếp nước sắc còn 1 chén, thêm 1 ly nhỏ nước gừng và 1 chén nước tiểu trẻ con, sắc lại lần 2 còn 7 phân mà uống.

44. Kinh nguyệt không đều mà ra liên miên
(1). Ăn ngó sen tàu cũng rất hay
- Nấu ngó sen tàu với giò heo, sườn heo, ăn là hết liền (đàn ông suy nhược, mệt mỏi, ăn là bổ thận).
(2). A giao 5 chỉ sao lẫn với cáp phấn tán bột, trộn thêm 5 phân Thần sa uống với rượu.
- Cữ ăn chua làm máu loãng.

45. Kinh không đều sanh da vàng, đau bụng chóng mặt
- Củ cỏ cú rửa sạch 1 cân.
- Thuốc cứu 4 lạng
Hai vị nấu chung với giấm đến khi cạn, sao vàng, tán bột ngày uống 1 muỗng cà phê.

46. Thống kinh
Gia truyền cho con gái mấy năm không có kinh, hoặc có mà ra ít.
- Dây chìa vôi, Quy vĩ, Huyết giác
Ba vị tán chung mà uống với nước trà.
- Chìa vôi rửa sạch, ngâm nước sôi, xắt nhỏ bỏ vô cối mà tán, nếu khó tán thì sao giòn mà tán.

47. Ứ huyết, bụng cứng, đau, tiểu gắt
- Cỏ xước 100g, Gạo 1/2 chén, rượu 2 ly.
Đổ chung 3 chén nước, sắc lấy 1 chén mà uống.

48. Bài thuốc thống kinh (Đông y sĩ Đỗ Phong Thuần)
Con gái 17 - 18 tuổi chưa có kinh, người ốm mặt xanh, thường nóng lạnh nhức đầu nên rất cần uống.
- Bạch truật (sao) 2 chỉ
- Gừng sống 3 lát
- Chích cam thảo 1 chỉ
- Hương phụ chế (giã) 3 chỉ
- Hồng hoa 2 chỉ
- Thương truật (sao) 2 chỉ
- Xuyên khung 2 chỉ
- Bạch thược (sao rượu) 2 chỉ
- Đào nhân (giã) 2 chỉ
- Đương quy vĩ 3 chỉ
- Thanh bì 1 chỉ
- Phục linh 2 chỉ
Sắc 3 chén còn 1 chén, uống 5 thang sẽ có kinh.

49. Điều kinh (gia truyền)
(1). Vỏ bưởi chua, lá Ích mẫu, Hương phụ, Sa nhân, lá Mồng tơi Các vị sao vàng tán nhỏ làm hoàn cỡ hột bắp.
Mỗi ngày uống 30 viên, ngày 2 lần.
(2).- Cỏ cú 9 củ
- Gừng sống 3 lát
- Rau má 1 nắm
- Vỏ quít 1 nắm
- Cam thảo đất 1 nắm
- Cây ké 1 nắm
- Rễ tranh 1 nắm
- Cỏ Mần trầu 1 nắm
- Sả 9 củ
- Cỏ mực 1 nắm
- Muồng trâu (cây) 1 nắm
- Cây Ích mẫu 1 nắm
- Cây quao 1 nắm
- Lá Ngải cứu 1 nắm
Đổ thêm nước, sắc còn 2 chén, uống 2 lần mỗi ngày.
* Trị cho người mập mạp
Không sanh mà kinh nguyệt trồi sụt thất thường, 2 - 3 tháng mới có, tay chân cơ thể nhức mỏi, đau lưng, đau bụng, tức ngực, chóng mặt nhức đầu.
- Thương truật (sao cám) 3 chỉ
- Gừng sống 3 lát
- Chích cam thảo 1,5 chỉ
- Trần bì (sao) 1,5 chỉ
- Hương phụ sao giấm 2,5 chỉ
- Phục linh 2 chỉ
- Xuyên khung 2 chỉ
- Bán hạ 2 chỉ
- Thần khúc 2 chỉ
- Chỉ xác (sao cám) 2 chỉ
Sắc 3 chén lấy 1, chia ra uống 2 lần trong ngày.

50. Bế kinh
Tự nhiên mất kinh nhiều tháng mà không do bệnh gì.
Toa rất công hiệu, giúp cho người nghèo.
Bông móng tay, uống ngày 3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

51. Hương phụ chế
Hương phụ giã trắng như gạo (Hương phụ mã)
(1). Tẩm rượu
(2). Tẩm giấm
(3). Tẩm nước đồng tiện
(4). Tẩm nước gạo
Phơi khô, sao vàng.
* Công dụng: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, vàng da, ăn không ngon, hoặc phù thũng, lớn nhỏ đều dùng được nhất là phụ khoa. Thuốc nổi tiếng ở nhiều tỉnh.
Mùa xuân ngâm 3 ngày đêm
Mùa hạ ngâm 1 ngày đêm
Mùa thu ngâm 5 ngày đêm
Mùa đông ngâm 7 ngày đêm
Mỗi ngày thay nước 1 lần, phơi khô, tán mịn, hồ giấm, làm hoàn bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 - 60 viên.

52. Băng huyết rong huyết
Băng huyết, rong huyết là không phải trong lúc hành kinh mà âm đạo tự ra máu nhiều, hoặc ra máu liên miên.
Cũng có trường hợp do lúc hành kinh không giữ vệ sinh, hoặc lao động quá mệt nhọc cũng dẫn đến băng huyết.
- Thể cấp: ra máu nhiều là băng
- Thể hoãn: lượng máu ra ít, liên miên là rong.
* Cách chữa: điều hòa huyết mạch, cầm máu.
+ Bài 1
- Bẹ móc 40g
- Buồng cau đực (còn trên cây) 40g
Hai thứ trên sao giòn tồn tính, dùng 1 nắm lá tre sắc lấy nước hòa với bột thuốc trên, lóng trong bỏ bã cho uống, mỗi lần uống nửa bát.
+ Bài 2
- Củ nâu 100g
- Củ Tam thất 50g
Hai thứ trên cạo vỏ rửa sạch, thái mỏng rang cháy, sắc với hai bát nước còn 1 bát, ngày uống 3 lần.
+ Bài 3
- Xác gương sen (thứ đã lấy hạt) 20g
- Tuệ kinh giới (sao tồn tính) 15g
- Bẹ móc (đốt lấy mun) 10g
- Cây cỏ mực 20g
- Củ gai (lá làm bánh) 10g
Sắc với hai bát nước, còn 1/3 hòa mun bẹ móc vào cho uống, ngày uống 3 lần.

53. Chữa thiếu máu sau lúc bị băng huyết
- Lá dâu non 15g
- Củ Định lăng 20g
- Đậu đen (rang) 15g
- Ích mẫu 30g
- Hà thủ ô (chế) 30g
- Hạt sen 10g
- Vừng đen (rang) 20g
- Chính hoài sơn 20g
Các vị trên sao chế xong, giã nhỏ, rây bột mịn trộn lẫn với đường cát để dùng mỗi lần uống 1 thìa canh với nước nóng.

54. Ích mẫu thắng kim đơn
- Thục địa 4 lạng
- Bạch truật 4 lạng
- Đương quy 4 lạng - Hương phụ 4 lạng
- Bạch thược 3 lạng - Sung úy tử 4 lạng
- Xuyên khung 1,5 lạng - Ích mẫu 16 lạng
- Đơn sâm 3 lạng
Ích mẫu, nấu cao lỏng + 200ml rượu cô với 1 lít mật ong, trộn với thuốc bột làm viên.
Mỗi lần uống 4 đc, ngày uống 2 - 3 lần.
* Nếu nhiệt, gia:
- Mẫu đơn bì 2 lạng
- Sinh địa 2 lạng
* Nếu hàn, gia:
- Nhục quế 5 đc

55. Huyết ứ và huyết bế
- Bồ hoàng 2 lạng, sắc nước uống cho hết huyết bế thì dùng 20 hạt Đào nhân sắc uống.

56. Băng huyết
+ Kinh ra xối xả
* Tọa thuốc cầm
- Cỏ mực tươi: 3 nắm lớn (đâm nhừ)
- Lọ chảo gang 1 muỗng ăn canh lớn chế nước sôi, trộn đều, lọc lấy nước trong, uống 1 chung lớn.
Cách 2 giờ uống 1 lần.
* Toa trừ căn
- Cỏ mực 3 nắm
- Gừng sống 3 lát
- Rau má 1 nắm
- Cam thảo đất 1 nắm
- Ké đầu ngựa 1 nắm
- Vỏ quít 1 nắm
- Cỏ Mần trầu 1 bát
- Rễ tranh bó mạ 1 nắm
- Củ sả 10 lát
- Thuốc cứu 10 lá
- Lọ chảo gang 1 muỗng
- Cây muồng (vạt mông) 1 nắm
Đổ xiếp nước, sắc lấy 2 chén, để nguội, chia uống 2 lần.

57. Băng huyết
+ Sản hậu làm băng
(1). Lấy mật trăn hòa nước sôi mà uống
(2). Để lá Ô rô tía lên mẻ lửa, đặt dưới vạt giường mà xông khói,
hoặc
(3). Đâm củ bồ bồ, hòa tí muối, hòa nước tiểu trẻ em mà uống.
+ Cầm băng huyết
(1). Gia Tử bì (vỏ dừa khô) đốt ra than mà uống
(2). Hòe hoa: 5 chỉ, Địa vũ 5 chỉ
Thêm 2 chén nước, nấu sôi mà uống.
(3). Cây và rễ cỏ mực đâm với tí muối hột rang, thêm chút lọ chảo gang, vắt nước mà uống.
(4). Rau muống cả gốc rễ, rửa sạch, đâm với tí muối hột, vắt nước mà uống.
(5). Đọt trầu dài lá 1 nắm đâm nhừ vắt lấy nước + lọ chảo gang + 1 chén nước, quậy đều, chia 2.
- Uống trước 1/2 chén
- 1/2 giờ sau uống phần còn lại.
(6). Làm băng: 2 - 3 ngày không hết
- Lá thuốc cứu 40g
- Gừng khô 5g
- Nước 2 tô
Sắc còn 2 chén thì thêm 1 cục A giao cỡ ngón út, quậy tan, chia uống 2 lần.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.