Chuyển đến nội dung chính

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 3)

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 3)

+ Chữa không có sữa sau khi sinh :
Có thể dùng các cách sau:
+ Lấy 1 chén gạo nếp, 1 thìa cà phê hạt mùi già (hoặc 1 nắm lá mùi) nấu với khoảng 3 bát nước thành cháo ăn trong ngày (ăn 2 lần sáng và chiều) ăn xong dùng lược thưa chải trên bầu vú từ trên xuống.
+ Sau khi sinh sữa không thông, khiến cho bầu vú bị căng đanh lại không có sữa cho trẻ bú thì lấy một vốc đậu đỏ nấu lên uống nước khi khát. (uống thay nước) thì sẽ thông sữa...
+ Lấy hạt mè rang chín với muối, giã nhỏ rồi chấm xôi hoặc cơm nếp vào ăn.
+ Phụ nữ sau khi sinh do tuyến sữa bị nghẽn tắc, sữa ứ lại khiến vú sưng to, đau nhức, nhiều khi làm mủ, vỡ loét. Lấy hạt mè (vừng) tươi nhai nát nhuyễn đắp lên, vài lần làm như thế thì sẽ khỏi.
+ Khi sinh con có sữa, sau lại cạn thì lấy 6g quả mùi đun sôi với 100ml nước trong khoảng 15 phút rồi uống làm 2 lần trong ngày.
+ Lấy hạt mùi sắc uống hoặc nấu cháo gạo nếp với hạt mùi và ăn thường xuyên sẽ nhiều sữa.
+ Bị tắc tia sữa thì lấy 15 - 20g rau cỏ bợ khô sắc với khoảng 2,5 lít nước, còn 1 bát (bát ăn cơm) nước thuốc chia làm 2 lần uống trong ngày (cách nhau 4 giờ). Dùng vải bọc lấy bã khi còn đang nóng chườm xuôi từ phía trên vú xuống.

+ Chữa đái són sau khi sinh:
Lấy một cái dạ dày lợn và một cái bong bóng lợn rửa sạch, lấy 1 bát gạo nếp cho vào trong bong bóng rồi nhét bong bóng vào trong đạ dày lợn. Cho vào nồi đổ khoảng 2/3 nổi nước và 2 củ hành, 3 lát gừng, 1 nắm vỏ quýt, ít muối nấu chín lên ăn, rất công hiệu.

+ Chữa đại tiện lỏng sau khi sinh:
Lấy gạo nếp và muội nổi (nồi, xoong đun nấu) lượng bằng nhau, cho cả hai vào tán nhỏ rồi uống với nước cam vắt, lúc đói bụng. Mỗi lần uống khoảng ½ muỗng cà phê bột.

+ Chữa bị sót nhau sau khi sinh:
Có thể dùng những bài thuốc sau:
- Lấy 1/2 kg đậu đen sao cho cháy rồi cho vào siêu sắc với khoảng 1 lít rượu, nấu còn độ 1/2 lít thì cho uống làm 3 lần sẽ ra hết nhau.
- Lấy lá rau ngót tươi khoảng 100 gam, giã thật nát, cho vào 1 bát nước sôi để nguội rồi vắt lấy nước cốt, chia làm 2 lần uống (khoảng 10 - 20 phút uống 1 lần). Sau khoảng 30 phút nhau sẽ ra hết. Trường hợp khó thì lúc uống, lấy thêm lá rau ngót giã nhuyễn đắp vào gan bàn chân rồi băng lại.
- Lấy 7 - 10 hạt đậu đỏ uống với nước thì nhau sẽ ra.

+ Chữa ra mồ hồi nhiều sau khi sinh:
Lấy 1 nắm to rau sam thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa vào một cốc nước lọc pha muối (loãng) uống vài lần thì khỏi.

+ Chữa đi lỵ ra máu sau khi sinh:
Lấy rau sam rửa sạch, giã nát vắt lấy đủ 1 bát nước cốt, đun sôi lên hòa với 1 chén mật ong, uống vài lần.

+ Chữa bị suy nhược sau khi sinh:
Sau khi sinh, do mất máu nhiều, cơ thể bị suy nhược choáng váng thì lấy cà rốt (2 củ) gừng tươi (1 củ), gạo nếp (1 lạng) thịt gà ta (1 lạng). Cà rốt, gừng để nguyên vỏ rửa sạch thái thành những lát mỏng rồi cho tất cả 4 thứ vào nồi (thêm 1 bát to nước) nấu thành cháo. Khi cháo chín cho thêm ít gia vị rồi múc ra bát, xé thịt gà cho vào bát cho sản phụ ăn. Sau vài ngày là hồi phục.

+ Chữa máu dồn lên mặt ngất xỉu sau khi sinh:
Lấy kinh giới khô, giã nhỏ (tán) rồi rây lấy bột mịn. Mỗi lần uống thì hòa 7 gam vào 1 chén nước tiểu trẻ em (đồng tiện) còn nóng. Nếu sản phụ không há được hàm ra thì phải cạy hàm, đổ vào (không đổ vào mũi).

+ Chữa bị xây xẩm sau khi sinh:
Lấy củ hành trắng, mật ong, hai thứ tán nhuyễn đem đắp vào rốn.

+ Chữa bị xổ ruột sau khi sinh:
Phụ nữ khi sinh do phải rặn quá mạnh, ruột bị sổ ra không nhét vào được thì lấy ngay tờ giấy tẩm đậm vào dầu mè. Đốt giấy lên rồi thổi tắt cho khói xông vào mũi sản phụ ruột sẽ tự rút lại như cũ.

+ Chữa bị đầy bụng sau khi sinh:
Lấy 14 hạt đậu đỏ, đốt thành than, tán thành bột rồi hòa với nước đun sôi để nguội uống.

+ Chữa bị máu xâm sau khi sinh:
- Sau khi sinh phụ nữ bị mắc chứng này, tình thần rối loạn, miệng câm mắt nhắm. Lấy 2 nắm rau hẹ rửa sạch băm nhỏ, bỏ vào trong bình, đổ giấm đã đun sôi vào rồi lấy giấy bịt kín miệng lại. Sau đó chọc 1 lỗ nhỏ cho hơi bốc ra xông vào lỗ mũi.

+ Chữa khó sinh con:
- Lấy 7 hạt đậu đỏ cho sản phụ nuốt sống rồi uống một ít nước sôi để nguội thì sẽ dễ sinh.
- Lấy ngay một chén nhỏ dầu mè (vừng) một chén nhỏ mật ong sắc còn lại 1 chén thì cho uống làm 2 lần sẽ sinh dễ.
- Nếu gặp trường hợp nước ối cạn, khó sinh rất nguy hiểm, lấy 1 bát dầu mè (vừng) 1 bát mật ong bỏ vào trong một cái nồi đồng nấu cho sôi. Đợi sôi trào 2 - 3 lần rồi hớt bọt bỏ đi. Trộn thêm vào khoảng 1 lạng hoạt thạch uống lúc thuốc còn nóng. Bên ngoài thì lấy dầu và mật xát vào bụng trên vì bụng dưới sẽ dễ sinh nguy. Thuốc này vừa giúp hoạt thai vừa lợi huyết.
- Gặp trường hợp khó đẻ, đẻ ngược thì lấy 15g hạt mã để, bỏ vỏ ngoài, sao qua, tán thành bột rồi hòa với rượu (1/2 chén) hoặc nước đun sôi để nguội, uống vào sẽ dễ sinh.

+ Chữa chứng tiêu chảy không ngừng khi có thai:
Lấy một bát gạo tẻ lâu năm sao vàng tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8 - 10 gam hòa với nước cơm (ngày uống 1 - 2 lần).

+ Chữa đau bụng, bí đại tiện khi có thai:
Rau má, rau sam (mỗi loại 1 nắm) hái khi sáng sớm còn sương rồi rửa sạch, trộn lẫn giã thật nát, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội (hoặc nước mưa lưu niên) uống mỗi ngày 1 - 2 lần.

+ Chữa bị động thai:
Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
- Khi phụ nữ đang mang thai lại bị động thai, thai trồi lên làm cho người mẹ bị nôn oẹ dữ dội thì lấy cành tía tô và sắn dây mỗi thứ 12g sắc chung lấy nước uống.
- Lấy một nắm lá hoa huyên phơi khô tự nhiên, 2 khúc cá chép tươi, nấu thành canh ăn cả nước lẫn cái. Ăn liên tục 2 - 3 ngày. Nếu thấy đau bụng động thai thì lấy 1 nắm tầm gửi dâu, với 1 nắm ngải cứu cho vào 2 bát nước (ăn cơm) sắc còn gần 1 bát thì gạn lấy nước uống.

+ Chữa sốt cao khi có thai:
Khi mang thai 6 - 7 tháng bị sốt cao, người xanh xao thiếu máu thì lấy khoảng 100g hành cho vào đun sôi lên với 3 lít nước. Để nước ấm thì uống và ăn hành cho toát mồ hôi. Vẫn tiếp tục ăn uống bồi dưỡng bình thường.

+ Chữa bị nhức đầu, bụng cồn cào khi có thai:
Nấu cháo đậu xanh ăn với đường hoặc nhai sống, nuốt nước, rất công hiệu.

+ Chữa bị đái rắt khi có thai:
Khi phụ nữ có thai bị lậu nhiệt đái rắt thì lấy hạt mã đề (2 phần), hạt vông vang (1 phần) tán nhỏ, sắc lấy nước uống, uống đến khi đi tiểu dễ dàng thì thôi. Nếu không có hạt thì lấy rễ sắc cũng được (khi dùng liều này (mã đề) nên cẩn thận, dùng ít một).
Lưu ý:
Khi đang có thai dùng thuốc hết sức cẩn thận, liều lượng từ từ.

+ Chữa thai chết không ra:
Phụ nữ có thai chưa đủ tháng, chẳng may bị động thai đau đớn quằn quại, thai nhi bị chết trong bụng và người mẹ bị ngất đi rất nguy hiểm đến tính mạng thì lấy khoảng 2 - 3 kg đậu đen đem ninh (hầm) với giấm cho thật đặc rồi gạn lấy nước uống. Uống ngày 1 lần thì thai chết sẽ ra và bảo toàn tính mạng cho mẹ.
- Bị tổn thương mà thai bị chết, dùng dầu mè và mật mía (lượng bằng nhau) đổ thêm nước và nấu lên cho sản phụ uống.
- Nếu sản phụ đang mang thai bị bệnh nặng, thai nhi bị chết bên trong bụng mẹ không ra được, lấy hạt cải (cải cay) sao qua, tán thành bột, mỗi lần uống 7 - 8g với rượu thì thai sẽ tiêu đi.

+ Phụ nữ bị bế kinh, hoặc kinh nguyệt không đều hoặc đang có kinh bị đau dằn bụng dưới:
Nấu cháo đậu xanh và gan lợn ăn.

+ Kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh:
Lấy khoảng 1 bát (bát ăn cơm), đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột, mỗi ngày uống khoảng 10g với nước cơm, uống 3 lần trong một ngày.

+ Kinh nguyệt bị tắc (bế kinh):
Hàng tháng tới kỳ kinh không ra được khiến bụng dưới tức, eo lưng và bắp đùi đau ê ẩm, người mệt mỏi, nóng sốt từng cơn thì lấy khoảng 2 lạng hạt cải trắng, tán nhỏ, khi bụng đói thì uống khoảng 7 - 8 gam hòa với rượu.

+ Kinh nguyệt ra tháng thì sớm, tháng thì muộn hoặc có tháng không thấy:
Lấy khoảng 30 - 40 gam lá rau dấp cá (diến cá) còn tươi sắc với nước uống thường xuyên thì khỏi.

+ Phụ nữ thường bị đau bụng, lưng thấy mỏi ê ẩm:
Lấy vài nắm rau má lúc đang có hoa, phơi khô ở chỗ mát, tán thành bột rồi để uống vào các buổi sáng mỗi ngày. Uống pha với nước đun sôi để nguội, mỗi ngày khoảng 10 gam.

+ Mỗi khi hành kinh thấy bụng đau nhói:
Không thể chịu được, là do khí huyết bị hư trệ. Lấy 1 nắm rau hẹ cả gốc, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm một chén rượu uống.

+ Phụ nữ bị kinh ngược, đảo kinh:
Lấy rau hẹ giã nát, vắt được độ 1 chén nước cốt, pha vào nửa chén nước tiểu trẻ em (trẻ nam - đồng tiện) rồi chưng nóng để uống.

+ Chữa băng huyết, thổ huyết:
Có thể dùng những phương thuốc sau:
- Hoa kinh giới đã phơi khô, 15g sắc với 200ml nước còn lại 100ml thì chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Nếu hoa kinh giới sao đen cháy đi thì càng có công hiệu hơn.
- Kinh giới, gương sen, mỗi thứ khoảng 30g, sao đen, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, khi bụng đang đói.
- Rau cần ta (dùng cả lá, thân, rễ) rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Sau đó đặt lên giường, gối đầu cao và tránh cử động. Khi đã thấy ngừng chảy máu, thổ huyết thì tiếp tục lấy rau cần giã vắt lấy nước uống hoặc luộc tái ăn cả cái lần nước, ngày dùng 2 - 8 lần và ăn liền trong vài ngày.
- Khi đẻ bị ra nhiều máu: Lấy lá rau má tươi rửa sạch rồi vò nát lọc lấy nước cốt cho uống hoặc lấy củ và rễ rau má rửa sạch sao vàng rồi sắc uống.
- Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán nhỏ, uống với nước sắc của gạo đã sao vàng. Mỗi lần uống khoảng 10g (2 thìa cà phê) vào lúc đói.

+ Âm hộ bị ngứa lở:
Lấy một nhúm hạt mè (vừng), tự mình nhai thật nhuyễn đắp vào chỗ ấy. Sau vài lần đắp thì khỏi.

+ Khi âm hộ bị lở loét:
Sắc địa cốt bì (rễ cây rau kỷ lấy vào mùa đông) ngâm rửa thường xuyên.

+ Cửa mình thấy lạnh, đau tức:
Lấy rau dền rửa sạch giã nát, vắt lấy nước thoa lên (vắt nhẹ) rồi dùng bã đắp lên, làm vài lần như thế.

+ Bị chứng lạnh cửa mình:
Lấy 200 - 300g hạt mã đề, xát bỏ vỏ ngoài, sao lên rồi tán thành bột. Ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội, mỗi lần uống khoảng 3 - 4g.

+ Cửa mình sưng đau:
Lấy một nắm rau sam rửa sạch giã nát đắp vào vài lần thì khỏi hẳn.

+ Chứng bạch đới:
Lấy khoảng 1 bát (bát ăn cơm) đậu ván trắng sao chín, tán nhỏ, mỗi lần uống cùng với nước cơm khoảng 7 - 8g.

+ Chứng bạch đới, âm đạo ngứa và tiết ra những chất trắng lầy nhầy như mủ chuối, đau bụng dưới và ngang thắt lưng:
Lấy khoảng 600g rau bợ (cả cuống) đem phơi chỗ thoáng mát cho khô. Mỗi ngày lấy khoảng 18 - 20g sắc với 3 bát (bát ăn cơm) nước còn 1 bát thì uống trong ngày, chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ đồng hồ. Khi uống hâm lên cho nóng. Rồi lấy khoảng 40g rau bợ khô nấu một nồi nước sôi lên, đổ ra một cái chậu (thêm 1 ít nước nóng vừa) rồi ngâm và rửa kỹ cửa mình.

+ Ngứa và đau ở cửa mình:
Lấy khoảng 1 vốc to (chén uống nước) hạt mã để nấu nước ngâm, rửa thường xuyên.

+ Sưng đau ở vú và núm vú:
Lấy một nắm rau cỏ bợ tươi, rửa sạch, giã nát rồi cho thêm một ít nước, sau đó vắt lấy nước cốt hòa vào một cốc nước đun sôi để nguội chia làm 2 lần uống trong ngày, bã còn lại thì đùng đắp lên chỗ sưng đau. Cứ như thế liên tục trong khoảng 2 - 3 ngày.

+ Vú bị sưng đau:
Lấy rễ rau huyên giã nát hòa với rượu, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng đau lập tức thấy hiệu nghiệm.

+ Bầu ngực bị sưng nứt:
Dùng một nắm nhỏ lá mồng tơi rửa sạch giã thật nát nhuyễn (cho thêm một ít muối ăn) rồi đắp lên chỗ sưng nứt sau vài ba lần đắp thì sẽ khỏi.

+ Bị sưng đau ở vú:
Lấy rau má, lá bồ công anh mỗi thứ 1 nắm cho vào sắc với nửa ấm (ấm đất) nước, khi còn 1/4 thì rót ra uống khi còn ấm, bã dùng đắp vào chỗ sưng đau.

+ Phụ nữ sau khi sinh con, vú sưng to, đau nhức có khi làm mủ vỡ loét.. do tuyến sữa bị tắc nghẽn:
Lấy hạt vừng (mè) nhai nát nhuyễn đắp lên, làm vài lần như thế.

+ Vú phụ nữ bỗng nổi lên một mụn đỏ:
Lấy 1 củ cải trắng còn nguyên lá rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp lên.

+ Tắc sữa vú sưng đau:
Lấy 50g lá và cành nhỏ đinh lăng sắc với 2 bát nước còn 1 bát thì uống.

Bài viết được trích từ sách: TỰ CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THUỐC NAM
do Trần Hải Yến biên soạn, NXB Thời Đại ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.