Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Mụn Nhọt Mẩn Ngứa

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 5)

+ Trị nhọt chưa vỡ mủ: Áp dụng một trong những bài sau: - Đọt bông cẩn (bông bụt) giã nát đắp lên. - Lá cà độc dược giã đắp. - Đọt táo chua nhai với muối đắp lên. - Nhựa cây sung hoặc cây dưới (duối) phết lên giấy mỏng dán vào nhọt, nhớ trừ một lỗ bằng đầu đũa giữa mảnh giấy, sưng đến đâu đắp rộng đến đấy. - Nếu là chín mé thì lấy lá vòi voi giã với ít hạt muối cho nát, bỏ gân lá đi, đắp lên băng lại. + Trị nhọt đã vỡ mủ, chưa liền miệng: - Nhựa sung phết lên giấy mỏng dán kín. - Nhựa thông hơ lửa cho chảy, bôi lên ngày 2 lần. - Lá cây ráy ngứa (ráy dại) ngâm vào nước sôi nửa giờ, lấy ra xé một miếng vừa đắp, còn thừa lại thả vào nước, khi nào bong ra thì thay.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 2)

+ Trị rụng tóc: Dùng một trong những cách sau: - Lấy ống nứa nhỏ vát nhọn một đầu, cắm vào thân cây chuối tiêu dốc xuống cho nước chảy vào chai hứng sẵn, đem gội đầu liên tục 3 ngày liền. - Hàng ngày dùng lá cỏ mực đun sôi để nguội đem gội. - Hàng ngày nấu nước lá dâu và lá trắc bá diệp cho sôi kỹ, gội 5 - 7 ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 1)

+ Trị hắc lào (lác): Dùng một trong những bài sau: - Quả chuối tiêu xanh xắt thành từng miếng, cạo bật máu chỗ ngứa rồi xát lên để cho khô. - Lá muống trâu 1 nắm giã với 2g muối rồi vắt vào nửa quả chanh. Vắt lấy nước bôi lên chỗ ngứa đã được rửa sạch bằng xà phòng. - Hạt muồng (thảo quyết minh) 100g, khế chua 2 quả, trầu không 10 lá, tất cả cho vào cối giã thật nhuyễn nhừ, bọc vào vải màn xát nhiều lần. Hàng ngày đốt mảnh gáo dừa cho chảy nhựa rồi lấy nhựa đó để bôi. - Lá ô môi 1 nắm, giã với ít hạt muối rồi đem xát lên chỗ ngứa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÙI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng làm tiêu thức ăn, hạt mùi có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, trị các chứng đậu sởi khó mọc, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng bệnh trĩ: Lấy khoảng 100g hạt mùi sao thơm, tán thành bột, dùng uống cùng với rượu khi bụng đói. Mỗi lần uống khoảng 7-8 gam, uống vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU XANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công hiệu bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thể liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÍA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Nước mía có vị ngọt, mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RÁY NGỨA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ ráy ngứa chế cao dán mụn nhọt và một số bệnh khác. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Sốt rét: Củ ráy ngứa rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng nhỏ đem ngâm vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó vớt ra rửa sạch đồ chín phơi khô, tẩm nước gừng và muối để qua 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem sấy khô. Sắc với nước uống khi gần lên cơn sốt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP CHỮA BỆNH SỞI

* Đặc tính: - Mướp là loại cây dây leo, thường mọc lan trên giàn, hoa nụ và quả dùng nấu canh, xào rất ngon. - Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng: protid, glucid, muối khoáng và nhiều loại vitamin. - Đông y gọi mướp là “ty qua”, có Vị ngọt, tính bình, gọi xơ mướp là "ty qua lạc”. Lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KIM NGÂN HOA TRỊ HUYẾT ÁP CAO

* Đặc tính: Kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera Faponica, thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae). Kim ngân hoa thuộc loại dây leo quấn, cành non có nhiều lông thường và lông tiết. Lá mọc đối, nguyên, hình xoan, xanh tốt quanh năm kể cả mùa đông giá rét, nên nó còn có tên khác là nhẫn đông. Hoa tụ tán 2 hoa ở mỗi nách lá, vành hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển thành vàng, trên xẻ thành môi: môi trên 1 thuỳ, môi dưới 2 thuỳ. Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 8. Kim ngân hoa mọc hoang ở rừng núi miền Bắc, ở độ cao từ 1000-1500 mét so với mặt nước biển và có thể trồng được khắp 3 miền nước ta. Cây này có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hột và cho leo trên giàn, vừa cho bóng mát, làm cảnh, vừa cho thuốc. Trong hoa và lá kim ngân chứa luteotin, lá chứa lonicerin, hoa chứa loganin, pinen. geraniol, acid chloroegemc, linalool, inositol. Hoa có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, lọc máu, chống nấm, chống ung bướu. Linalool có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, trị ngứa lở, mụm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ BẠC HÀ CHỮA DỊ ỨNG, MỀ ĐAY

* Đặc tính: Bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng phong nhiệt, ra mồ hôi, giải cảm, sốt nhức đầu nôn mửa không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU NGỔ CHỮA GHẺ NGỨA

* Đặc tính: - Rau ngổ thường được trồng làm rau ăn sống. - Rau ngổ có vị cay, mùi thơm, tính mát. * Công dụng: 1. Chữa ghẻ, ngứa: Hái lá rau ngổ rửa sạch, ráo nước, giã nát, đem xoa lên vết ghẻ ngứa, rất mau lành. 2. Chữa rắn cắn: Hái 40 - 80g rau ngổ, sắc lấy nước uống, đồng thời giã nát, vắt nước bôi ngoài vết thương.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HẸ CHỮA CHỨNG XUẤT HUYẾT

* Đặc tính: - Củ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt còn nâu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay vào 3 kinh: can, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hành khí, tán độc. Hạt nhẹ có tính ấm, vị cay ngọt, vào kinh can thận bổ can, thận, tráng đương. - Cây hẹ ngoài công dụng, làm gia vị cho món ăn còn là một dược liệu phòng, chữa rất nhiều bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÙI CHỮA LOÉT NIÊM MẠC LƯỠI

* Đặc tính: - Rau mùi còn gọi là rau ngò ta, phân biệt với ngò tây (ngò gai). - Rau mùi được gieo trồng làm rau thơm ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn. - Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu sởi mọc được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHẾ TRỊ BỆNH PHONG NGỨA

* Đặc tính: - Cây khế dễ trồng, nhanh được ăn quả. Khế có hoa nhỏ, chùm màu tím, trắng. Quả khế được dùng trong bữa ăn, ăn sống có tác dụng giải khát. - Quả khế có vị chua ngọt, hơi chát, có tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, phong nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY XƯƠNG RỒNG CHỮA ĐAU LƯNG, CỨNG XƯƠNG

* Đặc tính: - Cây xương rồng vừa để làm cảnh, vừa để chữa trị một số bệnh theo phương thuốc dân gian. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại xương rồng, nhưng chúng có chung đặc điểm là thân cây có nhiều gia, có hoa và có thể thích nghỉ với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. - Xương rồng có vị đắng, tính lạnh, độc, có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu độc bớt sưng. - Mủ nhựa có tác dụng xổ mạnh, dùng để chữa phù thũng, chướng bụng. Lưu ý: Không dùng xương rồng cho người già yếu, trẻ em, phụ nữ có thai.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BỒ KẾT CHỮA KINH GIẢN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây bổ kết là loại cây rất dễ trồng, được nhân dân ta lấy quả chín nướng lên rồi nấu với nước dùng để gội đầu, trị chấy và gầu, lại mượt đen tóc. - Quả bồ kết còn dùng để giặt quần áo lụa, len, các tác dụng không ố và không phai màu. - Da quả và hạt đều có vị cay, tính ấm và hơi độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÚP ỔI CHỮA BỆNH BẠCH ĐỚI

* Đặc tính: Cây ổi thường được nhân dân trồng lấy quả trên những vùng đất có nhiều mối, đất cằn. Cây ổi có thân trơn, hoa trắng từng chùm, lá cứng có gân nổi, có nhiều cành và rất giai dòn. Búp ổi có chất chát, sát trùng rất tốt, được dùng trong nhiều phương thuốc trị bệnh hay.