CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ:
Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công hiệu bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét.
MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG:
+ Trị chứng thương hàn:
Nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thể liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi.
+ Trị chứng thổ tả:
Lấy đậu xanh sao lên rồi nghiền thành bột, trộn cùng đường cát trắng mỗi thứ 2 lạng hòa đều với nước sôi để nguội uống dần.
+ Trị chứng đau tức vùng thượng vị:
Bị đau tức ở vùng thượng vị, hoặc ợ chua thì lấy khoảng 10 gam hạt đậu xanh, 5g hạt tiêu sọ, cho 9 thứ tán nhỏ thành bột rồi hòa với nước sôi để nguội uống.
+ Trị chứng bị “giời leo”:
Lấy 1 ít đậu xanh (1 nhúm) giã nát rồi trộn với nước vo gạo cho đặc sền sệt rồi bôi lên, khô lại tẩm nước gạo lên (khi bôi thuốc tránh nước lạnh). Hoặc có thể nhai nát nhuyễn đậu xanh và gạo nếp rồi đắp vào, khô lại tẩm nước cơm lên.
Lưu ý:
Không ăn thịt chó cùng đậu xanh (bột đậu xanh hoặc cháo đậu xanh) sẽ bị bụng trướng to. Nếu bị trường hợp này lấy 2 lạng cam thảo nấu nước uống thì khỏi.
Bài viết được trích từ sách: TỰ CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THUỐC NAM
do Trần Hải Yến biên soạn, NXB Thời Đại ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Đậu Xanh
Nhận xét
Đăng nhận xét