Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải Nhiệt

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỎ BỢ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Có bợ có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng hạ nhiệt mát da thịt, lợi tiểu tiện, lợi sữa và chữa các chứng khí hư, vết bỏng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI SOONG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải soong là các món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức khỏe để kháng cho cơ thể, chống hiện tưởng lão hóa bệnh lý, giữ gìn sự tươi trẻ. Rau cải soong chứa sắt nhiều nguyên tố khoáng, riêng can xi và i ốt ở dạng liên kết hữu cơ nên rất dễ hấp thụ. Một ngày ăn khoảng 10-15 g cải soong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Rau cải soong có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu, thông gan mật, góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ngoài ra rau cải soong có công hiệu thanh lý nhiệt khí ở phổi và dạ dày, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Rau cải soong nấu canh ăn mát có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt có thể cầm máu và chữa bệnh phổi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MỒNG TƠI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Mông tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÁ CHỮA CẢM SỐT

* Đặc tính và công dụng: - Rau má thường mọc hoang nhiều ở các bờ ruộng, trong vườn, nhiều người thường hái về luộc, muối ăn. - Rau má mọc lan trên mặt đất, lá hình tròn, màu xanh đậm, thích nghi với điều kiện ẩm ướt. - Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, côn cào trong bụng, nóng ruột, nhiệt xuất u nóng, đau bụng dưới, không muốn ăn, trẻ em cam nhiệt, sưng tấy, mụn nhọt nở ngứa. Dùng rau má giã nhỏ, vắt lấy nước cốt hoà thêm dường vào uống, hoặc sắc uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY BỤP GIẤM CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

* Đặc tính: - Cây bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sadriffa, hay còn gọi là cây giấm, đay Nhật. Cây bụp giấm là loại cây bụi, thân màu đỏ hay lục tía, cành nhẵn, lá mọc so le, hoa màu vàng, quả nang hình trứng. - Trong lá đài của bụp giấm có rất nhiều acid citric, acid malic, acid hibiscic. - Dược liệu bụp giấm có tính ôn, không độc, mùi chua, thơm nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ SEN GIẢM BÉO, TIÊU MỠ

* Đặc tính: - Sen được trồng nhiều ở nước ta trong các đầm nước, trong lá sen có khoảng 0,2 - 0,3% tamin, một lượng nhỏ ancaloit và một số chất khác. - Lá sen là một vị thuốc tốt có tên là hà điệp, liên điệp, có vị đắng, tính bình, vào 3 kinh: can, tỳ, vị.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY LÁ GIANG TRỊ BỆNH SỎI VÀ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

* Đặc tính: - Cây lá giang còn gọi là cây cao trồng, ràng bưa hường, có tên khoa học là Santhera Rosea, thuộc họ trúc đào. - Cây lá giang là loại cây bụi leo, có nhựa mủ trắng. Lá nhẵn, mọc đối hình trứng. Hoa màu phớt hồng gồ xiên hai ngả. Quả dài đối nhau, hạt dài. - Dược liệu này không độc, tính bình, có tác dụng chống viêm, kháng một số vi khuẩn, lợi tiểu. Thuốc có thể chữa được viêm thận mạn tính, viêm ruột, các vết thương sưng tấy, giải nhiệt, tiêu thuỷ phong thấp.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỎ MÃ ĐỀ LÀM SÁNG MẮT

* Đặc tính: - Mã để còn gọi là mã để thảo, xa tiền thảo, ngưu thiệt thảo, mọc hoang ở khắp nơi. - Mã để là một cây thuốc quý, theo cổ truyền y học, mã đề tính hàn, vị ngọt không độc, có tác dụng vào 3 can, thận và tiểu trường. - Dược liệu tác dụng mạnh lợi tiểu, thanh phế can, trừ phong nhiệt, thẩm thấp khí trong bàng quang, chữa đẻ khó, trị ho đờm, làm sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÁC LOẠI SÂM QUÝ HIẾM

* Đặc tính: - Sâm là một loại củ, cây mọc thành bụi. Củ sâm càng lâu năm thì càng nhiều hoạt chất tốt. - Củ sâm nhỏ, dài, mọc sâu dưới đất, mỗi loại sâm có mùi đặc trưng, tuy nhiên mùi đặc trưng là mùi hơi đắng. - Dược liệu sâm tính bình, rất mát và có tác dụng giải nhiệt cao. Trong sâm có một số hoạt chất chống loại các tác nhân gây bệnh, tăng cường tính miễn dịch của cơ thể. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ SẮN DÂY

* Đặc tính: Người ta thường chế biến củ sắn dây thành bột sắn dây màu trắng, vị nhạt. Y học cổ truyền coi đây là vị thuốc mát, có tác dụng giải nhiệt làm ra mồ hôi, ăn uống không tiêu, chữa các chứng sốt nóng, nhức đầu, khát nước, mẩn ngứa, mụn nhọt, kiết lị ra máu. Người lớn và trẻ em dùng đều rất tốt. Liều dùng hàng ngày 10 - 15g bột. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - DƯA HẤU KHỬ RÔM SẢY

* Đặc tính: Mùa hè nóng nực ăn dưa hấu vừa mát vừa đỡ khát. Các bạn ăn hết ruột đỏ, còn cùi trắng và vỏ dưa lại là nguyên liệu làm "chất tẩy" rôm sảy. Trẻ em bị rôm cắn ngứa lấy ngay cùi trắng dưa hấu xát lên chỗ ngứa. Xát hết nước thì cắt lớp cùi khô đi, xát tiếp. Làm như thế nhiều lần trong hai ngày là hết ngứa và hết rôm. - Một điều nữa là ăn dưa hấu rất lợi tiểu, song không nên ăn quá nhiều, dễ đi tiểu tiện nhiều làm mất giấc ngủ, trẻ em dễ sinh chứng đái dầm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - DIẾP CÁ CHỮA SƯNG TẮC TIA SỮA

* Đặc tính: - Cây diếp cá (dấp tanh) như tinh thải. Lá diếp cá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, tụ tập thành bông có 4 lá bắc trắng. Hạt hình trái xoan nhẵn. Quả kết vào tháng 5 - 7. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU KHÚC CHỮA HEN SUYỄN

* Đặc tính: - Rau khúc thuộc họ Cúc (Asteraccae), còn gọi là cây Bỏng Họng, Cúc Thảo. Là loại cây cỏ sống hàng năm, thân đơn hoặc phân nhánh, phủ đầy lông trắng. Lá hình mác hẹp góc thuôn, hai mặt có lông. Hoa cụm gồm hoa cái và hoa lưỡng tính, màu vàng. - Rau khúc được hái vào cuối xuân, đầu hạ trước khi cây ra hoa, bỏ phần rễ đem phơi khô làm dược liệu. - Dược liệu rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. * Công dụng:

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHẢY MÁU CAM

Ngủ ít hoặc ăn uống nhiều chất cay, mỡ đều dễ dẫn đến chứng bốc hỏa; người có thể chất mẫn cảm nếu không cần thận cũng dễ gây chảy máu cam, đặc biệt là vào mùa khô hanh, do bốc hỏa dẫn đến chảy máu cam rất phổ biến. Nếu biết sử đụng một số loại rau hạ hỏa giúp khắc phục tình trạng hay chảy máu cam. CÁC MÓN CHỮA CHỨNG CHẢY MÁU CAM 1. Nước cải bó xôi, gừng Nguyên liệu: Cải bó xôi 180g, nước gừng vừa đủ. Cách làm: - Cải bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn. - Cho nước gừng vào khuấy đều. Tác dụng chữa bệnh: Chữa chảy máu cam, giúp xoang mũi đỡ khô. 2. Nước ngó sen Nguyên liệu: Ngó sen đủ dùng. Cách làm: - Ngó sen rửa sạch, cho vào nồi, chế nước ninh kỹ. - Uống nước ngó sen khi còn đang nóng, dùng hàng ngày, liên tục trong 5 ngày. Tác dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt giải độc, chữa chảy máu cam. 3. Nước rau muống, củ cải Nguyên liệu: Rau muống, củ cải, mật ong mỗi thứ một ít vừa đủ dùng. Cách làm: - Rau muống, củ cải rửa sạch, thái đoạn. - Cho cả hai loại rau trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn,

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - SAY NẮNG

Mùa hè do nóng nực, nếu lại phải hoạt động ngoài trời lại không chuẩn bị tốt các biện pháp chống nắng sẽ để bị say nắng. Khi bị say nắng không nên quá lo ngại, có thể sử dụng một số loại rau chữa say nắng. Các loại rau chứa nhiều nước, nếu chọn loại rau tính mất sẽ có tác dụng giải nhiệt giải độc trong cơ thể, chữa say nắng rất có hiệu quả. CÁC MÔN CHỮA SAY NẮNG

CÂY RAU LÀM THUỐC - XÀ LÁCH

Xà lách, Rau diếp đều cùng một loài. Chúng đều là những cây thảo sống hằng năm. Thân thẳng, hình trụ, phân cành. Trong thân và cuống lá có mủ trắng. Lá ở gốc, có cuống; còn các lá ở trên không cuống; có 2 tai. Các lá thường nhăn nheo, hơi quăn ở các mép. Hoa đầu hợp thành chuỳ kéo dài, trên mỗi đầu có trên 20 hoa vàng, toàn là hoa hình môi. Quả bế có lông trắng. Có đến trên 100 thứ Xà lách. Ở nước ta, thường trồng cây Xà lách có lá xếp vào nhau thành một đầu tròn trông tựa như Cải bắp thu nhỏ (ta thường gọi là Xà lách quăn, Xà lách Đà lạt (Lactuca sativa L. var. Capitata L.) thuộc họ Cúc cũng như Rau diếp hay Xà lách thường.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TÍA TÔ

Tía tô hay Tử tô - Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng, cao tới 1m. Thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép khía răng uốn lượn, màu tím hoặc xanh tía, có lông. Hoa trắng hay tím, mọc ở đầu cành hay nách lá thành chùm... Quả bế tư, hạt hình cầu, màu nâu nhạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TẦM BÓP

Tầm bóp, Lu lu cái hay Thù lù cái - Physalis angulata L., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây thảo sống hằng năm, cao 50-70cm, phân cành nhiều. Thân cây có gốc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ hay không. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, phủ lông, xẻ tới phần giữa thành 5 thuỳ hình mũi mác nhọn. Cánh họa mầu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi thêm vài chấm tím ở gốc. Quả mọng, hình cầu nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn lên với quả, dài 3-4cm, bọc trùm lên ở ngoài. Hạt nhiều, dẹp.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SU HÀO

Su hào, từ tiếng Pháp Chou rave (Su ravơ) đọc biến âm đi, cũng là một loài cải - Brassica oleracea L. var. caulorapa L., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Su hào là loài cây thảo đặc trưng bởi thân phình lên thành củ hình cầu hay hơi dẹp, cách mặt đất vài cm, cho ta một khối nạc và mềm. Nhưng các bó mạch trong đó hoá gỗ nhanh chóng, nên phải thu hoạch đúng lúc, nếu không củ Su hào lắm xơ ăn không ngon. Lá hình trứng có mép lượn sóng, xẻ thuỳ ở phần gốc, cuống lá dài. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn thân. Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt bé, có góc cạnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU RĂM

Rau răm - Polygonum odoratum Lour., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae. Cây thảo sống hằng năm, có gốc thân bò trên mặt đất và đâm rễ ở các mấu, phần trên mọc đứng. Lá mọc so le, hình bầu dục mũi mác, nhọn hay tù ở đầu, cuống lá ngắn, mép lá và gân lá phủ lông dài bẹ chìa mỏng, ngắn, ôm lấy thân. Hoa hợp thành bông dài, hẹp, mảnh, bao hoa màu trắng, có khi hồng hay tía. Quả bế hình ba cạnh, nhẵn bóng.