* Đặc tính:
- Mã để còn gọi là mã để thảo, xa tiền thảo, ngưu thiệt thảo, mọc hoang ở khắp nơi.
- Mã để là một cây thuốc quý, theo cổ truyền y học, mã đề tính hàn, vị ngọt không độc, có tác dụng vào 3 can, thận và tiểu trường.
- Dược liệu tác dụng mạnh lợi tiểu, thanh phế can, trừ phong nhiệt, thẩm thấp khí trong bàng quang, chữa đẻ khó, trị ho đờm, làm sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể.
1. Thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu và làm sáng mắt:
- Lấy 0,5kg gạo tẻ và nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho lá mã đề bánh tẻ đã cắt nhỏ và rửa sạch vào nấu ăn thường xuyên.
2. Đi tiểu ra máu, niệu đạo đau buốt:
- Lá mã đề 20g
- Hành 0,5g
- Gừng 0,5g
Tất cả nấu thành canh dùng ăn hàng ngày, ăn liền trong hai tuần.
3. Viêm đường tiết niệu cấp:
- Mã đề 20g
- Kim tiền thảo 20g
- Nhọ nồi 20g
- Hoàng cầm 15g
- Bồ công anh 15g
- Chỉ tử sống 15g
- Ích mẫu thảo 15g
- Rễ cỏ tranh 30g
- Cam thảo 6g
Sắc mỗi ngày một thang trên, uống liên tục trong 10 ngày.
4. Điều trị tăng huyết áp:
- Mã đề tươi 30g
- Ích mẫu thảo 12g
- Hạ khô thảo 20g
- Hạt muồng sao đen 15g
Tất cả sắc với 1,5l nước uống dần trong ngày.
5. Trị rụng tóc:
Lấy 25g mã đề rửa sạch, phơi khô, đốt thành than, sau đó trộn đều với 70ml giấm (70ml), ngâm trong một tuần rồi bôi lên chỗ rụng tóc.
6. Ho tiêu đờm:
- Xa tiền thảo 10g
(cỏ mã đề)
- Cam thảo 2g
- Cát cánh 2g
Tất cả sắc với 400ml nước, đun sôi, để nhỏ lửa độ nửa giờ. Nước thuốc còn lại chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài viết được trích từ sách: PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA
của lương y QUỐC ĐƯƠNG, NXB Từ Điển Bách Khoa ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.
Xem thêm: THÔNG TIỂU TIỆN VÀ THÔNG MẬT - Mã Đề
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - MÃ ĐỀ
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÃ ĐỀ
Nhận xét
Đăng nhận xét