Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đau Dạ Dày

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - VÔNG VANG

Còn gọt là Bụp văng, Bông vang (Abelmoschus moschatus (L.) Medic.) Thuộc họ Bông (Malvaceae). Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,80 - 1m, có lông ráp. Lá mọc so le, có cuống dài, gân lá chân vịt, phiến chia thành 5 - 6 thùy, ngoài mặt có lông, mép khía răng; lá kèm rất hẹp. Hoa to màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả nang, có lông trắng cứng, dài 4 – 5cm, chia làm 5 ô, hình bầu dục, đầu nhọn. Hạt nhỏ và nhiều.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - THIÊN NIÊN KIỆN

Còn gọi là Sơn thục (Homalonema occulta (Lour.) Schott) thuộc họ Ráy (Araceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khó bẻ ngang có nhiều xơ như kim tỏa ra. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá bóng, dài đến 30cm, 3 cặp gân ở gốc, 7 - 9 cặp gân phụ. Nhiều cụm hoa lá lồng mo, bao bởi những cái mo mầu xanh, dài 4 - 6cm, không rụng; buông 3 - 4cm ngắn hơn mo, bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SÂM THỔ CAO LY

Còn gọi là Thổ cao ly sâm, Thổ nhân sâm (Talinum paniculatum (Jacq.) Gaetn: T. crassifolium Wiild.) thuộc họ Rau Sam (Portulacaceae). Mô tả: Cây mọc đứng, cao tới 0,60cm, phân nhánh nhiều ở dưới, hoàn toàn nhẵn. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5 - 7cm, rộng 2,5 - 3,5cm; phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro, hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGHỆ

Còn gọi là Nghệ vàng (Curcumna longa L.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ có màu vàng cam. Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn cuối luôn phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ, hình dài rộng. Hoa màu vàng, xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân; lá bắc màu lục hay màu trắng nhạt pha hồng ở chóp lá. Quả mang hình cầu, có 3 ô.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÙ U

Còn gọi là Cây Cồng cây Hồ đồng (Calophyllum inophyllum L.) thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Mô tả: Cây to, cao tới 20 - 25m, đường kính trụng bình 0,30 - 0,50m. Cành non nhẵn tròn. Lá lớn mọc đối, thon dài mỏng; gân phụ nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ ở cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm ở nách lá hay ngọn cành, gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa màu trắng hay vàng cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4 - 6 bo bầu 1 lá noãn với 1 noãn đính gốc, 1 vòi nhụy. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng nhạt chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn đầy dầu. Cây ra hoa tháng 2 - 6 và có quả tháng 10 - 12.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MƠ LÔNG

Còn gọi là cây Lá mơ, Mơ tròn, Thúi dịt (Paedria foetida L.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn. Lá mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, nhọn ở đỉnh, tròn hay hơi hình tim ở gốc, không lông, lá kèm 2 - 3mm. Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành xim dài đến 35cm ở kẽ lá. Quả gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng; 2 nhân dẹp, có cánh vàng và phần giữa màu muối tiêu. Toàn dây khi vò ra có mùi thối. Ta còn dùng loài Mơ leo (Paedria scandens (Lour.) Merr.) là loại dây leo có mùi hôi thối, thường có lông dày ở mặt dưới và quả tròn, chứa 2 nhân dẹp, đen đen. Một loài khác là Mơ lông (Paederia lanuginosa Wall.) là dây leo, có nhánh tròn, lá to có gốc hình tim, mặt dưới ửng đỏ, có lông mịn, hoa trắng miệng tím. Loại này thường được trồng làm gia vị.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LỰU

Lựu còn gọi là Thạch Lựu (Punica granatum L.) thuộc họ Lựu (Punicaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 5 - 6m, có thân thường sần sùi mầu xám. Rễ trụ khỏe, hóa gỗ, dạng con thoi, phân nhánh, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong, có võ mỏng dễ bóc. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ hợp thành cụm 3 - 4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5 – 6 lá đài hợp ở gốc, 5 - 6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị và bầu nhiều ô, xếp thành 2 tầng chồng lên nhau, chứa nhiều noãn. Quả mọng, có vỏ dày, tròn, phía trên có mang đài còn lại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn có vỏ hạt mọng ăn được.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - É LỚN TRÒNG

Còn gọi là Tía tô dại, Hoắc hương dại, cây Cọc giậu (Hyptis suaveolens (L.) Poit.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo cao 0,5 - 2m, có nhiều lông. Lá có cuống dài, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa, có lông ở cả 2 mặt. Cụm hoa xim ở kẽ lá, có cuống ngắn hơn lá. Hoa màu xanh hơi tím. Đài hoa có lông, 10 cạnh, 5 răng như kim. Tràng có hai môi. Quả bế tư, hơi dẹt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐẬU VÁN TRẮNG

Đậu ván trắng hay Bạch biển đậu (Lablab purpureus (L.) Sweet subsp. purpureus) thuộc họ Đậu (Fubacede). Mô tả: Dây leo dài tới 5m, sống 1 - 3 năm. Thân có góc, hơi có rãnh, có lông thưa. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét hình trứng. Hoa trắng hay tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hay kẽ lá. Quả đậu màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đậu quả có mỏ nhọn cong. Hạt hình trứng tròn, dẹt, dài 8 -15mm, rộng 6 - 8mm, dày 2 - 4mm. Vỏ màu trắng ngà, có khi chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có rốn lồi lên màu trắng. Ra hoa kết quả chủ yếu vào mùa Thu - Đông.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DÂM BỤT

Còn gọi là Bụt, Bông Bụt, Rạm bụt, Hồng bụt (Hibiscus rosa - sinensis L.) thuộc họ Bông (Malvaceae). Mô tả: Cây nhỏ cao 4 - 5m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to; lá kèm hình chi nhọn. Hoa ở nách lá, lớn, có 6 - 7 mảnh đài nhỏ hình chi; đài hợp màu lục dài gấp 3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên 1 trụ dài; bầu hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt, cây ra hoa vào các tháng 5 - 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC

Còn gọi là Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạt niên thảo (Eclipta protetrata L.) thuộc họ Cúc (Compostitae). Mô tả: Cây thảo, cao 30 - 40cm, có thân màu lục đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đốt, có lông ở cá 2 mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế có ba cạnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược hay Cà dược (Datura metel L.var, alba Ness) thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây thảo cao 1-2m sống hàng năm, phần gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhều lông tơ ngắn. Lá đơn mọc sơ le, phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 4 răng. Cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu nhưng vẫn thấy có 5 thùy. Có 5 nhị đính trên cánh hoa. Bên trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, đường kính chừng 3cm, có nhiều gai mềm ở mặt ngoài, chứa nhiều hạt dẹt, nhăn nheo.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM DẠ DÀY, VIÊM RUỘT

Viêm dạ dày, ruột cấp tính Bài 1 - Thành phần: Táo tây 2 quả, mật ong 20 ml. - Cách chế: Táo rửa sạch, hấp cách thủy cùng với mật ong trong 20 phút. - Công hiệu: Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính. - Cách dùng: Ăn táo cùng mật ong hết trong 1 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - ĐAU BỤNG

Bài 1 - Thành phần: Vỏ quả hồ đào xanh 60 gam, rượu 250 ml. - Cách chế: Ngâm vỏ hồ đào trong rượu, nút kín 7-10 ngày. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh đau dạ dày do vị khí kém. - Cách dùng: Uống mỗi lần 3-5 ml rượu, ngày 2 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ NHO

Quả nho - viên ngọc trong suốt Quả nho vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua ngọt, nhiều chất bổ. Nho có nhiều loại: đỏ, trắng, xanh, hoa hồng, sữa... Ngoài quả ra, rễ nho, lá nho cũng đều là những vị thuốc. “Thần nông bản thảo kinh”, cuốn sách y học cổ xưa nhất của Trung Quốc, từng giới thiệu vê công hiệu làm thuốc của nho: “Nho ích khí, tăng lực, cường trí, làm cho người béo khỏe, chịu đựng được đói khát, phong hàn. Ăn lâu ngày, người sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ mãi không già”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ĐU ĐỦ

Đu đủ chữa đau dạ dày Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Ðu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là “vua quả Lãnh Nam”. Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CỦ ẤU

Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ Cây củ ấu là một loài thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng, ấu 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất đinh dưỡng. Cuốn “Danh y biệt lục” viết: “Củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÍA

Mía: Thang thuốc phục mạch trong thiên nhiên Nhà thơ đời Đường là Vương Duy từng viết: “Bão thực bắt tu sầu nội nhiệt, đại quan hàm hữu giá tương hàn” (Ăn no xin chớ lo nội nhiệt, quan lớn hãy còn nước mía hàn). Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CHUỐI TIÊU

Bài thuốc hay chữa bệnh bằng chuối tiêu Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ” Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Theo một truyền thuyết khác, chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả. Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học... dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. Vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: "Nguồn trí tuệ". Các nhà y học trong lịch sử Trung Quốc cho rằng: Chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tỉnh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy... Quả tươi, dầu chuối, hoa chuối, lá chuỗi, củ chuối... đều có thể dùng làm thuốc.