Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Phụ Nữ

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - CHUỐI HOA

Tên khác: Chuối mỹ nhân (Mỹ nhân tiêu) Tên khoa học: Canna indica L. Họ Dong Riềng (Cannaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Mỹ; được trồng ở Ấn Độ. Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia v.v... ở Java, cây được trồng ở độ cao 10 - 1.000m. Mô tả: Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 1 - 2 m, toàn cây nhẵn, sáng bóng, không có lông; thường có phủ phấn trắng: từ phần cây trên mặt đất mọc lên nhiều cành 1á. Lá mọc đơn chiếc; mọc so le, lá có gân giữa lớn, trông giống như một lá chuối nhỏ, mép nguyên. Phiến lá hình trứng hoặc tròn dài. Hoa to, màu đẹp rực rỡ; cụm hoa nở rộ vào vụ hè thu; hoa màu đỏ chói lọi hoặc màu vàng; tràng hình ống, to, đẹp. Quả hình trứng, tròn đài, màu xanh lục, có lông. Mùa hoa: tháng 6; có nơi hoa ra quanh năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BÓNG NƯỚC

Tên khác: Phượng tiên thảo, (hạt là Cấp tính tử). Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ Bóng Nước (Balsaminaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Nam Á, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Bóng nước là cây cảnh nhỏ, hoa thường màu đỏ, quả chín nứt thành mảnh xoắn tung hạt đi xa. Cây thường mọc hoang dọc theo dòng suối, bờ ruộng và vùng đất lầy; thường được trồng.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG HOA MĨ

Tên khác: Cẩm chướng tuyệt đẹp, Tráng lệ, Củ mạch, Đại lan, Trúc tiết thảo, Đại cúc. Tên khoa học: Dianthus superbus L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc ở trong bụi cỏ, sườn đồi hoặc khe nứt. Cây thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG GẤM

Tên khác: Thạch Trúc, Cẩm chướng hoa kép, Lạc dương hoa. Tên khoa học: Dianthus chinensis L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae). Nguồn gốc: Cẩm chướng gấm, nguồn gốc Trung Quốc; nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, để làm cây cảnh, với hoa thơm mắt, màu sắc đẹp, trồng ngoài vườn hay trong chậu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỒ HOÀNG (PHẤN HOA)

Tên khác: Cỏ nến, Bông nến, Hương bồ, Bồ hoàng bao dài (Trường bao hương bồ) Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. Họ Cỏ nến (Typhaceae). Nguồn gốc: Cỏ nến mọc hoang khắp nơi trên thế giới; ở Việt Nam cỏ nến mọc hoang nhiều ở bờ ao, ven hồ và đầm lầy.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 9)

+ Chữa phù thũng, viêm sưng: - Chân bị sưng phù, dùng ngón tay ấn xuống thấy thịt da lõm vào, lấy một nắm gạo tẻ nấu với một bó rau sam ăn cả nước lẫn cái. Ăn trong vài ngày. - Bị hơi sưng, đau nhức (do bị đánh hoặc ngã...) ở lưng và hai bên sườn thì lấy khoảng 200g đậu đen sao chín rồi sắc với khoảng 300ml rượu, còn lại 200ml thì chia uống làm nhiều lần. Hoặc lấy khoảng 300g đậu đen, tầm ướt, sao nóng rồi lấy vải bọc lại thành hai gói chườm. - Bị chứng chân nặng, phù thì lấy một con cá chép to nấu với 100g đậu đỏ, ăn hết cả cái lẫn nước trong ngày, ăn trong vài ngày. - Chân tay bị sưng đau nhức do phải lội nước nhiều thì lấy hạt vừng giã nát nhuyễn đắp vào vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa: - Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè. - Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non. - Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh. - Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn. - Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn. - Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng. Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 3)

+ Chữa không có sữa sau khi sinh : Có thể dùng các cách sau: + Lấy 1 chén gạo nếp, 1 thìa cà phê hạt mùi già (hoặc 1 nắm lá mùi) nấu với khoảng 3 bát nước thành cháo ăn trong ngày (ăn 2 lần sáng và chiều) ăn xong dùng lược thưa chải trên bầu vú từ trên xuống. + Sau khi sinh sữa không thông, khiến cho bầu vú bị căng đanh lại không có sữa cho trẻ bú thì lấy một vốc đậu đỏ nấu lên uống nước khi khát. (uống thay nước) thì sẽ thông sữa... + Lấy hạt mè rang chín với muối, giã nhỏ rồi chấm xôi hoặc cơm nếp vào ăn. + Phụ nữ sau khi sinh do tuyến sữa bị nghẽn tắc, sữa ứ lại khiến vú sưng to, đau nhức, nhiều khi làm mủ, vỡ loét. Lấy hạt mè (vừng) tươi nhai nát nhuyễn đắp lên, vài lần làm như thế thì sẽ khỏi. + Khi sinh con có sữa, sau lại cạn thì lấy 6g quả mùi đun sôi với 100ml nước trong khoảng 15 phút rồi uống làm 2 lần trong ngày. + Lấy hạt mùi sắc uống hoặc nấu cháo gạo nếp với hạt mùi và ăn thường xuyên sẽ nhiều sữa. + Bị tắc tia sữa thì lấy 15 - 20g rau cỏ bợ khô sắc với khoảng 2,5 lít nư

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY QUAO (QUAO NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua, sắc nước uống hoặc nấu cao. Liều dùng 6 - 12g/ngày. Vỏ và lá quao dùng làm thuốc nhuận gan, lá trị hen suyễn, vỏ rễ làm thuốc tiêu độc.  Rễ và lá quao nước phối hợp với rễ hoặc cây ô rô làm thuốc giải độc, nhuận gan. Còn được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để tăng cường sức khỏe, kích thích tiêu hóa. Phối hợp với ích mâu, ngải cứu, cỏ gấu, hương phụ, muống hòe để điều kinh, lợi sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀNH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn. Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY SEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều là thuốc quý và không hề gây độc. +) Ngó sen (liên ngẫu): là phần thêm rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng sắc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI BẸ TRẮNG (CẢI THÌA)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá và hạt cải bẹ trắng cũng là vị thuốc được sử dụng điều trị một số căn bệnh. Lá cải bẹ trắng dùng để chữa bệnh cam răng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đau dạ dày. Hạt cải bẹ trắng vị cay, tính ấm không độc có công hiệu tiêu đờm thông kinh mạch, tiêu thũng, trị đau răng và các chứng ho.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TẦM GỬI (CHÙM GỬI)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tầm gửi là các giống cây ký sinh trên các cây lớn có thân cứng. Trong các đơn thuốc xưa nay chỉ thấy ghi rõ một giống tầm gửi là tầm gửi trên cây dâu tằm, gọi là tang ký sinh. Tang ký sinh có tác dụng trừ phong thấp, nhức mỏi, tê bại, đau lưng mỏi gối, chữa động thai, đau bụng. Trên thực tế, tầm gửi dâu rất hiếm nên người ta còn dùng cả tầm gửi trên cây khế, cây mía, cây sau sau... nói chung là trên các loại cây không gây độc. Người ta còn dùng tầm gửi trên cây ngái (cũng rất hiếm) để chữa bệnh viêm cầu thận.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÍA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Nước mía có vị ngọt, mát, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.