Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày)
Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese).
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...)
Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.
Mô tả:
Cây lâu năm, cây gỗ nhỏ cao 2 - 4 m, vỏ mỏng màu xám, cảnh mảnh, đôi khi có gai. Lá mọc đối, hoặc đôi khi tụ họp thành cụm, phiến lá thuôn hẹp, mặt trên nhẵn bóng, mép lá hơi đỏ, Cụm hoa ở đầu cành và kẽ lá gồm 1 - 2 hoa màu đỏ tươi (Hồng Lựu) có khi màu trắng (Bạch Lựu). Cánh hoa nhăn nheo, nhị nhiều. Quả mọng, có vỏ hình cầu, có đài tồn tại ở đỉnh; khi chín có màu vàng đốm, đỏ nâu. Quả bên trong đính noãn kiểu không đồng nhất, có nhiều hạt chứa trong 8 ngăn, 5 cạnh sắc hồng trắng; có vỏ ngoài mọng nước ăn được. Mùa hoa, quả: thắng 4 - 7.
Bộ phận dùng:
Vỏ quả, vỏ rễ, hoa Lựu
Dược Điển Việt Nam III (2003) dùng vỏ quả.
Thành phần hoá học:
Vỏ rễ, vỏ thân chứa tanin, tỷ lệ 28% (ở rễ), 10 - 20% (ở thân), vỏ quả chứa tanin, vỏ rễ và thân chứa hoạt chất chủ yếu: pelletierin, isopelletierin, pseudopelletierin (đồng phân quang học và là các dẫn xuất piperidin).
Tác dụng (vỏ rễ): Trừ giun, nhất là trị sán dây
Công dụng:
Trị sản, tuy nhiên cũng có tác dụng phụ và có hiện tượng không dung nạp, công thuốc. Cân theo chỉ dẫn của thầy thuốc, khi dùng vỏ rễ, vỏ thân. Ở Java, Lựu được trồng từ độ cao 1 - 500 m, quả để ăn, lá trộn với acid để làm mực viết; hoa chữa viêm lợi và béo phì; quả (vỏ) chữa lỵ, viêm VA, sùi vòm họng (adenoditis).
Theo Đông y:
Vỏ quả (Thạch Lựu bì):
- Tính vị, quy kinh: Toan, sáp; ôn; vào kinh đại trường
- Công năng: Sáp tràng, chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng.
- Chủ trị: Đau bụng tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày; đái và tiểu tiện ra máu; sa trực tràng, sa dạ con; băng huyết, rong huyết; bạch đới; trùng tích (giun sán, chủ yếu giun đũa).
- Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc
- Kiêng kỵ: Mới bị đi lỵ thì không nên dùng.
Hoa Lựu (Thạch Lưu hoa):
- Tính vị: Toan, sáp; bình
- Công dụng, chủ trị: Chẩy máu cam, viêm tai giữa, vết thương chảy máu.
- Cách dùng, liều lượng:
+ Uống: ngày dùng 4 - 8g thuốc sắc hoặc thuốc tễ.
+ Dùng ngoài: số lượng thích hợp, giã nhỏ, đắp hoặc bôi (Trung Dược Đại Từ điển 1995, số 1265 - 66).
* Phương thuốc về họa Lựu: dùng 30g hoa khô.
Chủ trị: bệnh Tỵ khái (chứng bệnh về mũi)
Cách dùng: sắc thuốc uống: lấy hoa Lựu sạch, sấy khô, tán thành bột nhỏ, đem thổi nhẹ vào lỗ mũi, mỗi lần dùng 0,3 g bột mịn hoa Lựu (Dân gian Bách thảo lương phương toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Kỹ Hải Nam, trang 16, năm 2000).
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LỰU
Xem thêm: CHỮA LỴ TRỰC TRÙNG - Vỏ Lựu
Xem thêm: TRỊ GIUN SÁN - Cây Thạch Lựu
Xem thêm: CÂY HOA CÂY THUỐC - LỰU
Nhận xét
Đăng nhận xét