Chuyển đến nội dung chính

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa:
- Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè.
- Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non.
- Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh.
- Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn.
- Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn.
- Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng.
Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.

+ Trị quai bị:
- Lấy một vốc hạt đậu đỏ tán nhỏ mịn trộn với lòng trắng trứng gà và 1 ít giấm rồi thoa dày lên chỗ sưng.
- Lấy 1 vốc đậu xanh tán thật nhỏ trộn với giấm bôi như dùng đậu đỏ.
Lưu ý:
Khi bị chứng quai bị không được ra chỗ có gió trời, tránh mưa (kiêng gió, kiêng nước).

+ Chữa dị ứng:
- Lấy đậu đỏ và hoa kinh giới liều lượng bằng nhau, sao khô, tán nhỏ thành bột rồi hòa với lòng trắng trứng gà bôi.
- Lấy lá húng cay tươi rửa sạch bằng nước muối rồi vò nát, xát vào chỗ mẩn ngứa.
Do bị dị ứng với sơn ta sinh lở loét thì lấy lá húng cay đã phơi khô (hoặc sao khô) nấu với nước dùng để rửa thường xuyên.
- Nếu mắc chứng "mày đay" thì lấy 15 gam lá húng chanh khô sắc với 2 bát (ăn cơm) nước, còn 1 bát thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Lấy lá húng chanh tươi rửa sạch, giã nát cùng với vài hạt muối dùng đắp hoặc xát vào chỗ nổi mẩn ngứa.
- Trẻ bị lên rôm sảy hoặc nối mẩn ngứa thì lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nát, cho thêm ít nước mưa (đun sôi để nguội) rồi vắt lọc lấy nước, pha vào một ít đường cho trẻ uống vào buối sáng (không uống buổi chiều, tối).
- Do trời rét, da mặt bị mất nước khô ráp, nhăn rất khó chịu, để chữa chứng này hái một nắm lá mồng tơi non rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi cho vào vài hạt muối hòa tan dùng bôi lên mặt trước khi đi ngủ hàng ngày.
- Bị nổi mẩn, ngứa ngáy khắp mình thì lấy lá xương sông, lá khế (mỗi loại một nắm) và lá chua me đất (1/2 nắm) rửa sạch, giã nát cho thêm một ít nước sôi để nguội vắt lấy nước, hòa thêm vài hạt muối để uống, bã dùng để thoa vào những chỗ sưng mẩn.
- Mặt bị dị ứng nổi mụn nhỏ sần sùi thì lấy rau sam rửa sạch, sắc đặc dùng để lau mặt buổi sáng hàng ngày và thoa lên những chỗ nổi mụn trước khi đi ngủ.
- Khi bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu lấy rau sam rửa sạch, giã nát nhuyễn, dùng đắp vào chỗ mẩn ngứa.
- Dị ứng sơn nam sinh lở loét da thì dùng rau dền, luộc lấy nước, thường xuyên rửa hoặc rau dền sống giã nát đắp lên chỗ lở.
- Dị ứng do ăn phải đồ biển: cua, ghẹ, sò... làm da nối mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu thì lấy lá tía tô rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng xát vào chỗ mẩn ngứa.
Trong khi chữa kiêng gió, nước.
- Dị ứng sơn nam, lở loét da thịt thì lấy độ mươi lá cải trắng nấu nước để rửa.
- Dị ứng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu lấy rau mùi rửa sạch giã nát, vắt lấy nước bôi lên chỗ ngứa. Hoặc vò nát chà xát vào chỗ nổi mẩn ngứa.
- Lấy một phần hạt tiêu ngâm với 9 phần nước, sau 1 tuần gạn lấy nước cốt, cho vào lọ đậy kín. Khi bị mẩn ngứa do lạnh thì lấy bôi ngày 1 lần.

+ Chữa tràng nhạc:
- Phát hiện ra bệnh mới có thì dùng rau ngoai hai phần và cương tằm (tằm chết gió) một phần. Rau ngoai sao với thóc rồi bỏ thóc đi, cương tằm ngắt bỏ hết chân sao đều, hai thứ đem tán chung thành bột. Lấy quả mơ rửa sạch bằng nước sôi bỏ hạt, giã nát nhuyễn rồi trộn đều với bột trên, viên lại những viên bằng hạt đậu xanh, uống cùng với nước cơm, mỗi ngày 10 - 12 viên chia làm hai lần, uống đều đặn thì độc sẽ theo phân ra ngoài.
- Mới mắc chứng tràng nhạc thì lấy một nắm rau dền rửa sạch, giã nát rồi chia làm hai phần. Một phần vắt lấy nước cốt uống, một phần đặt lên lá chuối, rắc một ít bột phác tiêu (mua ở hàng thuốc Bắc) rồi rịt vào chỗ nổi hạch, ngày thay thuốc một lần.
- Khi mắc chứng tràng nhạc bị vỡ lở loét, nước chảy dầm để lâu ngày không liền miệng dùng một lượng lớn rau sam phơi khô nơi thoáng mát, đem đốt rồi tán thành bột trộn với mỡ lợn dùng bôi vào chỗ đau. Trước khi bôi thuốc phải rửa sạch chỗ lỡ loét bằng nước vo gạo.
- Khi bị chứng tràng nhạc thì dùng 1 vốc hạt rau cải tán nhỏ trộn đều với giấm rồi đắp vào chỗ nổi hạch. Khi thấy tiêu hết thì ngưng, tránh làm hại da thịt.
- Nếu chứng tràng nhạc bị vỡ lở loét rồi lây lan xuống 2 bên vai và ngực như con rắn lượn thì lấy rễ cây kinh giới sắc thật đặc để dùng rửa vết thương khi nước còn nóng. Khi thấy chỗ lở loét có sắc tím đen thì lấy kim đã khử trùng (đốt nóng) khêu, nặn cho ra hết máu độc, rồi lại rửa lại khoảng 3 - 4 lần bằng nước sắc rễ cây kinh giới. Sau đó lấy long não và hùng hoàng (lượng bằng nhau) tán nhỏ mịn, trộn với dầu mè (vừng) đắp vào chỗ đau thì thấy nước chảy ra. Cứ làm như thế cho đến khi khỏi hẳn.

+ Chữa các chứng ghẻ, lở loét, hắc lào, sâu quảng...
- Bị hắc lào thì lấy 12g bột long não, 100g rễ húng chanh giã nhỏ, đem hai thứ này trộn thật đều rồi vắt vào đó 1 quả chanh, trộn đều tất cả dùng để bôi hàng ngày.
- Bị sâu quảng thì sau khi rửa sạch vết thương bằng nước búp bàng sắc đặc; lấy bột long não trộn với bột hoàng liên (lượng bằng nhau) rắc vào vết thương.
- Bị hắc lào lở loét nhức ngứa thì lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc với nước thật đặc, gạn lấy 3 bát nước cốt (bỏ bã) cho vào nấu với khoảng 3 lạng sáp ong. Khi sáp ong đã chảy ra thì cho lửa nhỏ, cô đặc sánh như cao. Lấy ít gầu trên đầu (khi chải đầu gom lại) cho vào cao quấy đều dùng bôi trực tiếp hoặc phết lên giấy dán vào các chỗ sưng lở.
- Ống chân bị lở loét, có dòi (do bị bệnh trong, ngoài công phá) thì lấy rau sam rửa sạch, giã giập trộn với mất ong đắp vào vết thương, sau một đêm dòi sẽ tự ra.
- Mắc phải chứng ghẻ chốc, lở loét thì lấy rau cải soong rửa sạch, giã nát cùng với một ít muối đắp lên chỗ đau. Lại lấy 40 - 50 gam rau cải soong tươi luộc ăn, hoặc sắc đặc để ngâm, tẩm lên chỗ ghẻ lở.
- Bị lở loét xung quanh bàn chân do phong độc ở ngoài tụ vào thì lấy một nắm lá kinh giới đốt thành tro trộn với nước hành (củ hành giã nát vắt lấy nước) rồi đắp vào vết thương. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch vết thương bằng nước cam thảo. Nếu trẻ bị rôm sẩy, gãi gây nhiễm trùng sinh lở loét thì lấy hoa kinh giới sắc lên làm nước uống cho trẻ khi khát. Đồng thời lấy lá kinh giới vò nát rồi cho vào nước sạch để tắm cho trẻ.
- Bị nấm hoặc chàm thì lấy hạt tiêu sọ (khoảng 10 - 15 hạt) nghiền nát thành bột rồi hòa với nước đun sôi (90 - 100°C) rồi khi nước còn ấm thì rửa vết chàm hoặc nấm. Ngày rửa 9 lần.
- Người bị lang ben trắng (bạch biến phong) lấy một chén nhỏ dầu mè hòa với rượu chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh thì thôi. Trong thời gian dùng thuốc, kiêng để sống lạnh.
- Bị hắc lào và các loại ghẻ lở ngứa ngáy khó chịu thì lấy lá và cành chút chít nấu lên, ngâm những chỗ lở ngứa. Sau đó lấy củ cây chút chít mài với giấm bôi lên những chỗ hắc lào, ghẻ ngứa.
- Bị ghẻ lở hoặc chàm lấy một lượng lớn rau nghể rửa sạch nấu với nước để xông, khi nước còn ấm thì ngâm kỹ rửa sạch những chỗ ghẻ lở đó, ngâm rửa thường xuyên khoảng 2 - 3 ngày.
- Ống chân bị lở loét lâu ngày không khỏi lấy rau ngót một phần, vôi đá 1 phần cùng giã nát như bùn đắp vào vết thương, mỗi ngày thay nước 1 lần.

+ Cai sữa:
Vú cương cứng gây đau, có khi phát sốt, cần phải uống thuốc cai sữa:
- Lá dâu 100g sắc đặc uống thay chè.
- Lấy 1 lạng (40g) mạch nha (lúa mạch) để 2 chén nước, sắc còn 1 chén chia uống làm 2 lần trong ngày.

+ Chữa chân răng bị sâu ăn:
- Bài 1: Hoa cây thông ngâm với rượu tốt trong 12 giờ, lấy bông tẩm rồi đắp lên chỗ đau, cứ nửa giờ lại thay.
- Bài 2: Vỏ cây xoài giã nát hoặc xắt mỏng sắc đặc lấy nước mà ngậm.
- Bài 3: Tổ ong bò vẽ 40g, phèn chua (phi) tán nhỏ trộn đều xát vào chỗ đau.
- Bài 4: Vỏ cây bông sứ 20g (cạo bỏ vỏ xanh) ngâm với nửa chén giấm thanh trong 6 giờ rồi ngậm mỗi lần một ít.
- Bài 5: Củ cây chuôi hột (chuối sứ) giã nát, muối 5g, phèn chua 5g tán mịn trộn đều, vắt lấy nước ngậm dần.
Ngoài ra có thể dùng bồ kết, nhân trung bạch để chữa cũng rất tốt

+ Chữa viêm lợi răng:
- Bài 1: Võ cây dưới (còn gọi là giới, duối, ruồi) 15g, muối ăn 2g. Giã thật nát đắp lên chỗ răng đau hoặc sắc thật đặc mà ngậm.
- Bài 2: Cơm nguội 2 phần, muối 1 phần quết kỹ viên lại bằng quả chanh đem nướng trên miếng sắt cho vàng, trở đều rồi thả ngay vào cốc rượu trắng, ngâm 2 giờ sau, súc miệng bằng nước muối rồi rót rượu ra ngậm dần.

+ Chữa viêm quanh chân răng:
- Bài 1: Lấy một miếng sắt gỉ bằng độ 3 ngón tay, nung thật đỏ rồi thả vào rượu, lại lấy ra nung, cứ như thế 5 lần lọc lấy nước ngậm một lúc rồi nhổ, đến khi đỡ thì thôi.
- Bài 2: Vẩy con trút (xuyên sơn giáp) 8g tẩm giấm nướng vàng, tán nhỏ mịn rồi xỉa vào chỗ đau.

+ Chữa đau răng do bao tử nóng (vị nhiệt, hay còn gọi là vị hỏa vượng):
Triệu chứng: Chân răng sưng có máu có mủ, rêu lưỡi vàng, khát nước.
Nếu dùng thuốc ngậm ngoài không kết quả thì dùng bài thuốc sau:
- Sinh địa: 20g.
- Thạch cao: 16g
- Mạch môn: 16g
- Huyền sâm: 16g
- Kinh giới: 12 g
- Ngưu tất: 12g.
Đổ 2 bát nước (600ml) sắc còn 1 bát (khoảng 300ml) chia uống làm 2 lần trong ngày.
Kiêng cữ các chất cay nóng và rượu.

+ Chữa đau răng do thận bị thấp nhiệt:
Triệu chứng: Răng sưng đau lung lay kèm theo đau lưng, đau đầu, hoa mắt, rêu lưỡi vàng nhờn.
Nếu dùng các bài thuốc ngậm không đỡ thì dùng bài thuốc sau:
- Sinh địa: 20g.
- Thổ phục linh: 16g.
- Hoàng bá: 12g
- Hoài sơn: 16g
- Ngưu tất: 12g.
- Tỳ giải: 12g.
Sắc uống như bài trên.

Bài viết được trích từ sách: TỰ CHỮA BỆNH BẰNG CÂY THUỐC NAM
do Trần Hải Yến biên soạn, NXB Thời Đại ấn hành.
Hy vọng bài viết có ích lợi cho các bạn quan tâm.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.