Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Huyết Áp

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT MUỒNG BỔ THẬN, SÁNG MẮT

* Đặc tính: - Cây muồng còn gọi là cây đậu ma, giá hoả sinh. - Có vị mặn, tính bình, có tác dụng thanh can, ích thận, trừ phong, nhuận tràng, ích tiểu. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA CÚC VÀNG CHỮA BỆNH VỀ MẮT

* Đặc tính: Cúc vàng (còn gọi là cúc hay cúc chi) có hai loại: cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Ở Trung Quốc, có cúc hoa trắng được dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, còn ở Việt Nam, cúc hoa vàng trị các bệnh về mắt. Dược liệu cúc hoa vàng có vị ngọt, hơi đắng, màu vàng nâu, mùi thơm, tính mát, được dùng để chữa các bệnh về mắt rất hữu hiệu. * Công dụng:

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH CAO HUYẾT ÁP

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH BỆNH CAO HUYẾT ÁP Cao huyết áp là căn bệnh khá phổ biến ở độ tuổi trung niên và người già những năm gần đây, gây tác hại ghê gớm đối với sức khỏe; cứ mười người thì có đến tám người mắc bệnh cao huyết áp. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cao huyết áp là do dùng nhiều chất dầu mỡ trong bữa ăn hàng ngày, dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu. Và do thói quen thích ăn béo và ăn mặn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, sức ép và trạng thái tỉnh thần căng thẳng trong cuộc sống cũng dễ gây co giãn mạch máu làm huyết áp tăng lên. Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong các căn bệnh thời đại văn mình. Nếu chỉ dựa vào uống thuốc hạ huyết áp không thể kiểm chế cao huyết áp một cách có hiệu quả. Phương pháp hữu hiệu nhất vẫn là phối kết hợp với chế độ ăn uống. Rất nhiều loại rau xanh có công hiệu hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, giúp bạn cải thiện thể chất, khôi phục huyết áp trở lại bình thường.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU KHÚC

Rau khúc hay Rau khúc vàng - Gnaphalium affine D.Don = G. multiceps Wall. ex DC., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo mọc hằng năm hay 2 năm. Thân cao tới 40-50cm, màu trắng, có lông như bông. Lá nguyên, mọc so le, thuôn hình dải, tù và có mũi cứng ở đỉnh, thon hẹp dần lại ở gốc, hơi men theo cuống, dài 4-7cm, rộng 5-15mm, có lông mềm. Đầu hoa màu vàng ánh, tập hợp thành ngù, với nhiều lá bắc có lông như bông ở mặt lưng. Quả bế thuôn hình trứng, có mào lông gồm những tơ hình sợi tóc. Rau khúc nhân bổ ở vùng Viễn đông, từ Ấn độ tới Trung quốc, Nhật bản và Philippin. Ở nước ta, Rau khúc rất phổ biến ở những nơi đất trống, các ruộng bỏ hoang, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Còn có một loài khác là Rau khúc tẻ hay Rau khúc Ấn (Gnaphalium indicum L.) cũng thường gặp ở nước ta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CHUA ME

Rau chua mẹ, Chua me đất, Chua mẹ đất hoa vàng, Chua me ba chìa - Oxalis corniculata L., thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae. Cây thảo mọc bò sát đất, có thân mảnh, màu đỏ nhạt. Lá có cuống dài mang ba lá chét mỏng hình tim. Hoa mọc thành xim gồm 2-4 hoa mầu vàng. Quả nang mở 5 van, chứa nhiều hạt hình trứng. Chua me đất phân bố rất rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, nó mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở những nơi ẩm, cỏ đủ ánh sáng trong các vườn, ở bờ ruộng và các bãi đất hoang.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CẦN TÂY

Rau cần tây vốn là một loài cây hoang dại ở các chỗ ẩm ướt mà ong thường đến hút mật hoa, do đó mà có tên khoa học là Apium graveolens L. từ chữ Apis, con ong). Đó là một loài cây thảo thuộc họ Hoa tán cùng với Cà rốt, Rau cần, Thìa là … Cây sống 1-2 năm, có thân mọc đứng cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá ở giữa và lá ở ngọn không cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ ba, hoặc không chia thuỳ. Hoa trắng hay xanh lục. Người phương Tây đã biết dùng Rau cần tây cách đây 15 thế kỷ. Hippocrate, người cha của nên Y học, đã nói về tác dụng chữa bệnh rối loạn thần kinh của Rau cần tây.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÍT

Mít - Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae. Cây gỗ cao 12-15m đến 20m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thuỳ về một phía, dài 10-20cm. Cụm hoa đực (dái Mít) và cái đính trên thân cây hoặc trên các cành già. Quả to, hình trát xoan hay thuôn, dài tới 6cm và nặng tới 20-30kg hay hơn nữa. Quả mít chín có màu lục vàng, là một loại quả kép gồm nhiều quả bế mang bởi một bao hoa nạc trên một đế hoa chung. Mỗi hốc là một hạt (thực ra là quả bế) bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng (tức là bao hoa). Mít có nguồn gốc ở miền Nam Ấn độ và Malaixia, hiện được trồng hầu khắp nước ta, trong các vườn gia đình, quanh khu dân cư, trên nương rẫy.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ

Mã đề - Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây thảo sống dai, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, hình trái xoan rộng, có răng không đều, dày, dai, có phiến thon lại trên cuống lá; gân 3-7, hình cung. Cuống hoa trần mang về phía đỉnh một bông hoa dài 5-15 cm, có hoa xếp dày đặc. Quả nang thuôn hình, nón, mở theo kiểu hộp. Hạt 8-12, màu nâu đen bóng, hình thoi, vò hạt hoá nhầy khi gặp nước. Cây mã đề phân bố rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, mã đề mọc hoang ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường, ven khe suối, nơi ẩm ướt và sáng. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA MẤT NGỦ

MẤT NGỦ 8 Bài thuốc 1. Mất ngủ Do vệ khí đi ở gần dương khí sung mãn, không vào được âm phận, âm khí hư, cho nên mất ngủ. - Lấy nước lòng sông (dòng nước chảy) 8 cân, khuấy lên, lấy 5 cân nước trong ở trên làm nước uống, còn lại lấy củi lau đun sôi to lên, bỏ vào 1 cân gạo nếp,5 cáp Bán hạ, hễ uống 1 chén nước sông rồi lại uống 1 chén nước thuốc đun bằng củi lau, nằm cho ra mồ hôi là khỏi. Bệnh đã lâu thì uống 3 lần khỏi hắn. 2. Buồn phiền mất ngủ - 40 quả táo to, 7 cây hành tăm sắc với nước uống cho kỳ hết. 3. Đởm hư mất ngủ, tâm hay hồi hộp - Táo nhân 1 lạng, Sâm 1 lạng, Thần sa 1/2 lạng, Nhũ hương 2 đc đều tán nhỏ, sắc lá tre mà uống với thuốc.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH TIM MẠCH

TIM MẠCH 31 Bài thuốc 1. Tâm thống hàn ngừng - Huyền hồ (định thống) tán ứ huyết - Thảo quả (hành khí, tiêu thực) - Mộc dược: tiêu thực - Ngũ linh chi trị tích thực 2. Huyết nhân tạo, trị yếu tim, thiếu máu - Khương hoạt 2 lạng - Sinh địa 3 lạng - Thiên ma 5 chỉ - Đương quy 1 lạng - Đỗ trọng 5 chỉ - Ngưu tất 7 chỉ - Phụ tử (rửa rượu) 3 chỉ - Huyền sâm (tẩm gừng sao) 7 chỉ Các vị tán nhỏ, luyện mật, làm hoàn cỡ trái táo Một lần uống 10 hoàn với rượu nước nóng, lúc bụng đói (kỵ thai).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - XUYÊN TÂM LIÊN

Còn gọi là cây Công cộng (Andrographis paniculata (Buru. f.) Nees) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả: Cây nhỏ, sống 1 - 9 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4 - 6cm. Hoa nhỏ, màu trắng, có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang, 16mm, rộng 3,5mm, khi khô tách làm đôi bắn hạt ra xa. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NHÀU NƯỚC

Nhàu nước (Morinda persicaefolia Ham.var. oblonga Pit.) thuộc họ Cà phê (Rubieaceae). Mô tả: Cây mọc thành bụi cao 0,5 - 1m, không có lông, màu nâu. Lá mọc đối, có khi chụm ba, nhọn ở đầu, có khi có khía sâu, dài tới 11,5cm, rộng tới 4cm. Lá kèm dính nhau. Mặt dưới lá màu dợt. Hoa trắng xếp thành đầu, đối diện với lá. Quả kép hình trứng xù xì, dài gần 4cm, rộng đến 2,5cm, gồm nhiều quả hạch. Cây ra hoa và kết quả từ tháng 1 đến tháng 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NHÀU

Còn gọi là Nhàu lớn, Nhàu núi, Nhàu rừng (Morinda citrifplia L.) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cây gỗ, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, ít khi bầu dục thuôn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở đỉnh, dài 12 - 30cm, rộng 6 - 15cm, bóng loáng, dạng màng hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2 - 4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ màu lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có 1 hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MƯỚP ĐẮNG

Còn gọi là Khổ qua, Lương qua (Momordica charantia L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5 - 7 thùy, mép khía răng; gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thọi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi, khi chín màu vàng hồng. Hạt dẹt, có màng đỏ bao quanh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÃ ĐỀ

Còn gọi là Xa tiền (Plantago major L.) thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống dài, phiến hình thìa hay hình trứng, có gân hình cung. Hoa nhỏ, mọc thành bông dài. Quả hộp. Hạt nhỏ, màu đen bóng, mùa hoa quả tháng 5 - 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - KIẾN CÒ

Còn gọi là Bạch hạc, cây Lác (Rhinacanthus nasuta (L.) Kurz) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả: Cây nhỏ, mọc thành bụi, cao 1 - 2m. Rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở kẽ lá đầu cành hay ở ngọn thân. Hoa màu trắng, nom như con chim Hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DỪA CẠN

Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) thuộc họ Trúc đào (Apocynuceae). Mô tả: Cây thảo cao 0,40 - 0,80m, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình thuôn dài, dài 3 - 8cm, rộng 1 - 1,5cm. Hoa mọc đơn độc ở nách các lá phía trên, màu hồng hay trắng (cv. albus Lawrenee). Đài 5, hợp thành ống ngắn. Tràng 5, dạng chèn. Nhị 5, thọt vào trong ống tràng. Nhụy gồm 2 lá noãn hợp nhau ở vòi. Quả là một cặp 2 đại, mỗi cái chứa 13 - 20 hạt nhỏ hình trứng, màu nâu nhạt, xếp thành 2 dãy.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MẦN TRẦU

Còn gọi là Cỏ màn chầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng (Eleusine indica (L.) Gaertn.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cây sống hằng năm, rễ mọc khỏe. Thân bè dài ở gốc, phân nhánh sau đó được mọc thẳng đứng và thành bụi. Lá mọc so le, hình dài nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5 - 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài gần như có 3 cạnh. Cỏ Mần trầu ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.