Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SỐNG ĐỜI

Còn gọi là cây thuốc Bỏng, Cây lá bông (Kalanchoepinnata (Lam.) Pers.) thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Mô tả: Cây thảo cao cỡ 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, mọng nước, có đốm tía. Lá mọc đối, chéo chữ thập, đơn hoặc gồm 3 - 4 lá chét dày; mép lá khía răng cưa tròn. Hoa màu đỏ hay vàng cam mọc thành xim rũ xuống trên một cán dài ở ngọn thân hay ở kẽ lá. Ra hoa vào tháng 2 -5.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SÀI ĐẤT

Còn gọi là Cúc nháp, Ngổ núi, Húng trám (Wedelia Calenduiacea) thuộc họ Cúc (Compositae). Mô tả: Cây thảo, sống dai, mọc bò, cao tới 40cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả 9 mặt, lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ 1 điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá khi vò có mùi thơm như trám. Hoa màu vàng tươi, xếp thành hình đầu ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có lông.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGŨ TRẢO

Còn gọi là Hoàng kinh, Chân chim (Vitex negundo L.) thuộc họ củ Roi ngựa (Verbenaceae). Mô tả: Cây có kích thước thay đổi, thường cao 3 - 5m, có cành phủ lớp lông dày đặc và mịn màu xám hay xám nâu. Lá mọc đối, có cuống có 3 - 5 lá chét hình ngọn giáo nhọn, mép nguyên (ở var. Incisa Clarke) lá chét có răng, cây đẹp hơn; lá dài 5 - 10cm, rộng 2,5cm, màu lục trắng nhạt. Hoa nhỏ, nhiều, mọc thánh chùy xim ở ngọn, phủ một lớp lông màu xám trắng hay xám nâu. Quả đen hay vàng, dạng quả mọng, lõm ở đỉnh, nhẵn, bao bởi đài đồng trưởng, chứa 4 hạt. Mùa hoa quả: tháng 5 - 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MUỒNG NGỦ (THẢO QUYẾT MINH)

Còn gọi là Muồng hôi, Muồng lạc, Đậu ma, Quyết minh (Cassia tora L.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây bụi nhỏ, cao 0,5 - 1m. Lá mọc so le, kép lông chim chẵn, mang 2 - 4 đôi lá chét hình trứng ngược. Hoa màu vàng mọc ở kẽ lá, thường xếp 1 - 3 cái không đều nhau. Quả đậu dài và hẹp, chứa nhiều hạt mầu nâu nhạt, trông tựa như viên đá lửa.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÀO GÀ

Còn gọi là Mào gà đỏ, bông Mồng gà (Celosia argentea L. vạr. Cristata L.) thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Mô tả: Cây thảo sống dai, cao 30 - 45cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có cuống, hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, ó khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống, hình trái xoan tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua (Mồng gà tua, ở dạng plumosa (Voss) Bakh.). Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LÀI (HOA NHÀI)

Còn gọi là Nhài, hoa Nhài, Lài dây (Jasminum sambac Ait.) thuộc họ Nhài (Oleaceae). Mô tả: Cây nhỏ, có khi leo, có nhiều cành mọc xòe ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bông ở cả 3 mặt, có lông ở dưới ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen, bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LÁ LỐT

Còn gọi là Tất bát (Piper lolot L.) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30 - 40cm hay hơn, mọc bò. Thân phẳng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mục so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có bẹ ở gốc ôm lấy thân. Cụm hoa là một bông đơn mọc ở kẽ lá. Quả mọng, chứa một hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - HOẮC HƯƠNG

Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth.) thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 60cm. Thân vuông màu nâu, có lông dày, mịn. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, có lông ở cả 2 mặt. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hay ở ngọn cành. Quả bế, có hạt cứng. Mùa hoa quả: tháng. 5 - 6, nhưng ít gặp cây có hoa.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GẤC

Gấc (Momordicu cachinchinensis (Lour.) Spreng.) thuộc họ Bầu bí(Cueurbitaceae). Mô tả: Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 - 5 thùy sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ, phía dưới tràng có bầu sẽ phát triển thành quả. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm. Hạt dẹt, cứng, màu đen. Mùa hoa quả: tháng 7 – 12.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÚC HOA VÀNG

Còn gọt là Kim cúc, Hoàng cúc (Chrysanthemum indicum.) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo. Thân đứng cao 0,2 - 0,5 mét, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thùy sâu, mép có nhiều răng, không cuống. Cụm hoa hình đầu, thường mọc ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1 - 1,5cm, cuống dài 2 – 5cm. Lá bắc xếp 3 - 4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp 2 vòng; các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế có lông mào.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÚC ÁO HOA VÀNG

Còn gọi là Nút áo, Nụ áo vàng, Cỏ the, Hạt sắc nhong (Spilanthes acmella (L) Murr.) thuộc họ Cúc (Asteraeeae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 30-60cm. Lá mọc đối, mép khía răng. Hoa hình đầu, màu vàng, mọc trên một cán dài 8-10cm ở ngọn thân hoặc ở kẽ lá. Quả khô, màu nâu nhạt. Toàn cây nhất là hoa, có vị cay, tê, nóng. Mùa hoa quả: tháng 5 - 10 và 12 - 2, có quả tháng 3 – 4.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÓC MẨN

Còn gọi là Cỏ tha, Cóc ngồi, Cúc sao (Centipeda misima (L.) A. Br et Aschers.) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo, cành loà xòa mọc sát mặt đất, có nhiều nhánh, ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1 - 2 răng ở mỗi bên mép. Hoa hình đầu đơn độc, mọc đối diện với lá, màu vàng nhạt, các lá bắc rất nhỏ, các hoa ở ngoài là hoa cái, các hoa ở giữa là hoa lưỡng tính. Quả bế, không có lông, có 4 cạnh. Cây ra hoa tháng 32 - 5 có quả tháng 4 - 7.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ CHÂN VỊT

Còn gọt là Bọ xit, Chưng vịt (Sphaeranthus africanus L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo mọc đứng hay nằm, cao khoảng 0,5 - 1m. Thân và cành nhánh có cánh; cánh không có răng. Lá hình trứng ngược hay thuôn, thót nhọn ở gốc, ôm thân và men theo cuống, tròn hoặc tù ở chóp, hơi khía răng. Cụm hoa mọc đối diện với lá, màu hồng hay đỏ, có khi tập hợp thành đầu kép hình trứng, hay gần như hình cầu; lá bắc của các cụm hoa đơn gồm 5-7 cái, xếp 2 dãy. Quả bé đều giống nhau, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới. Cây ra hoa từ cuối mùa đông cho đến mùa hạ (tháng 12 - 5).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÁT LỒI

Còn có tên là Mía đỏ, Đọt đắng (Costus speciosus (Koenig) Smith) thuộc họ gừng (Zimgiberaceae). Mô tả: Cây thảo cao chừng 1m trở lên, có thân xốp. Thân rễ to, nạc. Lá mọc so le, có bẹ. Lá non thường mọc thành một đường xoắn ốc, mặt dưới của lá có lông mịn. Cụm hoa ở ngọn thân mang nhiều họa màu trắng, có lá bắc màu đỏ. Quả nang, chứa nhiều hạt đen.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ GAI LEO

Cà gai leo hay Cà vạnh, Cà quính (Solanum procumbens Lour.) thuộc họ Cà (Solanaceue). Mô tả: Cây nhỏ leo, dài tới 1m hay hơn, phân cành nhiều và có rất nhiều gai cong màu vàng, các cành non phủ lông hình sao. Lá mọc so le, hình trứng hay thuôn, nguyên hay chia thùy, hai mặt lá có màu khác: mặt dưới phủ lông tơ và lông len màu trắng, có gai; phiến dài 3-4 cm, rộng 1,2 – 2 cm, cuống đài 4-5 ram. Hoa mầu tím nhạt hợp thành xim ở nách lá gồm 2-5 hoa, ít khi 7-9 hoa. Quả mọng hình cầu, màu vàng, nhẵn bóng, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng.

CHỮA BỆNH TAI MŨI HỌNG

Viêm tai giữa cấp tính Bài 1 Thành phần: Vỏ thạch lựu tươi 1 quả. Cách chế: Rửa sạch, thái vụn, giã nát vắt lấy nước. Công hiệu: Điều trị viêm tai giữa cấp tính. Cách dùng: Lấy nước vỏ lựu nhỏ tai.

CHỮA BỆNH MẮT

Đau mắt hột viêm tấy Thành phần: Lê tươi 2 quả. Cách chế: Đem rửa sạch, để sẵn dùng. Công hiệu: Chữa đau mắt hột viêm tấy. Cách dùng: Cắt từng lát lê đắp lên mắt, sau 2 giờ lại thay 1 lần.

CHỮA BỆNH VỀ RĂNG MIỆNG

Đau răng Bài 1 Thành phần: Hạnh nhân vài hạt. Cách chế: Đốt tồn tính, tán nhỏ để sẵn dùng. Công hiệu: Chữa đau răng do bị sâu. Cách dùng: Nhét bột hạnh nhân vào lỗ răng sâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ SUNG, QUẢ VẢ

Sung, vả: Lợi hầu họng, bổ dạ dày, chữa kiết ly Người Trung Quốc gọi sung, vả là “quả không hoa”. Thực ra, chúng có hoa nhưng hoa rất nhỏ, nằm ẩn bên trong đế hoa. Đế hoa chính là “quả” vả, “quả” sung như người ta vẫn thường gọi. Sung, vả chín ăn thơm mát. Từ quả đến lá, thân, cành 2 loại cây này đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ, táo bón... Cành và lá chứa nhiều men tiêu hóa, được dùng làm thuốc bổ trợ chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Người mặc bệnh táo bón, trĩ ngày ăn tươi vài quả chín sẽ thông tiện, tiêu viêm. Phụ nữ ít sữa có thể ninh chân giò lợn với quả sung, vả ăn cho nhiều sữa. Rễ sắc lấy nước chữa hầu họng sưng đau. Lá nấu lấy nước rửa ngoài chữa hậu môn nứt nẻ.