Còn gọi là Cỏ tha, Cóc ngồi, Cúc sao (Centipeda misima (L.) A. Br et Aschers.) thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Cây thảo, cành loà xòa mọc sát mặt đất, có nhiều nhánh, ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1 - 2 răng ở mỗi bên mép.
Hoa hình đầu đơn độc, mọc đối diện với lá, màu vàng nhạt, các lá bắc rất nhỏ, các hoa ở ngoài là hoa cái, các hoa ở giữa là hoa lưỡng tính. Quả bế, không có lông, có 4 cạnh. Cây ra hoa tháng 32 - 5 có quả tháng 4 - 7.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở sân, các ruộng ẩm hay khô, thường thấy sau các vụ gặt. Cũng thường gặp ở một số tỉnh đồng bằng (Hậu Giang, Kiên Giang...)
Thu hái cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.
Hoạt chất và tác dụng: Trong cây có tinh dầu, có tarasterol, taraxasteryl, axetat và arnnidiol.
Theo Y học cổ truyền, Cóc mẩn cá vị cay, mùi hắc, tính ấm, có táo dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng. Thường dùng làm thuốc chữa ho, ho gà, viêm phế quản, viêm mũi mãn tính, mắt đau đỏ sưng, chảy nước dãi, đau màng mọng mắt, viêm mắt có mủ, sốt rét, phong thấp. Dùng ngoài chữa eczema, chữa rắn cắn và đắp bó gãy xương.
Cách dùng: Ngày dùng 4 - 12g khô hoặc 12-20g tươi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp vào chỗ đau và chỗ rắn cắn.
Để chữa mẩn ngứa (eczema), dùng Cóc mẩn (2 phần), Đậu xanh (1 phần), Muối (vài hạt), cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên chổ mẩn ngứa đã rửa sạch. Để chữa ho, người ta thường dùng 20 - 30g tươi Cóc mẩn cho vào 500ml nước sôi sắc còn 100mml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét