Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuốc Bổ Dương

THUỐC TẢ HẠ (THUỐC XỔ) TÍNH NHIỆT - LƯU HOÀNG (lưu huỳnh)

Là khoáng vật, lưu huỳnh thiên nhiên qua chế biến sơ bộ mà thành. Tính vị: vị chua, tính ấm, có độc. Quy kinh: quy kinh thận, tâm bào.

THUỐC BỔ DƯƠNG - HẢI MÃ (Cá ngựa - Hippocampus)

Hải mã được thu bắt từ loài cá Hippocampus kelloggi Jordan et Snyder; hoặc H. hystrix Kaup. Họ Hải long – Syngnathidae. Tính vị: vị ngọt, tính ôn.

THUỐC BỔ DƯƠNG - DÂM DƯƠNG HOẮC (Herba Epimedii)

Là lá và thân phơi khô của cây dâm hương hoắc Epimedium sagittatum Maxim hoặc E. brevicornu Maxim hoặc E. macranthum Morr. et Decne. Họ Hoàng liên gai – Berberidaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: can, thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - NHỤC THUNG DUNG (Herba Cirtanches)

Dùng thân có vảy của cây nhục thung dung – Cirtanches deserticola Y.C.Ma.  Họ Lệ đương – Orobanchaceae. Tính vị: vị ngọt, chua, mặn, tính ấm. Quy kinh: thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - THỎ TY TỬ (Semen Cuscutae)

Là hạt của giây tơ hồng – Cuscuta chinensis Lamk. Họ Bìm bìm – Convolvulaceae. Tính vị: vị ngọt, cay, tính ôn. Quy kinh: vào 2 kinh can, thận, kiêm nhập tỳ.

THUỐC BỔ DƯƠNG - LỘC NHUNG (Cornu Cervi parvum)

Là sừng còn non của con hươu sao đực - Cervus nippon Temminck, hoặc hươu ngựa đực Cervus elaphus linnaeus. Họ Hươu - Cervidae hoặc con nai - C. unicolor. Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào các kinh can, thận, tâm, bào.

THUỐC BỔ DƯƠNG - CỐT TOÁI BỔ (Rhizoma Drynariae fortunei)

Dùng thân rễ của cây cốt toái bổ Drynaria fortunei JSm. Họ Ráng - Polypodiaceae. Tính vị: vị đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh can, thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - TỤC ĐOAN (Radix Dipsaci)

Là rễ của cây tục đoạn – Dipsacus japonicus Mig. Họ Tục đoạn – Dipsacaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 2 kinh can, thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - ĐỖ TRỌNG (Cortex Eucommiae)

Dùng vỏ của cây đỗ trọng – Eucommia ulcmoides Oliv. Họ Đỗ trọng – Eucommiaceae. Hiện đã di thực vào nước ta, ngoài cây này chúng ta còn dùng đỗ trọng nam. Tính vị: vị ngọt, cay, tính ấm. Quy kinh: vào hai kinh can, thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - CẨU TÍCH (Rhizoma Cibotii)

Là rễ của cây cẩu tích – Cibotium barometz (L.) J.Sm. Họ Kim mao – Dicksoniaceae, mọc hoang ở vùng núi nước ta, vào tháng 4–6 hoặc tháng 10 đến tháng 12, đào lấy củ phơi khô. Khi dùng đốt trên ngọn lửa cho cháy sạch lông (lông cu li), sau đó ngâm nước 1–2 ngày, đồ cho mềm, thái lát phơi khô, tẩm rượu hoặc muối ăn, sao qua. Tính vị: vị đắng ngọt, hơi cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh can thận.

THUỐC BỔ DƯƠNG - BA KÍCH (Radix Morindae)

Dùng rễ của cây ba kích – Morinda officinalis How. Họ Cà phê – Rubiaceae. Ba kích là một vị thuốc bổ đã được nhân dân ta dùng và ưa chuộng từ lâu. Ba kích có mọc ở một số tỉnh như Bắc Thái, Quảng Ninh, Yên Bái; hiện nay đã được một số nơi tiến hành trồng bán tự nhiên cây này. Tính vị: vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào kinh thận.