Là thân rễ của cây tỳ giải – Dioscorea tokoro Makino. Họ Củ mài – Dioscoreaceae.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Công năng chủ trị:
- Lợi thấp hóa trọc, dùng trong các trường hợp tiểu tiện vàng đỏ, nước tiểu ít đục, đi tiểu buốt đắt do viêm thận cấp; hoặc bệnh bạch đới của phụ nữ, phối hợp với kim tiền thảo, sa tiền tử, thông thảo, ngưu tất, hoàng bá.
- Khử phong trừ thấp, hành huyết ứ: dùng trong các trường hợp chân tay đau nhức, đau khớp do phong hàn thấp tý, phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất.
- Giải độc, trị mụn nhọt: phối hợp với liên kiều, kim ngân hoa, ké đầu ngựa.
- Trừ thấp nhiệt đối với phần khí bị thấp nhiệt dẫn đến sốt cao, phối hợp với phục linh, trạch tả, mộc thông.
Liều dùng: 6 – 12g.
Kiêng kỵ: những người âm hư không có thấp nhiệt không dùng. Khi dùng có thể ngâm với rượu, sao phơi khô; hoặc trích với nước muối.
Chú ý:
Ngoài cây tỳ giải nói trên, hiện nay trên thị trường thuốc nam còn dùng rễ của cây nam tỳ giải Smilax ferox Wall ex Kunth. Họ Kim cang – Smilacaceae, rễ phơi khô có màu trắng, vị chát, hơi đắng. Tính bình, quy kinh thận bàng quang; cũng dùng với tính chất lợi thấp hoá trọc, chữa tiểu tiện bí đái, đau buốt; giải độc, trị mụn nhọt, lở ngứa, đau xương khớp, khí hư bạch đới.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Tỳ Giải
Nhận xét
Đăng nhận xét