Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhuận Tràng và Tẩy

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT MUỒNG BỔ THẬN, SÁNG MẮT

* Đặc tính: - Cây muồng còn gọi là cây đậu ma, giá hoả sinh. - Có vị mặn, tính bình, có tác dụng thanh can, ích thận, trừ phong, nhuận tràng, ích tiểu. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GƯƠNG SEN CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Gương sen là đế của quả sen phát triển mà thành. Gương sen có hình phễu, phía dưới nhỏ. - Trong gương sen có chứa 49% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% chất carbohydrat, 0,017% vitamin C. - Gương sen nhẹ, xốp, không mùi, màu đỏ tía, có vị đắng chát, lạnh ấm, có tác dụng cầm máu. * Công dụng:

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - TÁO BÓN

Làm việc, nghỉ ngơi không đúng giờ giấc dẫn đến ăn uống không đúng giờ rất dễ dẫn đến bệnh táo bón, ảnh hưởng khí hậu cũng là nhân tố gây táo bón. Mùa thu và mùa đông khô hanh cũng là mùa hay bị táo. Ngoài ra, sức ép tâm lý tinh thần cũng gây ra chứng táo bón. Phụ nữ làm việc phải ngồi lâu, ít vận động, thần kinh căng thẳng càng dễ bị táo bón. Nếu không chữa chạy kịp thời, để tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như dẫn đến các hiện tượng nhức đầu, dễ bị kích động nóng nảy, trướng bụng, buồn bực... Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị táo bón dễ mắc bệnh ung thư, cao huyết áp hơn so với những phụ nữ không bị táo bón. Cách chữa táo bón tốt nhất là ăn nhiều rau xanh có hàm lượng xenlulô cao. Rất nhiều loại rau xanh là thứ thuốc chữa táo bón hiệu nghiệm sẵn có trong thiên nhiên, nên sử dụng để chữa táo bón. Các loại rau chữa táo bón hiệu quả điển hình là rau cải cúc, rau cần, cà rốt, củ cải, đậu tương, khoai sọ, nấm kim châm, bắp cải...

GIÁ TRỊ CHỮA BỆNH CỦA RAU XANH

I. ĂN RAU XANH THƯỜNG XUYÊN CÓ LỢI GÌ? * Giải độc, thải độc: Cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa được tiêu hóa và phân giải. Rau xanh có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể, sau đó thải ra ngoài. Vì vậy rau xanh có tác dụng thải độc rất tốt, có lợi cho việc "làm sạch" huyết dịch, nên cũng có tác dụng giải độc. * Nhuận tràng, lợi tiêu hóa: Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều xenlulô, có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều loại rau xanh có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và axit hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể. Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc trái cây sinh tố sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đối chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện. Những người ha

CÂY RAU LÀM THUỐC - SU HÀO

Su hào, từ tiếng Pháp Chou rave (Su ravơ) đọc biến âm đi, cũng là một loài cải - Brassica oleracea L. var. caulorapa L., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Su hào là loài cây thảo đặc trưng bởi thân phình lên thành củ hình cầu hay hơi dẹp, cách mặt đất vài cm, cho ta một khối nạc và mềm. Nhưng các bó mạch trong đó hoá gỗ nhanh chóng, nên phải thu hoạch đúng lúc, nếu không củ Su hào lắm xơ ăn không ngon. Lá hình trứng có mép lượn sóng, xẻ thuỳ ở phần gốc, cuống lá dài. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn thân. Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt bé, có góc cạnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SEN CẠN

Sen cạn - Tropaeolum majus L., thuộc họ Sen cạn - Tropaeolaceae. Cây thảo mọc leo hay không, sống hằng năm. Lá giống lá Sen, có cuống dài đính ở giữa phiến tròn, mép nguyên, mặt trên màu lục nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa ở nách lá, màu vàng, vàng cam hay màu đỏ. 5 lá đài nhọn, lá đài sau mang một cái cựa hình nón, cong ở đầu, 5 cánh hoa không bằng nhau. Nhị 8, rời nhau. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa l noãn. Quả lớn, cỡ 1cm, có 3 mảnh vỏ, có vách dày và xốp, chứa 3 hạt. Sen cạn gốc ở rừng sâu châu Mỹ, phân bố từ Chi-lê cho tới tận Mêhicô. Người ta mô tả nó đầu tiên vào thế kỷ 16, với tên gọi là Hoa màu máu của Pêru. Còn gọi là Cải soong Mỹ hay Cải soong Mehicô. Có người còn gọt nó là Hoa tình yêu do tính chất kích dục của nó.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MUỐI

Rau muối - Chenopodium album L., thuộc họ Rau muối - Chenopodiaceae. Cây thân cỏ cao 6cm đến 1m. Thân đứng, nhẵn, có khía, phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, có cuống ngắn, thuôn, các lá phía dưới lớn hơn, có hình thoi, có răng lượn sóng ở mép; các lá phía trên nhỏ hơn, hầu như nguyên, tất cả đều có màu lục trăng trắng và có phấn (do các lông mọng nước, làm cho mặt lá như rắc bột, rắc muối, hay dính những giọt sương muối), dài 3-5cm, rộng 27-45mm, thưa hay sít, kéo dài và ít phân nhánh. Quả có bao gồm các phiến dạng thìa bao bọc, hạt óng ánh, màu đen.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MỒNG TƠI

Rau mồng tơi, Mồng tơi, Mùng tơi, Lạc quỷ - Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi - Basellaceae. Cây thảo leo có thân quấn. Lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Hoa xếp thành bông. Quả bế, hình cầu hay hình trứng, đựng trong bao hoa nạc, tạo thành một quả giả. Rau mồng tơi được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta, Rau mồng tơi mọc hoang dại và cũng được trồng khắp nơi. Người ta cho cây mọc leo lên các hàng rào, các lùm cây bụi. Hoặc trồng như các loại rau khác ở trên đất vườn và thường xuyên cắt tỉa để lấy chồi non ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MẢNH BÁT

Rau mảnh bát, Hoa bát hay Dây bìm bát - (Coccinia cordifolia (L.) Cogn., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo nhẵn và mảnh mọc leo cao, có khi dài tới 5m hay hơn. Lá hình 5 cạnh, có răng, với 5 thuỳ, hình tim ở gốc, rất nhẵn, đường kính 5-8cm; các thuỳ hình tam giác, có mũi nhọn cứng. Tua cuốn đơn. Hoa đực và hoa cái giống nhau, có cuống hoa dài 2cm. Quả hình trứng nguợc hoặc thuôn, dài 5cm rộng 2-5cm, khi chín có màu đỏ, thịt quả cũng đỏ, trong đó chứa nhiều hạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU LANG

Rau lang là ngọn lá non của cây Khoai lang - Ipomoea batatas (L.) Poir., thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Cây thảo có thân và cành mọc bò dài tới 3m, có nhựa mủ trắng. Một số rễ bên phình lên thành củ chứa nhiều bột và đường. Lá hình tim nhọn có phiến nguyên hay phân thùy. Hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng, mọc 1-2 cái ở nách lá. Quả nang chứa 1-2 (hoặc 3-4) hạt bé. Khoai lang phổ biến rất rộng rãi ở các vùng nóng châu Á, châu Mỹ và châu Phi, có thể có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Crixtốp Côlông (Christophe Colomb) đã đem về trồng ở Tây ban nha. Ở nước ta, Khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ, Khoai lang nghệ, Khoai lang tím, khoai lang vàng… Giống Khoai ở Đà lạt có vỏ đỏ, thịt vàng thuộc loại khoai ngon

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU ĐAY

Rau đay hay Đay quả dài - Corchorus olitorius L., thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo cao 2m, mầu đo đỏ, ít phân nhánh. Lá hình trái xoan nhọn tù hay tròn ở gốc, có răng, dài 5-9cm, có 3-5 gân gốc. Hoa vàng, ở nách lá, xếp 3 cái một trên một cuống chung ngắn; cuống hoa cũng ngắn. Quá hình trụ, dài 5m, nhẵn, có 10 đường lồi. Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh. Rau đay được trồng khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt nam, cũng thường được trồng trong các vườn gia đình. Rau đay sinh trưởng nhanh, chỉ sau một tháng đã có thể lấy lá non mềm, hơi có chất nhầy, cũng như ngọn non, dùng làm rau ăn sống trộn dầu giấm, ăn luộc hay nấu canh. Thường dùng phối hợp với Rau mồng tơi nấu canh cua đồng, ăn ngọt miệng lại vừa mát ruột.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU DỀN CANH

Rau dền canh, Rau dền tía, Rau dền đỏ - Amaranthus tricolor L., thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae. Cây thảo mọc đứng, cao 1m hay hơn, xẻ rãnh. Lá hình thoi hay hình ngọn giáo, thon hẹp ở gốc, nhọn tù, dài 3,5-12cm rộng 2,5-10mm. Hoa thành ngù ở nách lá, hình cầu, các hoa ở phía trên sít nhau hơn và tận cùng thân hay cành bằng một bông gần như liên tục, không có lá mà có các lá bắc và lá đài lởm chởm. Quả hình túi, nhẵn, hình trứng nón, dài 2mm, có các vòi nhụy ở phía trên dài 1mm, quả mở bằng một khe ngang. Hạt hình lăng kính 1mm, màu đen. Rau đền canh có nguồn gốc ở Ấn độ, đã được thuần hoá ở nhiều nước. Ở nước ta, Rau dền canh cũng được trồng ở nhiều nơi. Do trồng trọt mà có nhiều thứ tuỳ theo dạng cây, màu sắc của lá.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CẦN

Rau cần hay Rau cần nước - Oenanthe javanica (Blume) DC, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây thảo sống dai, mọc nằm hay mọc nổi và đứng lên, có rễ dạng sợi. Thân rỗng, có đốt và có khía dọc, dài 30cm tới l00cm. Lá có hình dạng rất thay đổi, có cuống, nhưng các lá gốc và lá ngọn giống nhau, chia thùy hình lông chim 1-2 lần với các phiến hình mác hơi có dạng trái xoan hay hình thoi có chóp nhọn và mép nhăn nheo. Cụm hoa gồm những tán kép đối diện với lá, có 5-15 nhánh mang các tán con, mỗi tán con lại chia 10-20 nhánh gần bằng nhau mang những hoa màu trắng. Quả hình trụ thuôn, có 4 cạnh lồi. Rau cần mọc hoang dại ở nơi ẩm ướt và thường được trồng làm rau ăn. Có thể ăn sống, luộc ăn hoặc chế biến thành những thức ăn khác nhau, như xào ngót với các loại cá biển: cá đã làm sạch và ướp kỹ, được đem nấu trong xoong, khi gần chín, người ta mới cho hành, cà chua và rau cần vào cho sôi vài dạo. Ăn chấm với nước mắm nguyên chất.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NAM SA SÂM

Nam sa sâm, Sa sâm nam hay Xà lách biển - Launaea sarmentosa (Willd.) Sch. - Bip. ex Kuntze (L. pinnatifida Cass.), thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cỏ sống dai có gốc rễ hơi dày lên, thân dài 20-30cm, mảnh, mọc bò, đâm rễ và mang hoa ở các đốt. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, chia thuỳ lông chim, dài 3-8cm, rộng 5-15mm, thon hẹp dần ở gốc, thuỳ tận cùng hình tam giác lớn hơn, các thuỳ bên hình tam giác, tù, các thuỳ gốc càng xuống cành hẹp dần. Cụm hoa đầu màu vàng, ở gốc cây hoặc ở các đốt, có cuống ngắn, thường mọc đơn độc hoặc thành ngù ít hoa. Quả bế hình trụ, có mào lông dễ rụng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ME

Me - Tamarindus indica L., thuộc họ Đậu – Fabaceae. Cây gỗ to, cao 10 - 20m. Lá kép lông chim dài 8-10cm, gồm 10 đến 20 đôi lá chét thuôn, tù ở đầu, dài 20mm, rộng 2mm. Hoa vàng nhạt, xếp thành chùm ở nách lá hoặc thành chuỳ ở đầu cành. Quả thẳng, hơi dẹt, dài 7-25cm, rộng 1,5-2,5cm, dày độ 1cm, mọc thõng xuống; vỏ quả màu gỉ sắt, cứng giòn; cơm quả nạc, khi chín có màu nâu nhạt hay vàng nhạt, có vị chua, bao quanh những hạt dẹp. Cây me là cây của châu Á và châu Phi nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ở nước ta, nhất là ở các thành phố và các tỉnh phía Nam, Me được trồng làm cây che bóng dọc các đường phố, quanh các thôn xóm và người ta cũng dùng lá và quả chế biến món ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU BẮP

Đậu bắp, Mướp tây, Bắp chà hay Bụp bắp - Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae. Cây thân thảo mọc đứng cao tới 2,5m, có nhiều lông. Lá hình tim hay hình chân vịt, mép có răng lớn, ráp, có lông dài. Hoa mọc ở nách lá, màu đỏ, trông giống hoa bông. Quả nang dài hay dựng đứng cỡ 3,5cm, có màu lục sáng, có mặt cắt hình thoi. Đậu bắp gốc ở Ấn độ, được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam để lấy quả xanh ăn như các loại đậu, dùng quả xào, luộc, làm nước chấm, nấu canh chua với cá, lươn, làm dậy mùi thịt cá. Cũng có thể nướng chín trong tro nóng hoặc ăn sống như dưa chuột. Quả non phơi khô, bảo quản để ăn dần. Có tác giả cho biết 62g Đậu bắp trong đó chứa 1,3g protein và 4,8g glucid sẽ cung cấp cho cơ thể 25 calo.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DỨA

Dứa, Thơm, Khóm - Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ Dứa - Bromeliaceae. Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ kí sinh, với những lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình chóp cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống. Cây dứa sống chủ yếu ở châu Mỹ latinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới mùa đông không rét lắm. Giống Dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là Cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa Victoria được trồng trong sản xuất lớn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA BỞ

Dưa bở - Cucumis melo L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo hằng năm có thân mọc bò, phủ lông ngắn; tua cuốn đơn. Lá lớn, hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù, có răng; hai mặt lá có lông mềm, trên gân mặt dưới cũng có lông; cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, trơn nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, khi thật chín thì có vỏ mỏng bóc ra như lớp da trong có thịt màu vàng ngà, gồm chất bột mịn, bở, mềm mùi thơm; ruột quả có nước dịch mầu vàng, vị ngọt mát; màng hạt màu trắng. Dưa bở được trồng khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, nhân dân trồng dưa bở ở các bãi để lấy quả ăn. Có những thứ khác nhau trong đó có Dưa gang - (var, conomon (Thunb.) Mak.) cũng thường được trồng. Dưa bở lúc còn non và Dưa gang đều dùng làm rau ăn sống như Dưa chuột hoặc dùng nấu canh, muối dưa, ngâm giấm;

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI TRỜI

Với tên Cải trời, người ta thường dùng chỉ 3 loài cây cùng một chi (Blumea subcapitata DC. Blumaea glandulosa DC. và Blumea lacera (Lamnk.) DC) thuộc họ Cúc - Asteraceae. Có người nói loài thường dùng làm thuốc là Blumea lacera. Loài này cùng với loài Blumea glandulosa có lá dùng nấu canh ăn được. Còn có một số loài khác cùng chi như Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz và Blumea riparia (Blume) DC. Cũng có lá và ngọn non nấu canh ăn được như các loài trên. Ở đây chỉ nói đến loài Cải trời hay Cỏ hôi, Bù xít - Blumea lacera DC. là loài được nghiên cứu nhiều hơn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TÁO BÓN

CHỮA TÁO BÓN 36 Bài thuốc Táo là do huyết mạch khô ráo, trên thì tân dịch khô kiệt, da đẻ khô nhăn, râu tóc quăn cứng; dưới thì bụng đau, tiểu sẻn đỏ, táo bón; nặng lắm thì cứng đờ. Đây là bệnh táo vì ăn nhiều đồ rán, nướng, cay, sắc dục quá độ, hoặc lúc bệnh uống nhiều thuốc công phạt hoặc cho phát hãn, hạ lợi thái quá, làm khô kiệt tân dịch, tinh huyết hao tổn rồi sinh táo. Táo bón là không đi cầu được vì đói no thất thường, nhọc mệt quá độ, tổn hại đến vị khí lại còn ăn đồ cay nóng, ngon béo để tạng thận hỏa độc, hỏa độc làm hao tổn chân âm, tân dịch kém sút không thấm nhuần được, nên sinh táo bón. Nội kinh chia táo bón ra làm 5 chứng phong, khí, hàn, nhiệt, thấp. Lại có người già khí hư, tân dịch không tư nhuận mà táo bón. Lại thêm sinh đẻ mất máu, tân dịch khô kiệt mà táo bón, các chứng đều có nguyên nhân, nên phân biệt mà chữa, mới không làm người bệnh chết oan. Phép trị chủ yếu là bổ huyết, sinh tân, bổ phế, nhuận tràng.