Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐỎ

Ta thường trổng nhiều loại Bí và có khi gọi tên trùng nhau. Có thể phân biệt Bí ngô - Cucurbita bepo L. là loài cây trong họ Bầu bí - Cucurbitaceae, có thân mọc bò hay leo nhờ tua cuốn, có lá chia thuỳ hay chia cắt nhiều thành thuỳ nhọn với mặt lá lớm chởm lông nên rất nhám; quả thường dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh, không phình rộng ở chỗ đính. Cây gốc ở châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng. Một loài khác thường gọi là Bí đỏ hay Bí rợ - Cucurbita maxima Duch., cũng là cây thảo hằng năm, mọc khỏe có tua cuốn; lá to, ít nhám hơn; khía cạn hay không khía; cuống quả không có cạnh; quả rất to, có thể nặng tới 50kg. Cây gốc ở miền nhiệt đới Á Châu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐAO

Bí đao, Bí phấn hay Bí xanh - Benincasa hispida (Thunb.) Cogn., thuộc họ Bầu bí - Cucurbtaceae. Cây thảo sống một năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài; lá hình tim xẻ 5 thuỳ chân vịt, tua cuốn thường phân nhánh 3; hơa đơn tính màu vàng, quả thuôn dài, lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài nặng 3-5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp. Bí đao gốc ở Ấn độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miễn đông châu Đại dương. Ở nước ta, bí đao được trồng phổ biến khắp mọi nơi, nhất là quanh các thành phố, thị xã.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÈO SEN (BÈO TÂY)

Bèo sen hay Bèo tây, Bèo Nhật bản, Lục bình - Eichhormia crassipes (Mart) Solms, thuộc họ Bèo sen - Pomtederiacae. (Cây thân thảo, sống nhiều năm, nổi trên mặt nước hoặc bám nơi đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước của cây thường thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất mùn. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phình lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa hình bông hay chuỳ ở ngọt dài 15 cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Các lá đài và cánh hoa cùng màu hàn liền với nhau ở gốc; cánh hoa trên có một đốm vàng. Quả nang, nhưng ít khi gặp.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BẦU ĐẤT

Bầu đất, còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất – Gynura procumbens (Lour.) Merr = Gynura sarmentosa DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Bầu đất mọc bò và hơi leo, cao đến 1m, mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, giòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở gân. Cụm hoa ở ngọn cây gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng. Quả bế mang một mào lông trắng ở đỉnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BẦU

Bầu, còn gọi là Bầu canh, Bầu nậm - Lagenaria siceravia (Molina) StandL., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Bầu là loại dây leo có tua cuốn phân nhánh, phủ bởi nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng không xẻ thuỳ hay hơi xẻ thuỷ nông; hoa đơn tính, cùng gốc, to, màu trắng; quả tròn, dài, hình trụ có thể đến 1 mét (thứ hispida (Thunb.) Hara), hoặc thắt co lại như bầu rượu (thứ microcarba (Naud) Hara), có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có đốm trông giống như sao (bầu sao), khi già thì vỏ quả ngoài hoá gỗ (dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm nhạc cụ như đàn bầu). Cây bầu gốc ở châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bầu được trồng khắp nơi làm rau ăn mùa hè. Quả bầu là bộ phận được sử dụng để luộc hoặc nấu canh... hay xào ăn. Bầu luộc chấm nước mắm tôm, mắm tép, hoặc nấu canh với tép, với cá. Người ta còn thái bầu ra thành từng miếng nhỏ phơi khô để ăn dần.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ACTISÔ

Actisô - Cynara scolymus L. thuộc họ Cúc Asteraceae hay Compositae. Cây thảo cao khoảng 1m, có lá mọc so le chia thành nhiều thuỳ, mặt trên mầu lục, mặt dưới màu trắng nhạt vì có nhiều lông nhung. Cụm hoa mà nguời ta quen gọi là bông Actisô nằm ở đầu các nhánh của thân, có đường kính 6-15cm, phía ngoài có những lá bắc có đỉnh nhọn, tiếp đó là những hoa bao bởi những lông tơ nằm trên một đế hoa nạc. Màu sắc của cụm hoa khác nhau tùy theo thứ (hiện đã biết đến hàng chục thứ).

CÂY RAU LÀM THUỐC

Nhân dân ta thường sử dụng nhiều loại thức ăn thực vật. Ngoài gạo là loại thực phẩm chính hàng ngày, chúng ta còn sử dụng các loạt hoa màu phụ như Ngô, Khoai, Đậu, Sắn (Mì), Kê … có loại là củ, có loại là hạt của các loài cây để ăn nguyên chất thay cơm hoặc ăn nướng hay rang, luộc ăn như Ngô, Khoai lang, Khoai sọ, Sến, Lạc, … có khi xay thành bột để làm bánh. Trong bữa ăn, thông thường không thể thiếu món rau và không thể thiếu các loại quả cây, hoặc dùng làm thức ăn kèm với cơm hoặc dùng để làm món ăn tráng miệng.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TOA CĂN BẢN

TOA CĂN BẢN (Trị nhiều bệnh do  Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sáng lập) ST Tên nguyên phụ liệu Đơn vị Số lượng cho 1 thang 1 Rễ tranh Gam 8 2 Rau má Gam 8 3 Lá muồng trâu Gam 4 4 Cỏ mực Gam 8 5 Cỏ mần trầu Gam 8 6 Ké đầu ngựa Gam 4 7 Cam thảo đất Gam 4 8 Gừng khô Gam 2 9 Củ sả Gam 4 10 Trần bì Gam 4

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA THŨNG ĐỘC, GHẺ LỞ

THŨNG ĐỘC, GHẺ LỞ 30 Bài thuốc Thũng độc 1. Mọi chứng thũng độc - Nhựa thông, bỏ vào nồi đất cô cho đặc, nhỏ vào nước không tan, 4 lạng gỉ đồng 1 đc. Hạt Thầu dầu 2,5 đc 2 vị cùng tán cho nhựa thông vào quấy đều, làm thuốc cao dán chỗ đau. 2. Nhọt sưng không có đầu - Gai bồ kết, đốt, tán. Định hương, Đại hồi, Đại hoàng, Hạt vông đều nhau như chỗ nhọt mới nối mà chưa mưng mủ thì dùng dầu vừng nấu với thuốc trên cho thành cao phết vào. - Xác rắn, đốt ra tro, tán, trộn với mỡ lợn, bôi. 3. Nhọt độc chạy từ chỗ này sang chỗ khác - Củ Sơn thù, Hạt gấc, 2 vị bằng nhau mài với rượu ngon, phết.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA RẮN RẾT CẮN

RẮN CẮN 55 Bài thuốc 1. Thuốc rắn cắn - Bào sơn giáp 4 đc - Ngũ linh chi 4 đc => Tiêu tích phá độc - Xuyên bối mẫu 6 đc - Nam tinh 6 đc => Hạ đờm - Thanh phàn 6 đc - Bạch phàn 6 đc - Hùng hoàng 5 đc => Tiêu đờm, giải độc, giữ huyết - Nghệ răm 1 lạng - Hà thủ ô 1 lạng - Bồ cu vẽ 1 lạng - Trầu không 100g - Hạt ổ quạ 50g => Phá nọc Ngâm 200g/1 lít trong 10 ngày - Củ hoặc lá bòng bong giã với tỏi đắp và vắt nước uống. - Cây sồi tía: Rắn cạp nong.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỎNG

BỎNG 18 Bài thuốc 1. Thuốc đắp Rửa vết bỏng với rượu 10°C trộn nghệ đâm nhỏ vừa ngập. - Nấu vỏ cây xoan nhừ, nước 5 - 10 lít, sắc 2 nước cô lại còn 400ml phun vào chỗ bỏng. Thuốc bám vào thịt, khô thành một lớp mỏng, không cần đắp gạc bông. Chừng nào màng bảo vệ tróc ra thì vết bỏng đã lành. - Nấu cao vỏ cây bồ hòn trị vết bỏng như cao vỏ xoan nhừ. - Tai hoa bông gạo ngâm với nước thành bột sền sệt, đắp lên chỗ bỏng. Đại hoàng 1 lạng, Cam thảo 5 đc, mài với nước sôi hoặc nấu với dầu vừng rồi bôi. Lá dâu tằm tươi giã nhỏ trộn với mật mía hoặc mật ong đắp vào thì không phồng lớn. Nghệ giã 150g, củ ráy 150g, dầu vừng 300ml. Rửa nước ấm với mỏ quạt, trầu không, muối, phèn. Bôi thuốc: Mật ong + nước cốt nghệ. Củ ráy giã nhỏ đắp mát ngay, hết sưng, mau khỏi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TIÊU ĐỘC - TIÊU VIÊM

TIÊU ĐỘC -  TIÊU VIÊM 6 Bài thuốc 1. Thiết đã tán - Thuốc bột, mỗi gói 1g * Công thức: - Bột Hồng hoa 0,06g - Long não 0,034g - Bột Xạ hương 0,006g - Huyết kiệt 0,39g * Công dụng: Chữa thương tích máu tụ làm cho vết thương mau lành, chống ngất, cho chữa mụn nhọt bị sưng tấy. * Liều dùng: - Trung bình người lớn có thể uống 5-6 gói trong 1 ngày. - Trẻ em tùy tuổi uống 1/5, 1/4, 1/3, 1/2, 2/3 liều người lớn. - Uống xa bữa ăn. - Phụ nữ có thai, đang hành kinh không được uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA NHỌT ĐỘC

NHỌT ĐỘC 88 Bài thuốc 1. Chữa hết thảy ung độc phát bối gần chết - Lấy củ chuối giã nát đắp vào. 2. Phong sang (ghẻ lở) - Hùng hoàng tán bột hòa nước bôi vào. 3. Lên đinh sang gần chết - Cúc hoa giã lấy nước 1 cân, uống sống ngay. 4. Ghẻ lở - Hạt máu chó, hạt củ đậu, củ nghệ (bằng nhau), Lưu hoàng chút ít, hòa với mỡ lợn bôi vào, trẻ con dùng dầu vừng hòa với thuốc mà bôi. 5. Phong ngứa sinh ghẻ lở suốt năm - Lấy lá Nhân trần nấu đặc bôi vào.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DỊ ỨNG

DỊ ỨNG 10 Bài thuốc 1. Nổi mề đay (1). Lá khế chua đâm nát bọc vải mà chà xát. (2). Lá mù u tươi, để trên than xông khói, cử ra gió. (3). Bèo cái tía tươi 100g - Lá muồng trâu 16g Sắc 600ml lấy 300ml, người lớn chia 2 lần uống. (4). Đâm lá bồ ngót tươi với tí muối, cần thì thêm nước, vắt cho được nửa chén nhỏ uống thì thật hay. 2. Dị ứng mẩn ngứa toàn thân - Cao lá Bồ công anh 18g (sao qua) - Lá gai rừng 18g (dùng tươi) - Sài đất 15g (sao) - Lá đơn 14g (dùng tươi) - Quả ké đầu ngựa 14g (sao cháy gai) Các vị làm thang sắc uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA PHÙ THŨNG

PHÙ THŨNG 61 Bài thuốc - Phù thũng là bệnh do thủy khí trong cơ thể chuyển vận và bài tiết không bình thường, nước đình trệ lại, hoặc tràn ra dưới da, gây nên chứng phù thũng. - Phù thũng có nhiều tình trạng khác nhau, khi mới phát thì ở mí mắt dưới hơi sưng lên như con tằm nằm ngang, tiểu tiện thấy đi ít, các bộ phận như cánh tay hoặc bắp chân, âm nang lần lượt sưng phù lên. - Cũng có lúc sưng hai ống chân, rồi lần lần đến ngực, bụng, đầu mặt, nếu khắp người đều phù thũng, máu da mỏng láng. Bụng to như trống, đè vào lõm xuống, là triệu chứng thủy khí đã thịnh. - Nếu đã đến lúc, môi đen rốn lôi, các bộ phận lưng, eo lưng, lòng bàn chân hõm vào đều sưng, đó là hiện tượng nặng. Bệnh đến như thế, phần nhiều khó chữa. Bệnh phù thũng theo tính chất có thể chia làm hai loại: dương thũng và âm thũng. - Dương thũng thì thể bệnh đến gấp, trước thũng ở phía trên thân thể như đầu, mặt vai, lưng, bắp tay, có phát nóng, phiền khát, mặt mắt tươi nhuận, nước tiểu đục, đại tiện táo hoặc bế. Thể bệnh t

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở HÀM

HÀM 10 Bài thuốc 1. Hóc xương - Lá cong tôm 1 nắm, vò nát, bỏ vào miệng ngậm và nuốt lần. 2. Hóc xương - Hạt mướp đắng (nhiều ít tùy cần dùng) mài với nước muối cho uống. 3. Thuốc súc miệng * Bài 1: - Lá tre 30g - Lá lấu 30g - Muối 20g - Gừng tươi 20g Các thứ trên giã nhỏ, sắc với 1,5 bát nước còn 1/3 bát, sáng sớm ngủ dậy và trước lúc đi ngủ cho ngậm và súc miệng thật kỹ rồi nhổ đi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MŨI

MŨI 39 Bài thuốc 1. Viêm mũi - Kim ngân hoa 12g - Lá tre 10g - Bạc hà 10g - Quả ké (giã nát) 20g - Cam thảo đất 10g - Kinh giới 10g - Vỏ rễ dâu 8g - Liên kiều 12g Sắc với 2 bát nước còn 2/3 bát, uống sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần, bệnh nặng phải uống 15 - 20 thang. 2. Viêm mũi - Rễ cây Mướp hương 500g (lấy cả gốc, cách trên mặt đất 20 phân trở xuống) rửa sạch, phơi khô, sắc kỹ, ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi đợt uống từ 3 - 5 ngày. 3. Trong mũi có thịt thừa - Cuống dưa đá tán, thổi vào mũi ngày 3 lần thì khỏi. - Cuống dưa đá, phèn chua, đều 1/2 đc tán, gói trong lụa nhét vào mũi, hoặc luyện với mỡ lợn viên mà nhét, ngày 3 lần. - Lá Thanh hao giã nát, vôi trắng đều nhau, ngâm nước, lắng lấy nước trong, cô thành cao, nhỏ vào mũi. - Rau mùi vò nát, nhét vào mũi 1 đêm sẽ rụng.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở TAI

TAI 41 Bài thuốc 1. Thối lỗ tai - Váng mủ cho sạch, rửa với nước trà ngon thật đậm rồi thổi vào bột thuốc: Bằng sa 4 phân, Khô phàn 4 phân, Long não băng phiến 1 phân, Châu sa 0,5 phân, Hùng hoàng 0,5 phân. 2. Nhức lỗ tai - Lấy nhang đen (nhựa trám với tro để tương) vuốt sáp ong vào đốt lên, làm loa cho khói vào tai. 3. Nhức tai - Ong bầu 2 con rang khô, Hành hương 2 cọng, xông vô tai là lành.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH MẶT - RÂU - TÓC

MẶT - RÂU - TÓC 38 Bài thuốc 1. Thuốc nhuộm tóc bạc - Phèn xanh, Bạc hà, Ô đầu đều nhau, tán bột, ngậm với nước hàng ngày bôi lên. 2. Sau khi ốm tóc rụng - Cốt toái bổ, cây Tầm xuân non, nấu lấy nước mà xát. 3. Tóc không mọc - Trắc bá diệp phơi chỗ rợp, tán bột, trộn dầu vừng bôi lên. 4. Tóc vàng đỏ - Trắc bá diệp 1/2 cân, mỡ lợn 1 cân, trộn rồi viên, mỗi viên hòa vào nước mà bôi xức lên, trong 1 tháng thì đen mà trơn. 5. Chậm mọc tóc - Hương nhu để lâu 2 lạng, mật lợn 1/2 lạng, đun nước Hương nhu hòa đều, ngày nào cũng bôi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MIỆNG

MIỆNG 38 Bài thuốc 1. Miệng hôi (khẩu xú) - Cam thảo 1 chỉ, Ô mai 1 chỉ. Mỗi lần dùng 1 vị mà ngậm nuốt nước. - Hương nhu 7 chỉ, sắc nước ngậm và từ từ nuốt nước thuốc. 2. Khóe miệng lở - Đâm 1 cọng lục bình dưới sông, và chút son tàu, nhồi thật nhuyễn mà đặt. 3. Miệng lở hoa, sưng - Đa nhân 2 chỉ, rán cho cháy, tán nhỏ mà xức. - Đọt mây 1 nắm với tí phèn chua, đâm chung, vắt nước mà rửa miệng đau.