Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở TAI

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở TAI

TAI
41 Bài thuốc

1. Thối lỗ tai
- Váng mủ cho sạch, rửa với nước trà ngon thật đậm rồi thổi vào bột thuốc: Bằng sa 4 phân, Khô phàn 4 phân, Long não băng phiến 1 phân, Châu sa 0,5 phân, Hùng hoàng 0,5 phân.

2. Nhức lỗ tai
- Lấy nhang đen (nhựa trám với tro để tương) vuốt sáp ong vào đốt lên, làm loa cho khói vào tai.

3. Nhức tai
- Ong bầu 2 con rang khô, Hành hương 2 cọng, xông vô tai là lành.

4. Thối tai
- Thối tai tóc rối đốt nhanh
Thổi vào tai ấy lại lành chớ thua.

5. Thối tai
- Con rít, da rắn, phèn chua
Đốt rồi thổi thẳng cho vừa mà êm.

6. Tai lùng bùng
- Tổ ong vò vẽ đốt kèm
Xông vào tai ấy êm đềm làm sao.

7. Tai bị thối
- Đốt con rít ra than với ít mai phiến, tán bột thổi vô tai.
- Nhặt da rắn lột, con rít khô, đốt ra than với ít phèn phi mà thổi vô tai.

8. Tai bị chảy máu
- Nhỏ mật ong thật vô tai thì cầm máu.

9. Tai có mủ
- Đâm lá hẹ với tí muối, lấy nước mà nhỏ vô.

10. Viêm tai cấp tính
- Giã lá sống đời, vắt nước cốt nhỏ vô tai.

11. Nhức lỗ tai
- Nấu chung 2 con ong bầu và 5 cọng hành hương, khi sôi, dùng quặng giấy mà xông vô lỗ tai.
- Băng phiến 5 phân, lông ngỗng 5 phân, tán chung ra bột mà thổi vô.

12. Mọc mụn trong tai làm đau nhức
- Xà sàng tử, Hoàng liên, Khinh phấn mỗi vị 1 chỉ, tán chung, thổi vô tai.
Lưu ý: trước khi thổi thuốc vô tai, rửa sạch tai bằng giấm, nước trà đậm.

13. Điếc tai (vì thận hư)
- Toàn yết 49 con, Gừng sống 49 lát, sao khô, tán bột, uống 1 lần cho hết thuốc, uống với rượu cho thật say, sáng hôm sau nghe như có tiếng sáo thổi trong tai, nhiều người điếc lâu năm uống 2 - 3 lần hết điếc. Mỗi ngày nấu cháo với ngó sen mà ăn.
- Nhỏ vô tai 2 giọt nước tiểu rùa (mua 1 con rùa khá lớn, rửa sạch, lau khô, để rùa lên 1 tấm kiếng soi, thấy bóng của nó thì nó tự tiểu, hứng lấy, hết điếc, nuôi con rùa đó, đừng ăn thịt nó).

14. Tai kêu lùng bùng
- Lấy 1 tổ ong vò vẽ và 1 tổ kiến hùm (khó kiếm) để trên mẻ lửa, úp miếng gáo dừa có lỗ mà xông cho khói vào lỗ tai.
- Kim ngân hoa 1 chỉ, đâm nhỏ, chế chút nước, lấy nước đó mà đặt ngay lên lỗ rốn. Lưu ý: Vừa hết nghe lùng bùng thì lấy thuốc ra liền, kẻo bị cả 2 bên tai.

15. Tai ù do sức khỏe kém, cần bồi dưỡng, nghỉ ngơi
- Hà thủ ô 10g
- Lá muỗng 10g
- Cây ngà voi 10g
- Rễ tranh 10g
- Cỏ mực 10g
- Ngưu tất 10g
- Nhãn lồng 10g
- Rau má 15g
- Nhân trần 15g
Sắc uống mỗi ngày, suốt 1 - 2 tháng mới khỏi.

16. Tai bị tắc nghẽn nghe không rõ
- Thổi Xạ hương vào, sau đem hành nhét vào trong lỗ tai thì sẽ nghe rõ.

17. Đỉa chui vào lỗ tai
- Lấy 1 chậu bùn ở trong ruộng nằm gối vào bên tai, đỉa ngửi thấy hơi thì chui ra.

18. Sâu vào lỗ tai
- Hoàng đơn, sữa, mật, Hạnh nhân đều nhau, đem ngào thành cao, lấy bông bọc lại, nhét vào lỗ tai, sâu ngửi thấy thơm liền bò ra, bắt lấy.
- Bách bộ sao, nghiền ra, lấy dầu thực vật trộn đều, đắp vào lỗ tai.
- Hùng hoàng đốt lấy khói xông vào tai, tự nhiên khỏi.

19. Giòi chui vào lỗ tai
- Phèn xanh rắc vào, giòi sẽ tan ra nước.

20. Ra máu lỗ tai
- Bồ hoàng sao đen, tán bột, rắc vào sẽ khỏi.

21. Thốt nhiên tai không nghe gì
- Lưu hoàng, Hùng hoàng đều nhau, nấu sáp ong cho chảy ra, trộn đều, làm viên, nhét vào lỗ tai, 2 lần là khỏi.
- Hương phụ sao, nghiền ra, nấu nước hột cải củ làm thang mà uống. Kiêng mọi đồ sắt.

22. Tai ra mủ thối
- Hùng hoàng, Thư hoàng, Lưu hoàng đều nhau, tán bột, thổi vào tai.

23. Trong tai có mủ
- Hải phù thạch (đá bọt) 1 lạng, Mộc dược 1 đc, Xạ hương 1 phân, tán bột, thổi vào.

24. Tai ra máu
- Khô phàn 1 lạng, Duyên đan sao I1 lạng, tán bột, hàng ngày thổi vào.

25. Tai lở loét
- Quả táo bỏ hột, bọc phèn xanh nung lên, nghiền ra, trộn dầu vừng mà bôi.

26. Trong lỗ tai ướt
- Xà sàng, Hoàng liên, mỗi vị 1 lạng, Khinh phấn 1 đc, tán bột, thổi vào.

27. Trong tai thường ù luôn
- Sinh địa hoàng cắt ra, nhét vào trong tai, ngày thay đổi vài lần.

28. Tai điếc sau cơn ốm rồi khỏi
- Thạch xương bồ tươi, giã, vắt lấy nước nhỏ vào tai là lành.

29. Bỗng nhiên tai điếc
- Thạch xương bồ 1 tấc, Ba đậu 1 hạt, bỏ lõi, tán, làm thành 7 viên, mỗi lần 1 viên bọc bông nhét vào tai, ngày thay 1 lần.
- Phương trên, bỏ Ba đậu, dùng Thầu dầu.
- Xuyên tiêu, Tùng chi, Xương bồ, Ba đậu các vị đều nhau, tán sáp ong, nấu chảy, trộn thuốc làm viên nhét vào lỗ tai, ngày 1 lần.
- Giấy trứng tẩm 1 tờ cho vào 3 đc Xạ hương, cuộn thành cái môi đốt lửa cắm vào ống tre, xông khói vào tai, 3 lần là nghe được.
- Hương phụ tán, hạt củ cải sao, sắc, sáng tối đều uống 2 đc. Kiêng đồ sắt.
- Nhựa thông (dùng nồi đất nấu cho đến khi nhỏ vào nước không tan) 3 lạng, hạt Ba đậu 1 lạng, 2 vị cùng giã nhỏ, làm viên bằng ngón tay, bọc trong vải thưa nhét vào tai, ngày thay 2 lần, ít lâu sẽ thông.
- Mỡ ngỗng trắng 1 đc, đá nam châm 3 phân, Xạ hương chút ít, nghiền đều, lấy bông xe lại thành thoi dài nhét vào lỗ tai, rồi dùng 1 ít sắt mới mà ngậm, 4 - 5 lần sẽ công hiệu.
- Hạt Thầu đầu 100 hạt, Đại táo 15 quả, đều giã nát, hòa với sữa làm viên, gói trong lụa 1 viên nhét vào tai, ngày 1 lần, 20 lần là lành.
- Hạt cải tán, hòa sữa làm viên, gói trong lụa nhét vào tai, ngày thay 1 lần.
- Dầu vừng 1 ngày nhỏ vào lỗ tai 4 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 giọt, đợi cho trong tai hết tắc là lành.

30. Tai điếc, tai ù
- Cây tổ rồng thái miếng nhỏ, sao nóng, nhét vào tai.

31. Tai nóng bừng bừng
- Thiên hoa phấn vót nhọn, bỏ vào mỡ lợn mùa đông đun sôi 3 dạo, nhét vào tai.

32. Thối tai chảy mủ
- Ích mẫu giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai.
- Hồng hoa tán lấy bông gòn hoặc giấy thấm sạch mủ, thổi thuốc vào.
- Phèn phi 5 phân, Hồng hoa 3,5 phân, tán, thổi vào tai.
- Tổ bọ ngựa cây dâu 1 cái, đốt tồn tính; Xạ hương 1 phân, nghiền nhỏ, thổi vào tai.
- Hương phụ tán, gói trong bông, nhét vào tai.
- Lá hẹ giã, vắt lấy nước, mỗi ngày nhỏ vào tai 3 - 4 lần là khỏi.
- Thanh bì đốt cháy, tán, gói trong lụa nhét vào tai, ngày thay 1 lần.
- Thanh hao tán, gói trong lụa nhét vào tai, ngày thay 1 lần.
- Bồ hoàng tán, rắc vào tai là thông.
- Hạt cau khô tán, thổi vào tai.

33. Trong tai chảy máu
- Bồ hoàng sao đen nghiền bột rắc vào.

34. Ù tai
- Xạ hương 1 đc, Hùng hoàng 5 phân đều tán, bọc vào lụa trắng, nút vào trong tai, hoặc lấy thuốc tán thổi vào tai.

35. Nhọt trong tai, có nước mủ chảy ra
- Lá và hoa Kim ngân giã nhỏ, đắp vào khoảng trên rốn, khỏi đau thì bỏ ra ngay, nếu cứ đắp lâu thì 2 tai sẽ đau.

36. Nhọt trong tai
- Đậu đen 1/2 bát, nấu cho sôi, lấy lá chuối tiêu bịt miệng nồi, dùi lỗ để xông, khỏi ngay.

37. Tai đau chảy mủ dầm đề hôi thối
- Rễ cây Quan Âm nấu để xông, lấy mỡ cọp vàng nhỏ vào.

38. Thận hư tai điếc
- Toàn yết 49 con, Sinh khương 49 lát cùng sao khô, tán bột, uống 1 lần cho đến hết lúc trống canh hai, uống với rượu nóng, tùy sức uống say, ngày mai nghe trong tai như có tiếng thổi sáo là công hiệu, có bệnh đã 10 năm, uống 2 lần là khỏi.

39. Ho lâu sinh ra 2 tai đều điếc
- Lá Đại bi nấu nước sôi, lấy lá chuối bịt miệng nồi, dùi 1 lỗ thủng, lấy cái ống trúc 1 đầu đút vào lỗ tai, 1 đầu để vào lỗ thủng miệng nồi, xông lấy hơi là khỏi ngay.

40. Con đỉa vào trong tai
- Hạnh nhân giã nát như bùn, trộn dầu nhỏ vào tai thì đỉa bò ra, không ra đỉa cũng chết.

41. Viêm tai
* Rửa
- Lá trầu không 25 lá
- Bạch phàn 20g
- Nước 500 ml
* Rắc
- Bạch phàn phi 2 đc
- Xác rắn tồn tính 5 đc.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.